Kỳ thực tập với cô giáo trẻ Thu Thủy mà nói chính là cơ hội để trải nghiệm ngành nghề mà mình lựa chọn theo đuổi. Dù còn nhiều thử thách nhưng Thu Thủy đều chứng minh được bản lĩnh và sự kiên định với mục tiêu của mình.
Niềm đam mê trở thành cô giáo của Thu Thủy được truyền cảm hứng từ mẹ. Thủy kể: "Mẹ của mình là giáo viên nên ngay từ khi còn nhỏ mình đã luôn ước ao được trở thành một cô giáo tuyệt vời như mẹ. Sau này học xong cấp 3, mình đã quyết tâm từng bước thực hiện được điều đã ấp ủ từ lâu.
Cho đến hiện tại thì mình chưa từng hối hận với những lựa chọn đã trải qua. Mình nghĩ rằng, bất cứ giấc mơ nào cũng đều có thể thành hiện thực, không có ước mơ nào là phù phiếm, chỉ cần đủ sự cố gắng thôi".
Xinh đẹp thôi là chưa đủ
Cô giáo tương lai xứ Nghệ sở hữu nhan sắc khả ái, được nhiều người yêu mến và dõi theo. Tuy nhiên, với Thủy, chỉ đẹp thôi chưa đủ để thành công, trong thời đại phát triển như hiện nay thì cần có thêm nhiều kỹ năng để có thể phát triển toàn diện.
Bởi thế, ngoài thời gian dành cho việc học, Thủy được biết đến với vai trò của người mẫu ảnh, diễn viên, người dẫn chương trình… Thủy không gò bó bản thân trong quan điểm "một nghề cho lành còn hơn 9 nghề". Vì dù trong vai trò nào, cô gái này cũng đều chứng minh được năng lực và theo đuổi một cách nghiêm túc.
"Các công việc hiện tại mang lại cho mình đầu tiên là một thu nhập khá ổn định mặc dù mình vẫn đang đi học. Bên cạnh đó, các công việc mình làm hiện tại cũng mang lại rất nhiều trải nghiệm quý báu, từ đó mình có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, đem đến cho mình khá nhiều mối quan hệ và các cơ hội mới.
Số đo hình thể của Thu Thủy là 86-58-90.
Quan điểm sống của mình là không bao giờ bỏ cuộc. Mình có thể vấp ngã, có thể thất bại, có thể nản lòng nhưng không bao giờ được bỏ cuộc".
Mỗi lần có áp lực trong cuộc sống Thủy đều gọi điện về tâm sự với mẹ. Nhờ sự động viên và những lời khuyên của mẹ mà cô gái đã vượt qua được rất nhiều chuyện khó khăn. Với Thủy, mẹ chính là một "cô giáo" tuyệt vời, một "người bạn", trao cho cô tình yêu vô điều kiện.
Không ngừng nỗ lực để khẳng định chính mình
Trước khi theo học tại trường ĐH Vinh, ngôi trường mơ ước của Thủy chính là ĐH Quốc gia Hà Nội (VNU).
"Năm đó trường ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng trước kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2 tháng. Mình vẫn còn nhớ như in mùa hè năm 2016, mình nhận được giấy báo nhập học của VNU. Cảm giác biết rằng mình đã đỗ Đại học trong khi các bạn còn phải cắm cúi ôn thi thật khó tả.
Nhưng ngày thi tốt nghiệp môn Địa lý, vì lý do sức khỏe mình đã không thể có mặt, vậy là mình đã không thể nhập học Đại học. Bao vây mình lúc đó chỉ toàn những lời trách móc, đàm tiếu thậm chí là thêu dệt nhiều câu chuyện khó có thể chấp nhận được từ những người xung quanh. Mình khi ấy như hoàn toàn suy sụp, tưởng chừng bản thân không thể vực dậy được nữa.
Nhưng nhờ có gia đình, có mẹ mình luôn bên cạnh và động viên mình đã vượt qua được quãng thời gian khó khăn đó. Năm tiếp theo mình đã nhắm mắt chọn Khoa Sư phạm Ngoại ngữ trường Đại học Vinh cho gần bố mẹ", Thu Thủy từng chia sẻ trước truyền thông.
ĐH Vinh vốn không phải là ngôi trường theo dự định ban đầu nên Thu Thủy đã không có tâm trạng vui vẻ như những bạn tân sinh viên khác. Nhưng sau đó, khi nhập học, Thủy cảm nhận được có lẽ đây mới là sự lựa chọn "đúng duyên lành" với mình.
Suốt quãng thời gian sinh viên, Thu Thủy không ngừng nỗ lực để khẳng định bản thân. 4 năm liền đều đạt danh hiệu Sinh viên giỏi, giành quán quân cuộc thi Tìm kiếm tài năng của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, giải Nhì cuộc thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, giấy chứng nhận "Sinh viên 5 tốt" trường Đại học Vinh, lọt top 3 cuộc thi Sinh viên thanh lịch của trường ĐH Vinh…
Trên con đường chinh phục ước mơ luôn có những khó khăn, thử thách mà ta cần có đủ bản lĩnh để vượt qua. Những cô gái vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang như Thu Thủy trở thành động lực được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ.
Theo Dân Trí
Cô gái Hà Nội vượt 'cửa tử' ung thư nhờ tình yêu tuyệt vời
Một ngày tháng 10/2018, Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1987, Hà Nội) nhận được tin mắc ung thư sau đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Cầm kết quả trên tay, 2 vợ chồng Hường choáng váng.
" alt=""/>Cô giáo tương lai xinh như hot girl: 'Chỉ đẹp thôi chưa đủ để thành công'
“Quê tôi ở miền Trung. Vợ chồng, con cái đều làm việc, học tập ở thành phố lớn. Không chỉ chúng tôi mong ngóng Tết đến xuân về để sum vầy mà cha mẹ tôi cũng chờ đợi các con. Ông bà đã ngoài tuổi 80, chẳng còn mấy cái Tết nữa để được nhìn cảnh con cháu trở về”, một độc giả chia sẻ.
Độc giả Minh cũng nhấn mạnh: “Thử hỏi bạn trong năm có đi chơi thăm hỏi được mấy nhà không? Nếu không có dịp Tết đó chắc sẽ gần như chẳng khi nào gặp được nhau”.
Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều đồng tình rằng, sức khỏe và sự an toàn của bản thân và cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu.
Độc giả Hà Anh kêu gọi: “Phải bớt ích kỷ cá nhân để giữ gìn cho nhau và để nhà nước đỡ gánh nặng. Khi nào dịch qua, ta lại vui vẻ với nhau”.
Bạn đọc Phạm Cường cũng đồng tình: “Không cần Tết, chỉ cần mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, thì Tết có muộn thế nào vẫn vui và hoàn hảo hơn nhiều. Hãy là một công dân có nhận thức cao về dịch bệnh”.
Người đọc Phùng Anh cũng đồng tình: “Nếu tất cả chúng ta cùng khỏe mạnh thì sẽ còn nhiều cái Tết, nhiều mùa xuân khác để gặp nhau. Vì vậy, bạn ở yên lúc này là thượng sách, hãy hạn chế di chuyển”.
Không chỉ kêu gọi bằng lời nói, nhiều độc giả đã biến thành hành động. Anh Hoàng - một bạn đọc của VietNamNet, viết: “Gia đình tôi đã đặt vé về quê ăn Tết. Nhưng chúng tôi đã quyết định hủy. Bố mẹ ở quê mặc dù rất nhớ con nhớ cháu nhưng ông bà cũng ủng hộ”.
Tương tự, chị Cẩm Thu (36 tuổi) chia sẻ, gia đình chị đã chi hơn 10 triệu đồng tiền vé máy bay từ TP.HCM để ra miền Bắc ăn Tết. Nhưng hiện nay, do tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng, chị quyết định hủy chuyến đi để ở lại Sài Gòn đón Tết. “Dù tiếc tiền và rất nhớ gia đình, quê hương nhưng đó là cách duy nhất lúc này để bảo vệ mình và mọi người”, chị nói.
“Tôi đang mong từng ngày được về quê, giờ lại bấm bụng ở lại. Năm nay ăn Tết ở phòng trọ. Thôi cố vậy, hết dịch là Tết đến, xuân về thôi”, nữ độc giả Ngọc Bích viết.
Không chỉ vì lý do dịch bệnh, đa số các độc giả đều đồng tình, việc đổ xô đi chúc Tết mang tính chất hình thức, câu nệ đầu năm đã không còn phù hợp.
Độc giả Hoàng chia sẻ: “Nhà tôi đi Tết còn phải đi bằng ô tô, mục đích là cốp rộng để được nhiều quà Tết. Thế mới nói, các gia đình tốn kém cả vài chục triệu tiền quà Tết. Chứ đi Tết mà không biếu quà cáp thì người ta cũng không kêu nhiều về việc tốn kém đến thế đâu”.
Không chỉ lý do dịch bệnh Covid-19, nhiều độc giả VietNamNet cho rằng, nên hạn chế việc đi chúc Tết, thăm hỏi đầu năm mới. Thay vào đó, các gia đình nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Việc chúc Tết có thể bằng cách gọi điện, nhắn tin… Hiện, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã giúp các gia đình có thể thăm hỏi, thể hiện tình cảm một cách nhanh chóng, tiện lợi.
“Kể cả không có dịch Covid-19 thì tôi cũng mong Tết được nghỉ ngơi chứ không phải lê la, kéo nhau đi hết nhà này đến nhà khác”, một độc giả đồng tình.
Tương tự chị, Nguyễn Nga chia sẻ: “Thời gian nghỉ Tết nên xem là thời gian nghỉ ngơi của mỗi người, mỗi gia đình. Không riêng gì bệnh dịch như Tết này, chúng ta nên dành những ngày nghỉ Tết cho bản thân và gia đình.
Vẫn biết là truyền thống người Việt Nam là ngày Tết được nghỉ mới có thời gian để thăm hỏi chúc nhau, nhưng tôi thấy đa phần đều than mệt mỏi, ăn uống khó điều độ, rượu bia triền miên... mà hiếm có người cảm nhận sự thích thú, vui vẻ, hạnh phúc.
Vậy chúng ta hãy cùng nhau thay đổi và mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ thật sự khi Tết đến”.
Xem thêm video: Ùn tắc tại chốt kiểm dịch Covid-19 cửa ngõ TP Hạ Long
Tết thời Covid, hãy ngừng tụ tập, chúc tụng nhau
Đúng vào thời điểm sắp Tết Nguyên đán thì dịch Covid-19 lại bùng phát với hàng loạt ca bệnh lây nhiễm cộng đồng. Tôi đã thống nhất với các thành viên trong gia đình tạm dừng đi chúc Tết họ hàng, ở yên trong nhà là yêu nước.