NSND Thu Hiền cho rằng Hồ Ngọc Hà đáng được trân trọng và khích lệ khi thể hiện ca khúc Quảng Bình quê ta ơitheo phong cách mới.
Quốc Khánh phải có đàn bà,àHồhátremixQuảngBìnhquêtaơigâytranhcãheidenheim đấu với chelsea Trung Hiếu sợ phụ nữ nằm cạnhNSND Thu Hiền cho rằng Hồ Ngọc Hà đáng được trân trọng và khích lệ khi thể hiện ca khúc Quảng Bình quê ta ơitheo phong cách mới.
Quốc Khánh phải có đàn bà,àHồhátremixQuảngBìnhquêtaơigâytranhcãheidenheim đấu với chelsea Trung Hiếu sợ phụ nữ nằm cạnhĐó là chia sẻ của đại diện Cty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai tại hội thảo chuyên đề “Nợ đọng xây dựng cơ bản – Biện pháp tháo gỡ và hướng giải quyết”được tổ chức ngày 28/6.
Cũng theo đơn vị này, Bảo tàng Hà Nội hay nhà sinh viên Mỹ Đình mà đơn vị này tham gia đều vướng vấn đề về nợ đọng xây dựng cơ bản.
![]() |
Bảo tàng Hà Nội, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã đi vào hoạt động từ năm 2010 đến nay vẫn vướng nợ đọng xây dựng cơ bản (Ảnh: Julia Ackermann) |
“Đầu tư dàn trải là nguyên nhân chính khiến tình trạng nợ đọng lớn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cả doanh nghiệp liên quan, sức khỏe của doanh nghiệp yếu đi. Nhà thầu cứ phải chạy năm này qua năm khác. Những năm thắt chặt đầu tư công, dự án đang triển khai thì rất khó để thanh, quyết toán, thủ tục không đầy đủ, rất khó cho doanh nghiệp” – vị đại diện nói.
Cũng chỉ ra nguyên nhân từ sự đầu tư dàn trải, đại diện Tổng Cty 36 còn cho rằng, trong quá trình thực hiện dự án, để cạnh tranh, các nhà thầu vì công việc, biết chưa đủ tiền, hồ sơ mời thầu có vấn đề nhưng vẫn làm. Trong cuộc chơi nói là bình đẳng nhưng không bình đẳng, hồ sơ nợ đọng 5-7 năm trước của nhiệm kỳ trước, đến nhiệm kỳ sau không trả.
Đại diện Tổng công ty 36 cũng chia sẻ, tại dự án Coma 18 dự án Westa (Hà Đông), khi tham gia thực hiện dự án vào thời điểm bất động sản nóng sốt, chủ đầu tư bảo nhà thầu yên tâm. Nhưng khi thi công xong, thị trường bất động sản nguội lạnh không bán được, bán giá thấp, chủ đầu tư khó khăn về tài chính. Nợ đọng 5- 7 tỷ ở dự án mà rõ ràng lúc làm đầy đủ tài chính, pháp lý.
Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam nêu vấn đề, nhiều doanh nghiệp phản ánh bị nợ đọng tiền xây dựng cơ bản vốn ngân sách Nhà nước đến 2.000 tỷ đồng, trong khi vốn công ty khoảng 200 – 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp vì thế phải “còng lưng” trả lãi ngân hàng”. Đáng chú ý, phần lớn nợ đọng này lại tập trung vào khối doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước. Dẫn đến tình trạng “Nhà nước nợ nhà nước”, rất khó giải quyết.
Nếu tính toán nhanh thì lực lượng nhà thầu trên toàn quốc hiện nay chiếm khoảng 20 – 25% tổng GDP toàn quốc. Tuy nhiên, nợ đọng vốn ngân sách Nhà nước đang là vấn đề nan giải, mà người chịu thiệt là các nhà thầu. Bên cạnh đó, các dự án từ nguồn vốn ODA không được thanh toán theo Hợp đồng Fidic (Luật Hiệp hội các nhà thầu quốc tế). Các nhà thầu đều cho rằng chủ đầu tư luôn cầm dao đằng chuôi còn nhà thầu luôn ở thế cầm dao đằng lưỡi.
Đại diện tập đoàn DELTA nhìn nhận các quy định cụ thể, thiết thực nhằm hạn chế nợ đọng trong xây dựng cơ bản thì chưa đủ mạnh để tạo sức ép cho chủ đầu tư phải thực hiện thanh toán cho Nhà thầu như hợp đồng đã ký kết.
Ở góc độ doanh nghiệp là chủ đầu tư, mặc dù tự mình “dẫm chân” mình nhưng ông Hiệp thẳng thắn nhìn nhận, như các điều khoản về Hợp đồng xây dựng cần có sự bình bằng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Bởi khi nhà thầu nộp hồ sơ thầu phải có bảo lãnh dự thầu, đến khi ký được Hợp đồng phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nếu làm thầu mà bỏ thầu thì mất tiền bảo lãnh dự thầu, còn nếu khi thực hiện hợp đồng mà nhà thầu gặp khó khăn xin rút nếu không được sự đồng ý của chủ đầu tư thì mất tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trong khi đó ngược lại về phía nhà thầu hoàn toàn không có sự bảo lãnh thanh toán 30% Hợp đồng khi triển khai thực hiện được 60 – 70 % khối lượng công việc.
Đồng với quan điểm trên, ông Dương Văn Cận – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam thẳng thắn nói, Luật xây dựng cần được sửa đổi, thực tế Luật đấu thầu “bắt chẹt” các nhà thầu. “Mặc dù, từ 2013 đến nay Chính phủ đã có nhiều Chỉ thị, đặc biệt là Chỉ thị số 23/CT-TTg Luật đầu tư công Chính phủ ngày 5/8/2014 quy định rất chặt chẽ là chấm dứt nợ đọng xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước từ 31/12/2014 và không giải quyết nợ đọng từ 1/1/2015 nữa nhưng nợ đọng vẫn hiện hữu. Rõ ràng Chỉ thị vẫn chưa đi vào cuộc sống, nhà thầu sống lay lắt chưa phá sản do chiếm dụng vốn của nhau” - Ông Cận cho hay.
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính đến hết kế hoạch năm 2016, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương là 9.557,6 tỷ đồng. Đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến của các đơn vị và sẽ có kiến nghị gửi tới Chính phủ, các cơ quan quản lý để tháo gỡ và tìm hướng giải quyết cho vấn đề này.
Hồng Khanh
![]() Hà Nội: Nhiều ‘đại gia’ bất động sản nợ thuế hàng chục tỷ đồngCông ty cổ Phần Đầu tư Xây dựng Bất động sản Lanmak đứng đầu danh sách nợ thuế vừa được Cục Thuế Hà Nội công bố đợt 9/2016. " alt=""/>Bảo tàng Hà Nội hoạt động gần 10 năm vẫn nợ đọng xây dựng![]() Theo cô Từ Thị Hồng Vân, giáo viên chủ nhiệm của Tùng Anh, sáng ngày mai 7/5, Ban giám hiệu Trường THPT Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) sẽ biểu dương, khen thưởng và phát động phong trào học tấm gương Tùng Anh khi nhặt được lắc tay bằng vàng đã tìm người trả lại.
Dịp nghỉ lễ 30/4, Tùng Anh phụ giúp quán ăn cho mẹ. Khi đang dọn vệ sinh, em nhặt được một chiếc lắc vàng. Tùng Anh đã đăng lên trang Facebook cá nhân để tìm người đánh mất. Nhờ thông tin trên mạng xã hội, chị Nguyễn Thị Tâm (thành phố Hà Tĩnh) - người bị đánh mất chiếc lắc bằng vàng, nhanh chóng liên hệ để xác nhận và được gia đình em trao trả lại. Chị Tâm cho hay, chiếc lắc tay được em Tùng Anh trả lại là bằng vàng có trọng lượng 5 chỉ. Đây còn là món quà tinh thần của chị. Chị Tâm đã viết thư cảm ơn em, gia đình, thầy cô gửi tới ngôi trường em đang theo học.
Tùng Anh cho rằng đó việc làm bình thường và tự nhủ phải cố gắng làm nhiều tốt để hoàn thiện bản thân mình. “Đây là lần đầu tiên em nhặt được đồ vật có trị giá lớn, em không nghĩ sẽ cất làm của riêng, vì từ nhỏ được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ cần phải trung thực, đạo đức đặt lên hàng đầu”, Tùng Anh nói. Tùng Anh chia sẻ mình có niềm đam mê và học tốt môn Hóa học. Ước muốn của em là trở thành một chiến sỹ công an trong tương lai.
Được mọi người nhận xét là chăm ngoan, học giỏi song Tùng Anh cũng tâm sự, có đôi lúc mình cũng cãi lời bố mẹ và thầy cô khi quan điểm, ý kiến của mình bị áp đặt, và không phải ý kiến của người lớn lúc nào cũng đúng. Tùng Anh chia sẻ, ngoài việc phải có tính kỉ luật để rèn giũa bản thân, em còn lấy phương châm “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh” để cố gắng hoàn thiện bản thân mình. Đậu Tình ![]() Học sinh nghèo trả lại gần 25 triệu cho người đánh mấtTrên đường đi học về, cậu học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhặt được hàng chục triệu đồng tìm người trả lại " alt=""/>Nam sinh trả lại 5 chỉ vàng cho khách đánh rơi![]() Ông Alfred Postell - người tốt nghiệp Trường Luật Harvard hiện đang sống trên những con phố sầm uất ở Washington | |
Đó là một buổi chiều thứ Bảy đầu tháng Tư tại Tòa án tối cao D.C, Alfred Postell – một bệnh nhân chẩn đoán tâm thần phân liệt đứng trước mặt Thẩm phán Thomas Motley.
Ông Postell có mái tóc hoa râm, dài trung bình. Bụng ông “tràn” qua cả cạp quần. Bộ râu quai nón bạc phơ, rối xù.
“Ông có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì ông nói, ngoại trừ với luật sư của mình, có thể được dùng để chống lại ông”.
“Tôi là một luật sư” – ông Postell đáp.
Ông Motley không để ý tới câu nói có vẻ kỳ lạ đó.
“Tôi phải quay trở lại” – Postell quả quyết, rồi đưa ra một lời giải thích phức tạp: “Tôi đã nhận chứng chỉ hành nghề ở ĐH Catholic, được nhận vào Constitution Hall. Tôi đã đọc lời thề luật sư tại Constitution Hall năm 1979, tốt nghiệp Trường Luật Harvard năm 1979”.
Lời giải thích thu hút sự chú ý của Thẩm phán Motley. Ông cũng tốt nghiệp Luật Harvard năm 1979.
“Ông Postell, tôi cũng vậy” – thẩm phán Motley nói. “Tôi nhớ ông rồi”.
Người đàn ông vô gia cư này – kẻ giữ đồ đạc của mình trong những chiếc túi nhựa màu trắng, ám ảnh các giao lộ 17 và 18 Northwest, đôi khi ngủ trong nhà thờ - đã học luật cùng Chánh án Tòa án tối cao Mỹ John G. Roberts Jr. và nguyên thượng nghĩ sĩ bang Wisconsin Russ Feingold. Tất cả đều tốt nghiệp Harvard năm 1979.
Ông Motley – người từ chối phỏng vấn cho bài viết này – dừng lại một lúc trước khi kết luận: “Nhưng tôi không có lựa chọn nào khác”.
Ông yêu cầu bạn học cũ của mình trở lại nhà tù D.C cho tới khi các cáo buộc chống lại ông được giải quyết.
Một người có học
Ở một thành phố có hàng nghìn người vô gia cư, Postell có lẽ là người vô gia cư có trình độ cao nhất. Bằng cấp, giải thưởng, các chứng chỉ bị vứt lộn xộn trong tủ quần áo ở căn hộ của mẹ ông – những thứ còn lại của một cuộc đời khác đã mất. Ông có 3 tấm bằng: một bằng kế toán, một bằng kinh tế và một bằng luật.
![]() |
Postell nhận bằng tốt nghiệp tại Trường Luật Harvard (ảnh gia đình cung cấp) |
Vào một buổi tối mùa hè, ông ngồi trong một cửa hàng McDonald’s trên đường số 17 Northwest, chiếc khăn trắng quấn quanh đầu giống như khăn xếp.
Nghe ông kể câu chuyện về cuộc đời mình có cảm giác giống như hành động ném bom vào một giấc mơ. Lúc đầu mọi thứ nghe có vẻ bình thường. Nhưng rồi nhanh chóng tan tành.
Postell sinh năm 1948, là con trai duy nhất trong gia đình có mẹ là thợ may, bố là người chuyên xây dựng và sửa mái hiên. Ông là một cậu bé bình thường – mẹ ông, bà Ruth Priest nói, nhưng cậu bé này luôn rất tập trung và năng động.
Ông tham vọng lớn hơn những điều mà gia đình mong muốn. Vì thế sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông vừa làm vừa học ĐH Strayer, đat được nhiều thành tích học tập cao. Ông vượt qua kỳ thi CPA, rồi làm quản lý kiểm toán tại một công ty kế toán – nơi mà ông nhận mức lương hơn 50.000 USD/ năm – một số tiền lớn lúc đó. Tuy nhiên, Postell vẫn chưa hài lòng với những thứ đó. Ông tiếp tục học ĐH Maryland để lấy bằng kinh tế. Sau đó, thậm chí là trước khi tốt nghiệp, ông nộp hồ sơ sang Luật Harvard và được nhận.
“Cứ vài năm, tôi lại biết cậu đã đạt được một thành tích mới” – E. Burns McLindon, một kế toán viên nổi tiếng, người đã viết thư giới thiệu Postell trong hồ sơ vào Strayer College, viết. Trường này cũng từng trao cho Postell Giải thưởng Thành tích nổi bật của cựu sinh viên. “Em là một tấm gương cho những người trẻ ngày hôm nay”.
Sinh viên xuất sắc
Xem niên giám Trường Luật Harvard năm 1979 giống như bạn đang xem một thước phim mang tên “Trước khi họ nổi tiếng”. Có một John Roberts đầu tóc bù xù. Có một Ray Anderson cười toe toét – người mà bây giờ đã trở thành phó giám đốc điều hành các hoạt động bóng đá của Hiệp hội Bóng đá quốc gia. Có một Thomas Motley 24 tuổi, năng động trong Hội Sinh viên luật da đen, mặc comple, thắt cà vạt. Và cũng có một Alfred Postell.
Một người đàn ông 31 tuổi, già hơn hầu hết những sinh viên khác, bộ ria mép được cắt tỉa gọn gàng. Ông mang dáng dấp của một người đàn ông đã có sự thành công nhất định trong cuộc sống. Và đang kỳ vọng sẽ đạt được nhiều hơn thế.
Marvin Bagwell – bạn cùng lớp, nhỏ hơn Postell vài tuổi – nhớ về Postell khi ông tới lớp với một chiếc áo khoác và cà vạt nơ trong khi những sinh viên khác dáng vẻ loạng choạng, mắt ríu lại vì buồn ngủ.
“Anh ấy là một người trầm tĩnh” – ông Bagwell, hiện là phó chủ tịch một công ty bảo hiểm lớn, nhớ lại. “Anh ấy nổi bật và có khả năng đưa ra những câu hỏi đi thẳng vào trọng tâm vấn đề”.
“Cậu ấy học hành cực kỳ chăm chỉ và rất có kỷ luật” – bạn cùng lớp Piper Kent-Marshall, hiện là cố vấn cao cấp của Wells Fargo, nhận xét.
Và ông cũng là người ăn mặc rất chỉn chu. “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ai đó bảo rằng cậu ấy còn cắt tỉa móng tay cẩn thận” – một người bạn khác nhận xét về Postell.
Đó cũng chính là lý do tại sao những người bạn cùng lớp này vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng hiện Postell đang là ai. Một người đàn ông sáng lạn và lịch lãm giờ đây trở thành một kẻ vô hình vất vưởng bên rìa của thủ đô nước Mỹ.
“Đó là một câu chuyện buồn và bi thảm” – Kent-Marshall nói, “bởi vì ở trường luật, cậu ấy là một trong những sinh viên xuất sắc nhất, một người đàn ông thông minh và quyến rũ”.
Một cuộc sống sung túc
Postell được nhận vào một công ty luật uy tín lúc đó là Shaw Pittman Potts & Trowbridge. Ông là luật sư người da đen duy nhất trong công ty. Do có bằng kế toán, Postell được phân vào nhóm thuế và nhanh chóng thân với luật sư trẻ Frederick Klein.
![]() |
“Anh ấy rất tao nhã” – Klein nói. Anh ấy có văn hóa, chu đáo và ăn nói mềm mỏng. Postell mềm mỏng đến mức một số người từng làm cho công ty không thể nhớ bất cứ điều gì về ông. Klein và 2 cộng sự khác – những người vẫn nhớ Postell thì không thể hoặc không muốn nói về lý do tại sao công ty cho ông nghỉ vài năm sau khi nhận ông.
“Tôi không cảm thấy thoải mái khi nói với anh về chuyện đó” – Martin Krall, một cộng sự từng làm việc ở Shaw Pittman viết trong email. “Chuyện xảy ra quá lâu rồi. Tôi cũng đã không làm việc ở công ty hơn 20 năm nay”.
Một số người còn nhớ chuyện đã xảy ra với Postell thì tiết lộ rằng chính bệnh tật của ông đã khiến ông bị sa thải. Một số người, đặc biệt là những người có học như Postell, có thể giấu diếm những triệu chứng của mình khoảng vài tháng. Khi nạn nhân bắt đầu không còn tỉnh táo, xa rời cộng đồng và công việc, các nhà tâm lý học gọi đó là “sự suy sụp đầu tiên”.
“Tiếc là loại suy giảm nhanh chóng này không phải là hiếm” – Richard Bebout, giám đốc một trung tâm bênh tâm thần, người đã từng làm việc với Postell cho hay. “Tôi biết có những người từng học trường y, tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc cũng không thoát khỏi căn bệnh này. Giống như John Nash trong bộ phim “Một tâm hồn đẹp”.
“Anh ấy có mọi thứ tốt đẹp, một chiếc thuyền đẹp mà anh ấy dùng để đi khắp nơi” – một người họ hàng của Postell kể. “Anh ấy đang sống một cuộc sống sung túc. Rồi đột nhiên, mọi thứ biến mất. Không ai biết chính xác tại sao chuyện này xảy ra… Anh ấy mất mọi thứ vật chất. Thật điên rồ, hoàn toàn điên rồ”.
Thậm chí, mẹ ông, hiện đã 85 tuổi cũng không thể giải thích được chuyện gì đã xảy ra. Một ngày, bỗng nhiên bóng tối đổ sập xuống con trai bà – bà Priest nói. Postell liên tục nói về việc ông bị bắt. Ông nghĩ rằng cảnh sát đang theo dõi mình, sau đó ông chia tay người phụ nữ mình yêu…
“Tôi đã sợ” – bà Priest kể. “… Thằng bé chạy lên lầu, tôi hỏi “có chuyện gì vậy? có chuyện gì vậy?” Rồi tôi tát thằng bé để khiến nó tỉnh lại. Rồi thằng bé bắt đầu khóc… Và từ lúc đó, mọi chuyện càng lúc càng tồi tệ hơn”.
“Vô dụng"
Khi bà Priest nghĩ rằng bà không còn khả năng chăm sóc cho con trai nữa, bà đã tìm đến một mục sư địa phương – bà Marie Carter – người đã đưa Postell về nhà thờ vào giữa những năm 1980.
Postell chỉ suốt ngày xem tivi, rồi thơ thẩn một mình trong công viên gần đó, nhìn mọi người đi lại.
30 năm cứ thế trôi đi. Thứ duy nhất mà Postell gây ấn tượng là một loạt cáo buộc tội phạm: ăn trộm, gây gổ. Còn lại, ông hoàn toàn như một bóng ma.
“Bạn vào một công ty danh tiếng, và khi bạn mất vị trí ở đó, nó giống như là tự tử” – Postell nói. “Như các kế toán vẫn nói là đã quá hạn. Bạn hiểu thế nghĩa là gì chứ? Sự quá hạn. Tôi đã vô dụng”.
Rhett Rayos – quản lý tòa nhà mà Postell đang ăn nằm phía bên ngoài – nói rằng ông hi vọng Rostell sẽ nhận được trợ giúp và những dịch vụ cần thiết.
Có một hi vọng cho Postell khi nhóm y tế tâm thần ở Green Door bắt đầu làm việc với ông. Tổ chức giúp đỡ những người vô gia cư Pathways to Housing cũng vậy. Bà Priest – mẹ ông cũng cố gắng trợ cấp một số tiền để ông thoát cảnh vạ vật trên các con phố.
Nhưng dường như không ai quan tâm tới Postell vào một buổi sáng gần đây bên ngoài Tòa nhà Brawning. Ông ngồi đó một mình, mấy tờ báo nằm rải rác dưới chân. Ông cầm một tờ lên.
“Tờ báo này sử dụng từ ‘ăn lông ở lỗ. Ăn lông ở lỗ nghĩa là sống trong hang” – Postell nói.
Sau đó, Postell chìm vào những ký ức. “Tôi từng sống trong một căn hộ cao cấp ở Tòa nhà Tổng thống (Presidential Towers). Tôi có thể được coi là một người sống trong hang. Căn hộ của tôi có ban công. Một ban công trên tầng mái. Một căn hộ trên tầng cao nhất của Tòa nhà Tổng thống. Tôi có thể được coi là một người sống trong hang”.