- HLV Mourinho đã phản ứng đầy giận dữ,đábaychainướcbịđuổilênkhánđàxem lịch thi đấu bóng đá sút tung chai nước bên ngoài đường biên sau khi trọng tài chính thổi phạt thẻ vàng Paul Pogba vì lỗi ngã vờ.
- HLV Mourinho đã phản ứng đầy giận dữ,đábaychainướcbịđuổilênkhánđàxem lịch thi đấu bóng đá sút tung chai nước bên ngoài đường biên sau khi trọng tài chính thổi phạt thẻ vàng Paul Pogba vì lỗi ngã vờ.
Trong danh sách này, chỉ có duy nhất em Mai Chiến Thắng (học sinh Trường THCS Tích Lương, dự thi tại điểm trường THPT Gang Thép) có bài thi môn Toán thay đổi từ 0,5 lên 9,75 sau phúc khảo. Như vậy, thí sinh này được tăng đến 9,25 điểm.
Trước đó, theo điểm thi được công bố ngày 2/8, Thắng chỉ được 0,5 điểm môn Toán, 5 điểm Ngữ văn và 3,5 điểm môn Tiếng Anh (tổng 14,5 điểm, trong đó Toán và Ngữ văn nhân hệ số 2).
Kết quả này khiến em bị trượt vào Trường THPT Gang Thép bởi trường này lấy điểm chuẩn là 26,7 điểm.
Theo Sở GD-ĐT Thái Nguyên, lý do dẫn đến việc này là do cán bộ chấm bài thi được 9,5, nhưng viết ẩu khiến phần đuôi số 9 ngược lên như số 0.
Hai bộ phận nhập điểm độc lập chỉ nhìn điểm bằng số mà không đọc sang phần điểm viết bằng chữ nên nhập thành 0,5.
![]() |
Điểm bài thi vào lớp 10 của thí sinh Mai Chiến Thắng trước vào sau khi phúc khảo. |
Sau phúc khảo, Thắng đạt tổng điểm 33, thừa điểm để có thể trúng tuyển vào Trường THPT Gang Thép.
Thầy Trần Đức Dũng - thầy giáo của em Mai Chiến Thắng cho hay, khi biết điểm thi, Thắng nhắn tin cho rằng bài thi bị chấm sai.
Biết lực học của Thắng rất tốt, thầy Dũng đã khuyên em làm đơn phúc khảo.
“Kết quả phúc khảo chính xác với số điểm mà em Thắng đã tính khi so sánh với đáp án ngay sau kì thi”, thầy Dũng cho hay.
Được biết, ở cấp THCS, nam sinh này là học sinh giỏi môn Toán.
Hải Nguyên
Ở Thanh Hóa hay Cần Thơ, có những trường THPT công lập mà thí sinh thi vào lớp 10 năm nay chỉ cần đạt trung bình từ 0,58 - 1 điểm mỗi môn cũng trúng tuyển.
" alt=""/>Một bài thi ở Thái Nguyên tăng từ 0,5 lên 9,75 điểm sau phúc khảoVietNamNet xin giới thiệu bài viết của cô.
![]() |
Học sinh Hà Nội (Ảnh: Thanh Hùng) |
Tôi không muốn nói nhiều đến kết quả mà chỉ thuật lại ngắn gọn những gì mình đã làm.
1. Tôi chuẩn bị 4 phong bì:Cảm ơn, Xin lỗi, Hứa hẹn, Mong ước. Tôi cho học sinh (HS) viết những lời nhắn nhủ đến phụ huynh (PH), rồi bỏ vào mỗi phong bì đó, không cần ghi tên, cô sẽ lựa chọn và đọc cho PH nghe trong buổi họp. HS đã rất hồn nhiên và có những điều các em viết vừa trẻ con, vừa sâu sắc đến không ngờ.
2. Tôi phát cho HS những tờ bìa xanh đỏ tím vàng mang tên:Bảng ghi nhận những điều tốt, cho HS ghi tên mình và trang trí lên đó. Sau đó, tờ bìa đó sẽ được chuyển đến tay từng bạn trong lớp. Các bạn HS còn lại có nhiệm vụ ghi vào đó thật ngắn gọn những mặt tốtmà em nhìn thấy ở bạn (nguyên tắc: không nhận xét về ngoại hình, bạn viết sau ko trùng lặp với bạn đã viết trước). Mỗi HS sẽ được tất cả các bạn HS khác trong lớp khenmình. Tôi cho HS đọc rồi thu lại, buổi họp PH phát lại cho các bố mẹ. Để làm được cái này cũng mất khoảng 2-3 buổi sinh hoạt lớp mới xong.
3. Tương tự như cái số 2, nhưng nội dung là ghi lên đó những lời khuyên bạn nên và không nênlàm(thực chất là chỉ ra những nhược điểm của bạn nhưng góp ý một cách nhẹ nhàng). Tôi cũng lại phát cho PH đọc để hiểu về con mình. Có PH chia sẻ đọc cái này mới biết là con mình có biết nói bậy chứ ở nhà cháu ngoan lắm (vì tờ đó có bạn ghi là "cậu không nên nói bậy nữa").
4. Nhân tiện chương trình Văn có bài học viết báo cáo, tôi cho HS thực hành luôn bằng cách viết một báo cáogửi cô giáo và bố mẹ để trình bày những điều em đã làm được và chưa làm được trong năm học, đồng thời đề ra phương hướng phấn đấu. Tiếp tục thu lại và gửi PH.
5. Tôi làm 1 mẫu Kế hoạch hoạt động trong hè, cho HS tự điền vào đó những nội dung dự định và mong muốn sẽ thực hiện trong hè về nhiều mặt (học tập, đọc sách, chơi thể thao, giúp đỡ bố mẹ, về quê...), viết ra những khó khăn khi thực hiện từng nội dung trong kế hoạch, những mong muốn cha mẹ hỗ trợ để thực hiện kế hoạch đó. Lại làm và gửi PH để đọc và phối hợp.
6. Tôi cho đề văn(in sẵn trên giấy A4 bìa cứng và HS viết luôn vào đó) đại loại: "Có những lời yêu thương chưa kịp sẻ chia, có những nỗi buồn chưa kịp giãi bày, những tâm sự sâu kín chưa dám nói... với mẹ cha. Con hãy viết 1 bài văn để chia sẻ....". HS lại viết. Ngay trong buổi họp, có nhiều PH vừa đọc vừa khóc trước những tâm sự của con.
7. Trong buổi họp, tôi cho PH xem các video hoạt động của Nhà trường(video thầy Nguyễn Thành Nhân dạy và HS khóc nức nở), các hình ảnh và video về các hoạt động của lớp. Đặc biệt lớp tôi năm ngoái có mấy buổi dã ngoại, PH tham gia và cũng chơi các trò chơi kéo co, nhảy bao bố... với HS, cũng reo hò, ngã lăn quay, tôi chiếu lại để PH thấy được những hoạt động đó vui vẻ như thế nào, họ rất thích thú.
8. Tôi dành một ít thời gian trong buổi họp PH cuối năm học để PH ghi lại cảm tưởng, ý kiến, băn khoăn, thắc mắc...Mỗi PH đều được phát 1 tờ giấy A4 trên đó có các câu hỏi, gợi ý cụ thể để PH dễ bày tỏ. Nhờ đó giáo viên có thể hiểu hơn và kịp thời giải đáp những băn khoăn, hiểu lầm của PH.
9. Để chuẩn bị cho buổi họp sắp tới, giờ sinh hoạt tuần trước tôi cũng đã cho HS ghi lại: những điều khiến con thích thú khi đến trường, những khó khăn gặp phải từ đầu năm học (ở nhà, ở trường), những mong muốn, nguyện vọng với bố mẹ, thầy cô... để qua đó tôi tổng hợp và trao đổi lại với HS, với PH.
10. Tôi cũng gửi mỗi HS mang về 1 tờ giấy lấy ý kiến PH về một số vấn đề liên quan đến học hành, trường lớp, giáo dục con tuổi dậy thì... và đã thu lại, đang tập hợp để có nội dung bàn bạc trao đổi trong buổi họp sắp tới.
11. Điều tôi không làmtrong tất cả các buổi họp PH:phê bình đích danh HS trong buổi họp. Nếu cần thì gặp riêng PH để trao đổi.
12. Gợi ý cho các thầy cô chủ nhiệm 6-7 trong buổi họp PH sắp tới(8-9 có lẽ không cần): Các phòng học đã có sẵn máy chiếu, các thầy cô có thể chiếu hình ảnh giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà ăn, phòng ngủ, vườn cây, bể bơi... của trường. Nếu công phu hơn nữa thì quay các video mà chính thầy cô hoặc HS là các hướng dẫn viên giới thiệu về trường. Chắc chắn nhiều PH sẽ thích thú vì được "tham quan" trường như thế.
Trên đây là một số chia sẻ của tôi. Tôi cũng mong các thầy cô góp ý, đồng thời chia sẻ thêm các kinh nghiệm của mình.
Cô giáo Trường THCS Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
" alt=""/>Những buổi họp phụ huynh khác lạ của cô giáo Hà NộiNữ sinh Hàn Quốc - Ảnh minh họa từ Zimbio
Đầu năm 2013, nhiều tờ báo đưa tin một số trường quốc tế ở Hàn Quốc cấm học sinhquan hệ nam nữ. Thậm chí, có trường hợp học sinh bị buộc làm việc công ích như mộthình thức trừng phạt vì vi phạm lệnh cấm nói trên. Nhiều ý kiến đã phê phán cáctrường vi phạm quyền được giáo dục của học sinh.
Một số trường học bị chỉ trích vì buộc thôi học nữ sinh sinh con. Các trường nàyviện cớ nữ sinh mang thai và có con gây ảnh hưởng xấu đến quyền được giáo dục của họcsinh khác và phụ huynh không muốn cho con em mình học cùng “những đứa trẻ tai tiếng”.
Theo khảo sát của Bộ Gia đình và bình đẳng giới Hàn Quốc thực hiện vào năm 2011,trong số học sinh bỏ học có 35% là nữ sinh do chuyện mang thai bị bạn bè tiết lộ và16% nói rằng bị áp lực nhà trường buộc thôi học.
Tuy nhiên, một giáo viên dạy môn tiếng Anh tại một trường trung học ở phía ĐôngSeoul nhận xét: “Tôi lo ngại rằng hướng dẫn của bộ khiến học sinh dễ dãi hơn”.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục cũng chỉ thị các trường học tích cực giúp đỡ nữ sinhmang thai hoặc là mẹ đơn thân để các em có thể đến trường. Quan chức bộ này nói: “Nếunhững học sinh là mẹ đơn thân khó theo học tại trường, thầy cô nên hướng dẫn các emđến trường học dành riêng cho đối tượng này".
Tại Hàn Quốc, hiện có 18 trường học dành cho học sinh là mẹ đơn thân bằng cách kèmtheo dịch vụ chăm sóc trẻ em.
(Theo Người lao động)
" alt=""/>18 trường học dành cho nữ sinh ‘trót dại’