Bác sĩ Benjamin Rush dùng bạo lực chữa bệnh nhân tâm thần. Ảnh: Huffington Post
Theo bác sĩ này, bệnh tâm thần gây ra bởi sự tuần hoàn đến não diễn ra không tốtnên ông thường treo bệnh nhân và xoay bằng những sợi dây từ trần nhà, ông cònsáng chế “chiếc ghế an thần”, cho đầu bệnh nhân vào trong hộp kín, cột tay chânlại.
Do tin rằng sự đau đớn sẽ chữa khỏi bệnh, bác sĩ Rush đã đánh đập, bỏ đói vàchửi mắng bệnh nhân. Thậm chí, ông còn đổ axít vào lưng bệnh nhân, dùng dao cắtda, để vết thương mở trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để “xả não”.
Đỉa hút máu người
Thời Trung Cổ, con người đã quan niệm rằng làm đổ máu là cách chữa bệnh hữuhiệu, đặc biệt là dùng đỉa để trị bệnh. Đến những năm đầu thế kỷ 19, giới quýtộc Pháp đã sử dụng hơn 40 triệu con đỉa mỗi năm để trị bệnh. Họ cho đỉa bám đầytay, chân, mình, thậm chí các bác sĩ thường cho chúng vào những nơi nhạy cảm.
![]() |
Giới quý tộc Pháp đã sử dụng hơn 40 triệu con đỉa mỗi năm |
Đỉa bị buộc một sợi tơ rồi thả xuống họng bệnh nhân, hoặc cho vào “vùng kín” phụnữ với hy vọng giảm các bệnh phụ khoa, tăng cường ham muốn, tránh sẩy thai. Tầnglớp quý tộc Anh thường đưa vợ đi điều trị bằng đỉa 2 tuần một lần.
Thuốc từ thi thể người
Trong thời kỳ phục hưng, giới thượng lưu, quan chức Đức đã đề nghị các dược sĩtạo ra nhiều loại thuốc từ 23 bộ phận khác nhau trên cơ thể người, trong đó cósọ người. Một kho thuốc từ năm 1652 cho thấy nhiều thịt khô, máu khô, mỡ, da,thịt người ướp, rêu mọc trên sọ người và xương vụn được các bác sĩ sử dụng.
Bác sĩ Johann Schroeder thời đó đã để lại một đơn thuốc chính ông viết: “Lấythịt tươi từ xác một người đàn ông tóc đỏ khoảng 24 tuổi, cắt thịt thành từngmiếng, rắc nhựa thơm và ít lô hội. Sau đó, ngâm thịt trong rượu để ở nơi râmmát.
Tại pháp trường, các bác sĩ sẽ đưa bệnh nhân động kinh đứng gần để uống máu tươicủa những kẻ bị xử tử. Trong những năm 1603, ở các chiến trường Ostand, các bácsĩ cũng mang bao tải để lấy mỡ và những bộ phận trong cơ thể người chết về làmthuốc.
![]() |
Sọ người cũng được làm thuốc trong thời kỳ Phục hưng |
Nhét đậu vào vết thương hở
Các bác sĩ sẽ lấy sợi chỉ bén hoặc con dao mổ để mở một vết thương trong cơ thểbệnh nhân. Sau đó, họ nhét các dị vật vào vết thương, thường là đậu Hà Lan sấykhô hoặc các loại hạt để vết thương nhiễm trùng. Sau đó, các bác sĩ sẽ mở vếtthương mỗi ngày để nó không liền da.
Nhiều bác sĩ còn sử dụng một thanh sắt nóng để gây ra vết thương hoặc bôi axitđể phồng rộp cơ thể người bệnh. Bác sĩ Toogood, một bác sĩ phẫu thuật cao cấptại Bệnh viện Bridgewater ở Anh đã viết về cách điều trị cho một thiếu nữ 20tuổi bị thoát vị: “Tôi rạch trên người cô ấy một vết thương đủ lớn, trong đó tôibỏ 40 hạt đậu ván và để mở trong vòng 2 năm. Qua một thời gian, cô ấy không cònru rú trong nhà mà đã ra ngoài với chiếc xe nhở bốn bánh. Cô ấy đã có thể đilàm, vẽ tranh và sống vui vẻ hơn”.
(Theo Huffington Post/NLĐ)
" alt=""/>Những phương pháp chữa bệnh ghê rợn nhất lịch sửTheo đó, lần đầu tiên lượng người chơi cùng thời điểm của Artifactít hơn 1,000, trong khi cao điểm chỉ nằm ở con số 2,000.
Cụ thể hơn, theo thống kê của SteamCharts, Artifactchỉ có 948 người chơi cùng lúc vào 08g00 hôm nay (28/01). Như vậy, sau gần hai tháng ra mắt, trading card game mới toanh của Valve đã đánh mất 98% lượng người chơi.
Điều này tiếp tục khiến Artifactrơi tự do vào hư không với tốc độ nhanh hơn trước. Mặc dù các giải đấu esports đã thu hút được ít nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng game thủ, đặc biệt là WePlay Agility mới được tổ chức, nhưng ngày càng có ít người chơi gắn bó với game.
Tỉ lệ thuận với lượng người chơi sụt giảm, giá trị của một loạt các lá bài trong Artifactvẫn đang giảm giá từng ngày. Một bộ bài đầy đủ các yếu tố hiện đang có giá 75 USD (gần 175,000 đồng) tại thời điểm bài viết được đăng tải – giảm 20 USD so với trước kia.
Trang blog của Artifact trên Steam vẫn đang bị các đánh giá tiêu cực bủa vây. Theo thống kê của Steam, 66% trong số 1,145 các bình luận của khách hàng đã mua và trải nghiệm game đều thể hiện thái độ tiêu cực
Đứng trước tình hình nguy cấp, Valve hiện vẫn “im hơi lặng tiếng”. Thông báo mới nhất của Artifactlà đoạn tweet được đăng tải vào ngày 21/12 năm ngoái, nhưng nó không hề đề cập đến định hướng phát triển game.
Tồi tệ hơn thế, lượng người chơi Artifactđã sắp tiệm cận với Eternal– một tựa game trading card game ra mắt vào tháng 11/2016 và được phát triển bởi một studio độc lập, đạt đỉnh 2,855 người chơi cùng lúc. Điều đó có nghĩa là Eternalđang giữ chân người chơi tốt hơn hẳn những gì mà Artifactlàm được.
Với chừng đó những dữ liệu thống kê đáng thất vọng, việc Artifactbị văng ra khỏi top 150 tựa game được chơi nhiều nhất trên Steam cũng là điều không khiến nhiều người bất ngờ. Hiện Artifactđang đứng thứ 172 trên BXH – xếp sau một loạt các tựa game “cổ” khác bao gồm H1Z1, Far Cry 4và Mortal Kombat X.
Từ lâu, cộng đồng đã xôn xao bàn tán về ngày tàn của Artifactvà cũng đưa ra nhiều giải pháp để cứu vớt tựa game chưa tròn hai tháng tuổi. Nhưng có một điều chắc chắn là Valve phải hành động nhanh, quyết liệt và chính xác hơn nếu như không muốn viễn cảnh chẳng ai còn quan tâm tới Artifactnữa thành hiện thực.
Nhất là trong bối cảnh Auto Chessđang “làm mưa làm gió”.
2016 (Theo VPEsports)
" alt=""/>Artifact còn chưa đến 1,000 người chơi cùng lúc – giảm 98% so với thời điểm ra mắtAnh Nguyễn Đình Vị (trái) là một trong những người ở thôn Trung - Cao Viên chọn cách ăn trầu để bỏ thuốc lá
Nhiều người dân nơi đây coi thói quen ăn trầu như nét đẹp văn hóa của người Việt từ xa xưa. Vậy nên, khi đặt chân đến nơi này, khách phương xa sẽ được tiếp đón nhiệt tình, với đúng thủ tục “miếng trầu là đầu câu chuyện” cùng ấm trà nóng, nếu khách rảnh rỗi thì được chủ nhà mời đánh cờ tướng. Tuyệt nhiên không có chuyện người Cao Viên đem bao thuốc ra mời khách. Điều bất ngờ hơn, không phải những người có tuổi mới ăn trầu, mà nhiều thanh niên thuộc thế hệ 8x cũng “bỏm bẻm” nhai trầu. Về Cao Viên, chúng tôi gặp anh Nguyễn Đình Vị (24 tuổi) anh kể, cũng không hẳn là tục lệ, nhưng nhiều gia đình trong thôn, hễ có hội họp, giỗ tết gì thì buộc phải có miếng trầu để đưa đẩy câu chuyện. Cũng có lúc, hàng xóm sang chơi cũng mời nhau miếng trầu. Có hôm bạn bè trong xóm đến chuyện trò, nhà anh hết đến nửa buồng cau. Tủ lạnh nhà anh là nơi dự trữ trầu. Như để chứng minh cho sự “lạ” ấy, anh Vị dẫn tôi sang nhà hàng xóm phía đối diện, mấy thanh niên miệng “bỏm bẻm” nhai trầu, trò chuyện rôm rả, thấy khách lạ họ luống cuống đứng lên chào rồi cũng mời tôi ăn thử miếng trầu cho…vui.
Chị Lê Ngọc Bích, vợ anh Vị kể lại, ngày mới lấy nhau suốt ngày chị bị tra tấn bởi khói thuốc lá của anh, đến lúc có con nhỏ anh vẫn không bỏ thuốc, chỉ vì khói thuốc mà hai vợ chồng hay cãi vã. Lo sức khỏe của con cái, và cả chồng, chị nhiều lần khuyên anh bỏ thuốc, khuyên răn thế nào cũng không xong. Thế rồi tình cờ, khoảng hơn 4 năm trờ lại đây, cả thôn bỗng có phong trào bỏ thuốc lá ăn trầu, anh cũng học theo. Anh Vị cho biết: Cũng không biết ăn trầu có phải biện pháp tốt không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, nhưng bản thân anh thấy, từ ngày ăn trầu sức khỏe anh tốt hơn trước, tăng tới 6kg.
Anh Thanh (38 tuổi) cũng là người từng nghiện thuốc lá và cai nghiện thuốc bằng cách ăn trầu chia sẻ, anh thấy ăn trầu là truyền thống của các cụ từ xưa, anh cũng ăn thường xuyên, từ ngày có thói quen ăn trầu, anh không còn nghĩ đến chuyện hút thuốc nữa. Còn cụ Nguyễn Thị Tý, 79 tuổi cho hay: “thấy con cháu ăn trầu mà không hút thuốc lá, sức khỏe tốt hơn, mình cũng mừng thay”.
Để rõ hơn chuyện bỏ thuốc lá ăn trầu ở xã Cao Viên, chúng tôi tìm tới nhà ông Nguyễn Văn Khởi, trưởng thôn Trung. Ông Khởi kể, trước đây, mỗi lần nhà văn hóa thôn tổ chức hội họp thì ngập ngụa khói thuốc. Người hút không sao chứ người không biết hút người nào người nấy sặc sụa vì khói. Lúc đó ông nghĩ đến việc ăn trầu, bởi các cụ nhà mình xưa nay chẳng vẫn ăn đấy thôi. Ăn trầu cau thì người dân ở đây cũng ăn nhiều, nhưng chưa ai nghĩ tới việc ăn trầu để bỏ thuốc lá. Thế là ông cùng với những người dân trong thôn, “phát động phong trào”, ấy thế rồi được bà con trong thôn nhiệt tình hưởng ứng. “Giờ về thôn Trung mà gặp người hút thuốc thì một là không phải người trong thôn, hai là mấy cậu nhóc học đòi hút thuốc tuổi tập tành làm người lớn mà thôi”- ông Khởi khẳng định.
(Theo ANTĐ)
" alt=""/>Rủ nhau ăn trầu để… bỏ thuốc lá