UBND TP.HCM vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của 7 khu dân cư trên địa bàn quận Bình Tân. Theo đó, các khu dân cư này đều được quy hoạch theo hướng cải tạo chỉnh trang và xen cài xây dựng mới, khu công trình dịch vụ công cộng và khu công viên cây xanh tại khu dân cư hiện hữu.
![]() |
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa |
Cụ thể, 7 khu dân cư này bao gồm: khu dân cư phía Nam Đại lộ Võ Văn Kiệt, phường An Lạc có tổng diện tích khoảng 172ha. Khu dân cư Ngã ba An Lạc, thuộc một phần phường An Lạc, phường An Lạc A, phường Bình Trị Đông B và phường Tân Tạo A có tổng diện tích khoảng 293ha.
Khu dân cư phía Bắc Đại lộ Võ Văn Kiệt, phường An Lạc có tổng diện tích khoảng 273ha. Khu dân cư phía Bắc đường Tân Kỳ - Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa có tổng diện tích khoảng 380ha.
Khu dân cư phía Đông đường Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông có tổng diện tích khoảng 296ha. Đặc biệt là khu dân cư phía Tây Quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân có tổng diện tích khoảng 438ha.
Như vậy, với quy hoạch này, nghĩa trang Bình Hưng Hòa hiện tại sẽ trở thành một trong bảy khu dân cư tại quận Bình Tân được duyệt quy hoạch trở thành khu phức hợp, tòa nhà cao ốc và công viên cây xanh.
Được biết, nghĩa trang Bình Hưng Hòa nằm trên hai trục đường chính Tân Kỳ Tân Quý và Bình Long, thuộc quận Bình Tân. Đây được xem là nghĩa trang lớn nhất TP.HCM với tổng diện tích gần 45ha.
Những năm qua, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, dân cư mọc xung quanh khiến nghĩa trang nằm giữa khu dân cư. Do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường nên năm 2008, UBND TP.HCM ra quyết định giải tỏa nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, dự án gặp khó khăn khi có hàng ngàn ngôi mộ chưa có thân nhân đến nhận. Theo dự kiến, cuối năm 2017 sẽ có hơn 16.479 ngôi mộ được di dời với diện tích 12ha đất. Khu đất này sẽ được mang đấu giá làm trung tâm thương mại nhằm tái tạo nguồn vốn để tiếp tục di dời các phần mộ còn lại. Bên cạnh đó, mảnh đất này sẽ được đầu tư xây dựng công viên và các công trình công cộng...
Diệu Thủy
![]() TP.HCM thông qua kế hoạch đầu tư công hơn 171.000 tỷ đồngTP.HCM đã thông qua nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của TP là 171.895,758 tỷ đồng, dành cho các công trình hạ tầng cấp bách. " alt=""/>Nghĩa trang Bình Hưng Hòa sẽ thành khu đô thị![]()
A, B, C là phù hợp xu thế thế giới Đây là ý kiến của ông Phạm Quang Tiệp, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2. Theo ông Tiệp, những điểm mới như đánh giá theo các mức A, B, C mức độ đạt được của kết quả học tập, của năng lực “là phù hợp với xu thế của thế giới cũng như phù hợp với mong mỏi của xã hội Việt Nam, cũng như phụ huynh”. “Trước kia chỉ có Đạt và Chưa đạt, thì nay với điều chỉnh này có thể nhận thấy học sinh đạt được ở mức nào, cập chuẩn hay vượt chuẩn” – ông Tiệp nhận xét. Trong bản sửa đổi có nói về các bài kiểm tra định kỳ. Ông Tiệp cho rằng mục đích sử dụng bài kiểm tra này cũng khác, trước đây để giáo viên kiểm tra lại, còn hiện tại được sử dụng để đánh giá, khen thưởng học sinh. “Tuy nhiên, tôi cũng còn một số băn khoăn. Tại Điều 8 có nói tới đánh giá định kỳ, đánh giá này được thực hiện bằng kiểm tra đối với một số mộn học như Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Ngoại ngữ, Tin học, tiếng Dân tộc. Theo tôi nên bổ sung thêm 1 môn là Tự nhiên Xã hội ở lớp 1, 2, 3. Môn này thực chất là giáo dục khoa học - khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây là sự khởi đầu của môn Lịch sử, Khoa học và Địa lý, do đó rất cần thiết đánh giá môn này”. Bà Hoàng Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 nhìn nhận ở bản điều chỉnh này việc tổng hợp đánh giá thường xuyên đã chia thành các mức A, B, C là điểm nổi bật nhất. Nhưng để làm tốt được điều này, theo bà Hạnh, Bộ GD-ĐT phải tập huấn rất kĩ, “Thậm chí trao đổi cả với phụ huynh để họ hiểu và đồng nhất quan điểm rằng con của họ ở mức A thì sẽ như thế nào…”. Bà Hạnh đề nghị cần có thêm nội dung đánh giá cho đối tượng học sinh khuyết tật, không thể đánh giá chung như học sinh bình thường. Bớt sổ sách giáo viên sẽ đồng thuận Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên cho rằng bản điều chỉnh này là hoàn toàn hợp lí, vì sẽ giải quyết được vấn đề mà xã hội đang quan tâm, đồng thời vẫn dựa trên tính nhân văn và sự tiến bộ của người học, vẫn giữ được tinh thần của Thông tư 30 trước đây.
“Những điểm mới như việc đánh giá có thêm được ba mức độ A,B,C, có thể xem đây là các bước trung gian giữa việc đánh giá hoàn toàn bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét. Nếu chúng ta đánh giá hoàn toàn bằng nhận xét không cho điểm, không phân hạng thì có thể sẽ gặp trở ngại từ tâm lý phụ huynh. Việc có ba mức như trên là hợp lý vì sẽ giúp phụ huynh biết được con mình đang ở vị trí nào, điều đó thực sự quan trọng”. Bà Hương đề nghị bổ sung thêm ở khía cạnh đánh giá giữa kỳ. Lý do, như bà chia sẻ, bởi “thời đại này là tiếp cận đa trí tuệ - học sinh có nhiều trí thông minh khác nhau. Đã là giáo viên thì đều quan tâm tới phát triển tất cả trí tuệ mà học sinh có. Ở tiều học, môn Toán và Tiếng Việt cũng có dung lượng lớn, chiếm trọng số lớn hơn so với các môn khác, là hai môn cốt lõi, nên bổ sung đánh giá giữa kỳ là phù hợp. Việc có đánh giá giữa kỳ này giúp giáo viên tự chủ trong việc tổ chức cũng như ra đề chấm thi”. Theo bà Hương, lần điều chỉnh này cho thấy hồ sơ sổ sách ít đi, giáo viên sẽ giảm áp lực, đồng thời tạo được gợi ý mở là giáo viên dùng sổ cá nhân theo cách tư duy của mình, vậy giáo viên sẽ có sáng tạo. “Nhìn vào đó giáo viên vẫn đủ dữ liệu cần thiết để phản hồi với phụ huynh có thể. Bản sửa đổi này không gò bó giáo viên như trước đây, nên việc giảm bớt yếu tố sổ sách sẽ tạo sự đồng thuận trong giáo viên”. Quy rõ trách nhiệm cho cán bộ quản lý Là thành viên Ban soạn thảo, ông Nguyễn Đức Minh cho biết những việc điều chỉnh để Thông tư 30 để đi vào cuộc sống tốt hơn là giải quyết được những vướng mắc trong giai đoạn triển khai vừa rồi. “Những vướng mắc này tập trung rất nhiều lên giáo viên, sau đó là việc thông tin thường xuyên và làm thế nào hiệu quả nhất đến phụ huynh”. Một việc nữa quan trọng không kém, theo ông Minh, là điều chỉnh trong Thông tư để quy rõ trách nhiệm cũng như dễ dàng hơn cho các cán bộ quản lí giáo dục trong quá trình thực hiện. “Điểm mới chính của lần điều chỉnh này là tránh được những nội dung chưa được rõ ràng, hướng dẫn chưa được cụ thể để giáo viên và cán bộ quản lí có thể thực hiện được ngay". Ông Minh cho rằng cái khó của giáo viên từ trước là khi đưa ra chưa có lượng hóa trong quá trình đánh giá học sinh, thì thông tư sửa đổi đã đưa ra những tiêu chí để khắc phục với ba mức đánh giá A, B, C. “Ba mức độ này, với kinh nghiệm hiện có thì giáo viên sẽ thực hiện được. Đánh giá mức độ học sinh không phải là xếp loại học sinh, mà chỉ đánh giá học sinh đã đạt được cái gì, cái đạt đó thì các em có thể phát huy được nữa không và phát huy như thế nào. Các em đạt mức độ chưa cao thì gặp khó khăn gì và làm cách nào để giúp các em tiếp tục học tập, rèn luyện đạt mức cao hơn. Một điều khó khác là lượng hóa thành tích, đưa ra các danh hiệu khen thưởng cho học sinh, thì lần sửa đổi bổ sung này đã đưa ra danh hiệu với những tiêu chí rõ ràng với hai mức: mức khen của hiệu trưởng và mức nữa là học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc thì đề nghị lên cấp trên khen thưởng” – ông Minh giải thích thêm về dự thảo Thông tư 30 mới. Kim Xuân" alt=""/>Thông tư 30: Bớt sổ sách giáo viên sẽ đồng thuận![]()
Chia sẻ với VietNamNet, Thu Phương (từng là học sinh của lớp 12 chuyên Văn Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc) cho hay lúc biết điểm thi em cảm thấy rất vui. “Sau khi thi xong các bài thi em cũng đã thử so đáp án trên mạng và cơ bản đã chấm được điểm thi các môn trắc nghiệm của mình, nên hồi hộp nhất là môn Văn. Hôm đó thú thực là em chưa kịp xem thì các bạn đã xem hộ và báo cho em là điểm cao. Sau khi thấy tận mắt số điểm của mình, em như vỡ òa và gọi ngay để báo tin vui cho mẹ. Bố cũng mừng quá nên làm mâm cơm mời mọi người vì tự tin con đỗ đại học mặc dù giấy báo trúng tuyển chưa cầm trên tay”, Phương cười. Phương cho biết, sau khi tự chấm điểm 2 môn Lịch sử và Địa lý em chỉ mong môn tự luận là Ngữ văn đạt được từ 8 trở lên để đảm bảo khả năng trúng tuyển đại học. Vì vậy em rất bất ngờ trước thông tin mình là thí sinh có điểm thi các môn tổ hợp khối C cao nhất cả nước. Phương vui mừng đến bật khóc trong cuộc trò chuyện, với kết quả sau những nỗ lực cố gắng của mình. Bởi cách đây 3 năm, em trúng tuyển vào lớp chuyên Văn của trường với mức điểm thuộc diện thấp nhất của lớp. Thậm chí là suýt soát và chỉ đỗ vớt nhờ trường hạ điểm chuẩn và xét tuyển bổ sung. Biết điểm thi và chưa thể hài lòng về sức học của mình, Phương luôn nỗ lực phấn đấu.
“Thời gian đầu ở những bài thi khảo sát môn Văn, em chỉ toàn được tầm 7 điểm, chứ rất khó khăn có 8. Và đương nhiên kết quả đó không thể lọt vào đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh chứ chưa nói đến thi quốc gia. Những lúc đó em rất buồn vì nghĩ mình cũng học nhưng kết quả chỉ đến thế. Nhưng em không dừng lại. Lên lớp 12 mọi thứ mới khá hơn và bắt đầu có những điểm 8 đều và có cả 9 là cao nhất”. Chưa bao giờ được vào đội tuyển, nên Phương cũng đặt ra một quyết tâm giành được điểm số cao tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay. “Hôm đầu tiên thi môn Ngữ văn về, em chưa mấy tự tin về điếm số nên trước buổi thi tổ hợp Khoa học xã hội em lo lắm và rất áp lực. Đêm đó, trái với mọi người là nghỉ ngơi, em ôn luyện luôn đến 2h sáng”, Phương kể. Đánh giá chung về đề thi năm nay, Phương cho rằng khó hơn hẳn so với năm ngoái nhưng có tính phân loại học sinh rõ rệt. Tuy vậy, cô bạn vẫn có 1 điểm 10 tuyệt đối. Với điểm 10 ở môn Địa lý, Phương cho hay thực tế có 2-3 câu mà em chưa chắc lắm và hơi băn khoăn ở đáp án cuối cùng. Nhưng bằng cách tư duy xác định một số từ khóa của đề em cũng Môn Lịch sử, Phương chỉ sai một câu và cảm thấy tiếc nuối nhất ở bài thi này khi không giành được điểm 10 tuyệt đối. “Câu em để bị sai thực sự em hơi tiếc vì chưa phải là câu ở mức vận dụng cao và khả năng của em hoàn toàn làm được nhưng lưỡng lự giữa 2 đáp án gần giống nhau”. Phương cho rằng với bài thi môn Văn, phần kết bài nên thể hiện, để lại một ấn tượng cho người chấm và cho rằng đó là cách mình có thể ghi điểm hơn.
Nói về cách học của mình, Phương cho hay em thường gạch chân và tập trung chú ý vào những từ khóa chủ chốt chứ không phải ôm hết tất cả kiến thức vào đầu. Điều này theo Phương càng cần thiết hơn đối với hình thức thi trắc nghiệm. Không chỉ xem nhiều loại sách, Phương thường xuyên theo dõi các chương trình thời sự và đọc tin tức trên báo và mạng xã hội. Việc học và thời gian học của Phương cũng rất linh hoạt, không gò bó. Phương thích học vào buổi sáng sớm và thường bắt đầu vào 3 giờ rưỡi. “Em thấy học vào buổi sáng sớm rất yên tĩnh, mát mẻ. Mình cảm thấy minh mẫn, tập trung và dễ hiểu bài nhất nên hôm nào ngủ sớm buổi tối thì xác định sẽ dậy học bù vào buổi sáng. Nhưng để dậy được sớm và chiến thắng bản thân khỏi giấc ngủ như vậy cũng không đơn giản. Em phải đặt rất nhiều mức báo thức, điện thoại có 5 mức báo thức em đặt cả 5 luôn. Cứ cách 30 phút một lượt để yên tâm không ngủ quên hoặc lười nhác”, Phương cười. Là chị cả trong gia đình có 3 chị em gái, Phương luôn tự nhủ bản thân mình phải cố gắng làm gương và luôn chỉ bảo, hỗ trợ cho các em trong việc học để phần nào giúp đỡ bố mẹ.
Phương chia sẻ bản thân là người vui tính, hài hước nhưng cũng dễ xúc động. Phương cho rằng, kết quả học tập của mình ngoài nỗ lực tự thân thì môi trường cũng rất quan trọng. “Lớp chỉ có 1 bạn nam và toàn là nữ nhưng rất vui và đoàn kết. Có tài liệu gì hay mọi người thường chia sẻ, trao đổi cho nhau. Thậm chí, lớp chúng em còn lập nhóm trên Facebook để ai có gì hay thì đăng tải lên để cho mọi người cùng được khám phá”, Phương chia sẻ. Ngoài việc học, để giải tỏa căng thẳng, Phương giành thời gian đi chơi với bạn bè và chơi thể thao là đánh cầu lông. Ở đợt xét tuyển tới, Phương được cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên khu vực như những thí sinh của TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và sẽ có tổng điểm cuối cùng là 28,75. Với kết quả này, Phương cho biết dự định sẽ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành Luật kinh tế của Trường ĐH Luật Hà Nội và nguyện vọng 2 cũng là trường này. Phương cho hay em chỉ chọn các ngành học của trường này vì thích học luật để có vốn hiểu biết tốt hơn và vì thế “lời nói của mình sẽ có trọng lượng hơn”. Nếu xét theo tổ hợp khối C năm nay có 3 thí sinh đạt được mức điểm trên 28. Ngoài Thu Phương có 2 thí sinh đạt được mức điểm 28,25 là Trần Thị Mỹ Dung (Hà Tĩnh) với Văn 9,5; Lịch sử 9,5; Địa lý 9,25 và Vũ Duy Minh (Lai Châu) với Văn 9,25; Lịch sử 9,75; Địa lý 9,25. Thanh Hùng ![]() Nam sinh có điểm thi khối A cao nhất cả nước chỉ học trường làngSau khi có điểm thi THPT quốc gia năm 2018, em Vương Xuân Hoàng (tỉnh Bắc Ninh) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm (Toán 9,8; Vật Lý 9,5 và Hóa học 9,75). " alt=""/>Nữ sinh trở thành thủ khoa khối C năm 2018 với 28,5 điểm
|