Sau vòng sơ khảo diễn ra nghiêm túc, công bằng, Ban giám khảo đã chọn 15 tác phẩm xuất sắc tham dự vòng chung kết, diễn ra từ nay đến hết ngày 15/1/2025.
Các đội thi sẽ được Ban tổ chức (BTC) hỗ trợ (một phần) kinh phí để thi công và trưng bày tác phẩm tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean (Ocean International Lantern Festival) suốt 58 ngày Hội Xuân (từ 18/1 đến hết 16/3/2025). Đặc biệt, những đội thi có tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại sự kiện khai mạc lễ hội diễn ra ngày 18/1/2025 tại Quảng trường K-Town Vinhomes Ocean Park 2.
Hai tác phẩm từ Trung Quốc vào chung kết là “Rồng tỏa sáng Phương Đông” của nghệ nhân Yemu Wenhua và “Đôi cánh của tương lai” của nghệ nhân Gong ShuiXiu. Nếu như Yemu Wenhua mang đến hình tượng rồng tráng lệ, mô phỏng tinh xảo kiến trúc cung điện hoàng gia đặc trưng trong văn hóa Trung Hoa thì “Đôi cánh của tương lai” là sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và tinh hoa truyền thống phương Đông, đem đến trải nghiệm thị giác ấn tượng cho người xem. Nghệ nhân Gong ShuiXiu (nghệ danh Coco) cũng là tên tuổi quen thuộc luôn có mặt trong danh sách những nghệ nhân được đặt hàng nhiều nhất ở các lễ hội đèn lồng quy mô hàng đầu thế giới.
Hàn Quốc cũng đóng góp 2 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung kết. Cụ thể, tác phẩm “Hand heart and Squid Game” của nghệ nhân Seo Deok Hwan lấy cảm hứng từ các nhân vật trong bộ phim nổi tiếng toàn cầu Squid Game. Ngược lại, nghệ nhân Lee Sang Moo - Giám đốc Nghệ thuật chịu trách nhiệm về giám tuyển và thiết kế Lễ hội Jinju Namgang Yudeung - một trong những lễ hội đèn lồng nổi tiếng nhất xứ sở kim chi, lại tái hiện “Lễ tế Sajik và Nongak” - nghi lễ mang tính biểu tượng cho văn hóa truyền thống của triều đại Joseon.
Đại diện của Thái Lan đến từ hãng kim hoàn lớn hàng đầu khu vực - Prima Art, gây chú ý với cụm đèn hình tượng voi Thái cao đến 4m, được trang trí tỉ mỉ bằng hoa văn đặc trưng trên trang sức truyền thống, mang thông điệp về sự thịnh vượng, may mắn, trí tuệ và sức mạnh.
Vòng chung kết còn có sự tham dự của Ryosuke Harashima - đại diện Nhật Bản, cũng là nghệ nhân nổi tiếng với những triển lãm cá nhân ở các bảo tàng danh giá, mang đến cuộc thi cụm đèn cao 3,5m. Đúng như tên gọi “Ý niệm của Hy vọng - Totem of Hope”, tác phẩm của Ryosuke Harashima tạo nên khác biệt nhờ thiết kế tối giản, cân bằng giữa ánh sáng - màu sắc - hoa văn tinh tế.
Trong năm đầu tiên tổ chức, Việt Nam có 9 đội thi xuất sắc góp mặt vào chung kết là Hội An Craft, Sắc màu thành Tuyên, Sắc màu cuộc sống, Quang minh Tuyên Quang, Văn Giang - Miền quê đáng sống, Lung linh lễ hội thành Tuyên, Di sản văn hóa Kinh Bắc, bà Dương Thị Nga (Tuyên Quang), ông Nguyễn Tấn Phát - Đường Lâm Sơn Tây. Các tác phẩm từ các đội thi Việt Nam đều có điểm chung là tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc, tái hiện lịch sử 4.000 năm bằng nghệ thuật ánh sáng. Những truyền thuyết tiêu biểu như Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Chử Đổng Tử đã trở thành niềm cảm hứng khơi nguồn sáng tạo cho các nghệ nhân trẻ tuổi.
Ông Nguyễn Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thành viên Ban giám khảo, đánh giá cao chất lượng các tác phẩm dự thi: “Tôi bất ngờ về mức độ đầu tư của các đội thi. Những tác phẩm có quy mô rất lớn, tái hiện cả không gian văn hóa, di sản, mô phỏng kiến trúc đặc sắc đan xen cách điệu sáng tạo, làm mới những biểu tượng quen thuộc của các nền văn minh bằng ngôn ngữ của ánh sáng và màu sắc. Con số hàng chục đội thi đến từ nhiều quốc gia khẳng định cho sự thành công của cuộc thi đèn lồng quốc tế đầu tiên được tổ chức”.
Không dừng lại ở một sự kiện văn hóa giải trí, Cuộc thi thiết kế và Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean - Ocean International Lantern Contest & Festival 2025 còn góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch văn hóa quốc tế.
Cuộc thi thiết kế và Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean - Ocean International Lantern Contest & Festival 2025 do Vinhomes và Sunny Vietnam phối hợp tổ chức diễn ra từ 31/10/2024 đến 16/3/2025. Vòng chung kết diễn ra từ nay đến hết ngày 15/1/2025. Các đội đoạt giải sẽ được trao bằng chứng nhận, giải thưởng (bao gồm tiền mặt và hiện vật). Trong đó, giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích có tổng trị giá lần lượt là 50.000 USD, 30.000 USD, 20.000 USD và 10.000 USD. Lễ vinh danh các tác phẩm đèn lồng ấn tượng nhất và những nghệ nhân tài năng nhất diễn ra ngày 18/1/2025, đồng thời khai màn cho Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean, kéo dài đến 16/3/2025. Các cụm đèn lồng lộng lẫy, hoành tráng sẽ được trưng bày trên cung đường dài khoảng 2km tại Vinhomes Ocean Park 2 (Ocean City), kiến tạo điểm đến thưởng thức nghệ thuật, trải nghiệm du Xuân không thể bỏ lỡ của hàng triệu du khách. Đặc biệt, bên cạnh các tác phẩm vào vòng Chung kết, du khách còn được chiêm ngưỡng tác phẩm đèn lồng từ các nghệ nhân đến của Fosun - đơn vị thực hiện Lễ hội đèn lồng Yuyuan nổi tiếng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tại Trung Quốc. Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean City 2025 còn là điểm đến mua sắm du Xuân, mang Tết về nhà với 200 gian hàng đặc sắc của Hội chợ Xuân Giảng Võ phiên bản đặc biệt 2025 và hàng trăm hoạt động trải nghiệm âm nhạc, nghệ thuật, ẩm thực quốc tế rộn ràng 58 ngày xuân. |
Thế Định
" alt=""/>15 tác phẩm xuất sắc vào chung kết cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tếMới đây, một cô gái 27 tuổi đã chia sẻ câu chuyện của bản thân trên mạng xã hội Reddit về chiếc nhẫn đính hôn không như mong đợi.
Cô cho biết, người yêu có mức thu nhập lên đến 200.000 USD/năm (hơn 5 tỷ đồng) nhưng lại chọn một chiếc nhẫn trị giá 38 USD (hơn 960.000 đồng) từ sàn thương mại điện tử để cầu hôn cô.
Cô nói rất vui mừng khi được anh cầu hôn sau 3 năm yêu nhau. Ban đầu, khi nhận chiếc nhẫn, cô hoàn toàn hài lòng với vẻ đẹp của nó, tờ Nypost đưa tin hôm 18/10.
"Tôi thực sự thích chiếc nhẫn khi lần đầu tiên nhìn thấy. Bạn bè và gia đình tôi đều nghĩ nó thật tuyệt. Chiếc nhẫn gắn một viên đá ở giữa", cô chia sẻ.
Tuy nhiên, khi cô đặt câu hỏi về chiếc nhẫn, anh người yêu lại trả lời ậm ừ hoặc lảng tránh. "Tôi hỏi anh mua chiếc nhẫn ở đâu nhưng anh ấy không chịu nói rõ, chỉ bảo rằng anh đã mua được với giá rất hời", cô chia sẻ.
Cô tò mò hỏi anh chiếc nhẫn đó gắn kim cương thật hay là đá nhân tạo. Người yêu cô trả lời không biết và nói cần phải tra cứu trên mạng.
Nhìn thấy anh mở ứng dụng mua hàng trên điện thoại để kiểm tra, cô cho rằng anh đã mua nhẫn từ sàn thương mại điện tử Temu. Cô hỏi, nhưng thay vì trả lời trực tiếp, anh nói rằng "liệu điều đó có quan trọng không", rồi giận dỗi bỏ đi.
Cô tự tra cứu và phát hiện trên ứng dụng này có cái nhẫn giống của cô, có giá 38 USD. Cô cảm thấy thấy vọng, không muốn đeo nó nữa.
"Tôi đã tải ứng dụng đó, phát hiện một chiếc nhẫn giống hệt của tôi có giá 38 USD. Tôi như phát điên. Anh ấy kiếm được 200.000 USD/năm nhưng chỉ cầu hôn tôi bằng chiếc nhẫn mua trên sàn thương mại điện tử?", cô viết.
Câu chuyện thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng mạng, với hơn 6.000 bình luận. Phần lớn ý kiến cho rằng vấn đề không nằm ở giá trị của chiếc nhẫn, mà ở sự thiếu quan tâm của bạn trai trong việc chọn món đồ quan trọng này.
Một số người khuyên cô nên suy nghĩ lại về mối quan hệ vì bạn trai có biểu hiện "keo kiệt" và thiếu tôn trọng trong việc thể hiện tình yêu.
Trong phần bổ sung mới nhất của bài đăng, cô gái cho biết anh người yêu đã gợi ý cô tự chọn một chiếc nhẫn mới và mua bằng tiền của mình.
Theo các chuyên gia, các cặp đôi ở Mỹ có xu hướng chi từ 5.000 đến 15.000 USD (khoảng 127 triệu - 381 triệu đồng) cho một chiếc nhẫn đính hôn, tùy thuộc vào thành phố họ sinh sống.