Cuộc tấn công được thực hiện trong hai giai đoạn để triển khai hai mã nhị phân độc hại cho phép kẻ thù không xác định chặn lưu lượng truy cập internet và thực thi mã do chúng chọn, cho phép các tin tặc kiểm soát hoàn toàn các hệ thống bị nhiễm. Để thực hiện được việc xâm nhập này, tin tặc đã lạm dụng gói thu thập và chuyển hướng gói chế độ người dùng (WinDivert) của hệ điều hành Windows.
Điều đáng chú ý đó là cả hai mẫu đều giả dạng thư viện Oracle có tên “oci.dll”, trình giải mã giai đoạn hai được triển khai trong cuộc tấn công được phát hiện có điểm tương đồng với một tệp thực thi khác được các nhà nghiên cứu của Công ty cung cấp phần mềm an ninh mạng Trend Micro công bố chi tiết vào năm 2018.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Có thể cho rằng một số hình thức thu thập và lọc dữ liệu của lưu lượng mạng đã xảy ra, nhưng đó là suy đoán đã được thông báo trước. Điều đó nói rằng, chúng tôi không có cách nào để biết chắc chắn về quy mô và phạm vi của cuộc tấn công này ngoài những gì chúng tôi đã thấy”.
Phan Văn Hòa(theo Thehackernews)
Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng, tin tặc có thể đánh cắp mật khẩu và thao túng lưu lượng truy cập web trên chip Wi-Fi bằng cách nhắm mục tiêu vào chuẩn kết nối Bluetooth của các thiết bị di động.
" alt=""/>Phát hiện 'cửa hậu' mạng nội bộ của Cơ quan liên bang MỹNăm 2008, ông Đỗ Văn Đại được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Luật Dân sự. Năm 2011, ông được giao quyền Trưởng Khoa Luật Dân sự và sau đó, năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Dân sự. Sau hai nhiệm kỳ giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Dân sự, năm 2022, GS.TS. Đỗ Văn Đại được giao phụ trách Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam đến nay. Hiện ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng nhà trường. Điều đặc biệt hiện GS Đỗ Văn Đại là người có học hàm giáo sư duy nhất ở Trường ĐH Luật TP.HCM.
TS Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết, nhà trường có 299 giảng viên, trong đó, chỉ có 1 giáo sư, 17 phó giáo sư, 73 tiến sĩ và 208 thạc sĩ.
Hiện nhà trường có chính sách chăm sóc đội ngũ, thu hút giảng viên từ bên ngoài và khuyến khích giảng viên trong trường học nâng cao trình độ. Đối với giảng viên làm nghiên cứu sinh đúng thời hạn, trường hỗ trợ 100% học phí; làm nghiên cứu sinh quá hạn 1 năm, trường hỗ trợ 80% học phí.
Ngoài ra, trường sẽ thưởng tiền khi giảng viên hoàn thành nghiên cứu và được cấp bằng tiến sĩ. Nhà trường cũng hỗ trợ khoản khi phí với mức thấp nhất là 200-250 triệu đồng đối với phó giáo sư, giáo sư...
Cũng trong sáng nay, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố PGS.TS. Trần Việt Dũng làm phó hiệu trưởng. Ông Dũng sinh năm 1977, tốt nghiệp cử nhân Luật (chuyên ngành Luật Quốc tế) Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2000; thạc sĩ Luật Trường ĐH Luật và Kinh doanh quốc tế (Transnational Law and Business University – TLBU, Hàn Quốc) năm 2003; tiến sĩ Luật của ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore, Singapore) năm 2008.
Ông được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư trong đợt xét năm 2016. Ông Trần Việt Dũng bắt đầu công tác tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 tại Khoa Luật Quốc tế. Năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế.
Năm 2014, ông được giao Quyền Trưởng Khoa Luật Quốc tế và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Quốc tế trong cùng năm. Năm 2019, PGS.TS. Trần Việt Dũng được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Quốc tế đến thời điểm hiện tại được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng.
Hôm nay, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, Sở đã nhận được báo cáo của phòng GD-ĐT TP Vinh về vụ việc giáo viên đánh trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non tư thục ABC Montessori Preschool (cơ sở 2) phường Lê Lợi.
![]() |
Cơ sở mầm non nơi xảy ra sự việc bị tạm đình chỉ hoạt động |
Tại buổi làm việc, bà Võ Thị Thúy chủ nhóm trẻ độc lập tư thục ABC cơ sở 2 xác nhận sự việc trong video clip được phát tán trên mạng xã hội xảy ra tại cơ sở của mình.
Buổi sáng ngày 20/4, sau khi bị cô giáo đánh, bé H.V vẫn được gia đình đưa đến lớp đi học trở lại.
Anh Bạch Hưng Trinh (bố bé V.) cho biết, gia đình đã gặp và trao đổi với giáo viên Nguyễn Thanh Hải (SN 1995) người đánh bé V. trong lớp học. Gia đình thông cảm trước hành vi của cô Hải, lúc nóng giận do cháu khóc... Và đồng ý tha lỗi cho cô Hải.
Riêng video clip phát tán trên mạng Facebook, gia đình không biết trước sự việc.
![]() |
Clip phản cảm cô giáo Hải đánh học sinh mầm non bị dư luận kịch liệt phản đối |
Kết thúc buổi làm việc, Phòng GD-ĐT TP Vinh đã chỉ đạo chủ nhóm chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên Nguyễn Thanh Hải.
Trong khi đó, UBND phường Lê Lợi đã đình chỉ hoạt động giáo dục nhóm trẻ độc lập ABC cơ sở 2, có thời gian để khắc phục sai phạm, chấn chỉnh mọi hoạt động của cơ sở, thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo quy chế.
Đại diện chủ nhóm trẻ độc lập ABC cơ sở 2 cũng cho biết, đã chấm dứt hợp đồng lao động cô Hải, trước cô giáo này dạy múa, vừa công tác tại cơ sở mầm non tư thục trong thời gian ngắn gần đây.
Khoảng 9h sáng 19/4, cô Hải sau khi hết giờ lên lớp, trong lúc đi ngang lớp trẻ 2 tuổi thì thấy V. khóc, chạy ra hành lang đòi theo người thân khiến giáo viên đứng lớp vất vả ngăn cản.
Do muốn giúp đồng nghiệp ổn định trật tự, cô Hải bế bé V. vào để dỗ nhưng không chịu nín. Cô Hải đã dùng chân kẹp bé V., đánh vào mông bé...
Được biết, nhóm trẻ độc lập ABC cơ sở 2 nhận giữ trẻ được hơn một tháng qua với khoảng 40 trẻ, vừa mới cấp phép hoạt động từ ngày xảy ra sự việc.
Quốc Huy - Phạm Tâm
Đoạn clip ghi lại cảnh một cô giáo Trường Mầm non ABC (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) liên tiếp đánh vào người và tát vào mặt cháu bé ngay tại lớp học.
" alt=""/>Cho giáo viên đánh trẻ mầm non nghỉ việc