"Quả nhiên bà không hiền lành như vẻ ngoài nhưng không sao, tôi thích làm việc với người thông minh. Xong việc tôi sẽ thả bà ra thôi. Nhưng trước hết để công việc của các con bà thuận lợi, tôi muốn bà hợp tác với chúng tôi một chút", Dũng "kính" nói.
Ở một diễn biến khác, Diễm (Việt Hoa) ăn mặc sexy tới gặp Hồng ở khách sạn để thông báo Tân "khẹc" (Duy Nam) muốn gặp anh. "Tôi biết là có người đến nhưng không nghĩ là cô. Tôi sợ Quân 'già' cũng có người ở đây. Cô đến đây làm gì?", Hồng nói.
"Anh xem phim hình sự nhiều quá đấy, giữa phố xá này ai dám làm gì anh. Anh Tân muốn gặp anh", Diễm nói. Hồng lạnh lùng đáp: "Gọi điện là được, việc gì phải đến tận nơi". Diễm tiến lại gần Hồng nói: "Vì em thích".
Cũng trong tập này, Phùng (Bảo Anh) vội vàng chạy tới bệnh viện vì vợ bị ngất xỉu. Anh lặng người khi nghe bác sĩ thông báo bệnh tình của vợ trở nên nghiêm trọng.
Hồng sẽ đẩy nhanh kế hoạch như thế nào khi biết Dũng đã bắt giữ mẹ mình? Diễm muốn chinh phục Hồng? Diễn biến chi tiết tập 18 phim Độc đạosẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập sáng nay, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tuyên dương 60 cựu sinh viên tiêu biểu của 3 thời kỳ: Trường ĐH Văn khoa - Trường ĐH Tổng hợp - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn có lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển. Sau Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở ĐH Văn khoa ở Hà Nội, trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11/1955 với tên gọi là Trường CĐ Dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.
![]() |
Nhiều cựu sinh viên, giảng viên dự lễ kỷ niệm Trường nhân văn tròn 60 tuổi (Ảnh:Yến Nhi) |
Đến ngày 1/3/1957, trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường ĐH Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Từ năm 1976 đến năm 1996, trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong ĐH Tổng hợp TP.HCM.
Ngày 30/3/1996, trường mang tên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống ĐHQG TP.HCM.
Qua 60 năm, trường đã đào tạo, cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức với trên 75.000 cử nhân khoa học, hơn 7.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ. Hiện tại, trường có gần 1.000 cán bộ giảng viên, trong đó 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên.
Các cựu sinh viên tiêu biểu của trường Nhân văn (Ảnh: Ngô Tùng) |
Tại lễ kỷ niệm, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nhắn nhủ nhà trường cần tiếp tục quan tâm tới chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu; không ngừng chuẩn hóa, đổi mới về quản trị đại học, kết hợp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Nhà trường cần quan tâm tới lớp cán bộ, giảng viên trẻ, có lập trường chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực làm gương cho học viên, sinh viên noi theo.
Đặc biệt, bà Thịnh đề nghị nhà trường phải quan tâm đến việc phát triển các ngành khoa học cơ bản, mang bản sắc của trường như văn học, ngôn ngữ, triết học, lịch sử…
Lê Huyền
" alt=""/>Ngày 20/11: 'Phải quan tâm hơn nữa tới giảng viên trẻ'