![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tuy nhiên, khi tốc độ xử lý nhanh hơn tốc độ vận chuyển dữ liệu ra vào (I/O) thì quá trình truyền dữ liệu trở thành nút thắt cổ chai, ảnh hưởng cả tốc độ xử lý và mức tiêu thụ điện năng. Theo nghiên cứu được đăng tải, việc xáo trộn dữ liệu qua lại tiêu tốn tới 200 lần lượng điện năng mà chính các phép tính thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học tìm cách đưa bộ phận logic và bộ nhớ lại gần nhau hơn về mặt vật lý.
Trong khi đó, giải pháp của nhóm nghiên cứu Twin Cities là một thiết kế mới, hoàn toàn kỹ thuật số, được đặt ngay trong bộ nhớ (in-memory), có tên bộ nhớ điện toán truy cập ngẫu nhiên (CRAM). Cụ thể, quy trình tính toán “sẽ được tiến hành tự nhiên ngay trong các ô bộ nhớ mà dữ liệu không cần phải đi ra ngoài”.
Để đạt được mục tiêu này, nhóm đã tích hợp trực tiếp lên ô bộ nhớ một linh kiện điện tử mới, dựa trên điện tử học spin (spintronics), từ đó có thể giảm tới 1.000 lần mức tiêu thụ năng lượng của AI.
Chưa dừng lại, con số 1.000 lần mới chỉ là mức tối thiểu. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm CRAM trên tác vụ phân loại chữ số viết tay MNIST và kết quả cho thấy nó "tiết kiệm năng lượng và thời gian lần lượt là 2.500 lần và 1.700 lần so với hệ thống xử lý gần bộ nhớ tại node công nghệ 16 nm".
Ngành công nghiệp AI mới nổi đang phải đối mặt với các vấn đề đáng kể về tài nguyên. Các GPU ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng hơn hỗ trợ phần mềm AI đang ngốn rất nhiều năng lượng. Ví dụ, Blackwell B200 hàng đầu mới nhất của NVIDIA tiêu thụ tới 1.200W và tạo ra rất nhiều nhiệt thải đến mức cần phải làm mát bằng chất lỏng, một hoạt động tốn nhiều tài nguyên khác.
Các gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Microsoft đang cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết để thúc đẩy cuộc cách mạng AI sắp tới, đồng nghĩa các trung tâm dữ liệu có quy mô hàng gigawatt, thậm chí một số có nhà máy điện hạt nhân riêng. Do đó, việc tạo ra các tài nguyên tính toán và bộ nhớ tiết kiệm năng lượng hơn sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với khả năng tồn tại lâu dài của công nghệ này.
(Theo Vox, Yahoo Tech)
NSND Thu Quế chia sẻ với VietNamNet, nhân vật của chị vừa bấm máy và vì phim vừa quay vừa viết kịch bản nên hiện nghệ sĩ vẫn chưa biết tổng thể nhân vật của mình như thế nào. NSND Thu Quế cho biết hiện tại vẫn chưa có nhiều thông tin để tiết lộ về vai diễn này.
Chính vì vậy vẫn chưa rõ NSND Thu Quế sẽ có cảnh quay nào đóng cùng với NSƯT Phạm Cường hay không. Bởi nếu sau này Hà (Hồng Diễm) lấy Vũ thì đương nhiên NSND Thu Quế sẽ trở thành thông gia của NSƯT Phạm Cường trên phim. Tuy nhiên hiện tại tất cả vẫn là ẩn số và vẫn chưa rõ nhân vật của NSND Thu Quế sẽ xuất hiện từ tập bao nhiêu của Trạm cứu hộ trái tim.
Trạm cứu hộ trái tim đánh dấu sự trở lại màn ảnh của NSND Thu Quế trên phim truyền hình sau 4 năm kể từ Tình yêu và tham vọng. Bộ phim cũng đánh dấu sự tái hợp của cặp vợ chồng diễn viên Thu Quế và Phạm Cường sau 18 năm kể từ Đèn vànglên sóng năm 2006.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn tháng 7/2023, khi được hỏi: Khán giả ngưỡng mộ hạnh phúc của NSND Thu Quế - Phạm Cường và mong anh chị sẽ trở lại màn ảnh trong một bộ phim nào đó, nhất là khi chồng chị đã về hưu và có nhiều thời gian hơn cho phim ảnh? Anh chị có muốn đóng cùng nhau?
Nữ diễn viên chia sẻ với VietNamNet: "Do đạo diễn có mời chúng tôi hay không thôi, thường họ mời chệch đi dù trước đó chúng tôi từng đóng chung phim Đèn vàng, Chiều tàn thu muộn. Nếu có lời mời tôi sẽ cân nhắc nhưng để sắp xếp công việc của hai vợ chồng đi quay phim dài tập trong thời gian dài cũng khó bởi sẽ không có ai quán xuyến gia đình".
![]() | ![]() |
Điều khá thú vị là Trạm cứu hộ trái tim cũng đánh dấu cuộc hội ngộ trên màn ảnh của đôi bạn cùng tuổi là NSND Thu Quế và NSND Thu Hà nhưng NSND Thu Hà lại vào vai người vợ màn ảnh của NSƯT Phạm Cường - chồng NSND Thu Quế. Khán giả chờ đợi cả 3 nghệ sĩ gạo cội sẽ xuất hiện cùng nhau trong 1 khung hình.
NSƯT Phạm Cường xuất thân là một diễn viên sân khấu. Tuy nhiên, anh lại được khán giả biết đến nhiều hơn cả qua các bộ phim. Trong đó, những tác phẩm nổi bật của anh phải kể đến Chủ tịch tỉnh, Chiều tàn thu muộn, Bến bờ vực thẳm, Đèn vàng, Vòng nguyệt quế, Khoan nói lời yêu thương, Hướng dương ngược nắng... Đặc biệt với vai chính trong bộ phim Khoan nói lời yêu thương,Phạm Cường đã giành được giải thưởng Cánh diều vàngcho nam diễn viên phim truyền hình 2010.
Ngoài tài năng diễn xuất, NSƯT Phạm Cường còn từng làm Giám đốc Điện ảnh Quân đội Nhân dân, đồng thời mang quân hàm Đại tá.
NSƯT Phạm Cường và NSND Thu Hà trong 'Trạm cứu hộ trái tim':
Quỳnh An
Đáng chú ý, năm 2020, địa phương đã đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh thông tin mạng (SOC) để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm điều kiện vận hành các ứng dụng và cơ sở dữ liệu của tỉnh.
Tính đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình “4 lớp”; điều hành xử lý sự cố, giám sát mã độc tập trung có trên 2.000 máy tính của các cơ quan nhà nước kết nối, đồng bộ dữ liệu về Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia. Theo thống kê, trung bình hàng tuần ghi nhận trên 5.900 lượt nhiễm, ảnh hưởng đến trên 30 đơn vị, trên 110 thiết bị thuộc 120 loại mã độc khác nhau.
Tại Trung tâm dữ liệu tỉnh, thống kê của Sở TT&TT Kiên Giang cũng cho thấy, hiện có khoảng 20 hệ thống thông tin, dữ liệu chuyên ngành được cài đặt, vận hành. Hàng tháng ghi nhận có trên 700.000 lượt rà quét tấn công mạng vào các hệ thống thông tin, trong đó Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cổng thành phần chiếm trên 80%. Tuy nhiên, những cuộc rà quét tấn công này đã được các thiết bị chuyên dụng chặn đứng kịp thời.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con người, nhân lực trong đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin, Sở TT&TT Kiên Giang cho biết, tỉnh đã xây dựng và kiện toàn lực lượng an toàn thông tin tại chỗ, thành lập “Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng” với 19 thành viên là kỹ sư CNTT tại các sở, ngành, huyện, thành phố trong tỉnh.
Tuy nhiên, theo đại diện Sở TT&T Kiên Giang, công tác đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước của Kiên Giang cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc thu hút đội ngũ chuyên trách về an toàn thông tin do thu nhập và chính sách đãi ngộ chưa hấp dẫn.
Bên cạnh đó là khó khăn do kinh phí đầu tư trang thiết bị đảm bảo an toàn thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao; công tác quản lý đảm bảo an toàn thông tin từ tỉnh đến các địa phương thiếu cơ chế phối hợp…
Trao đổi tại hội thảo, nhấn mạnh an toàn thông tin mạng chính là công cụ để bảo vệ thành quả của chuyển đổi số, đại diện Cục An toàn thông tin chỉ rõ, trước hết các cơ quan, đơn vị cần thống nhất nguyên tắc rằng: "Hệ thống thông tin chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thì chưa đưa vào sử dụng. Các hệ thống dù chạy thử nghiệm nhưng chứa đựng các dữ liệu thật thì vẫn phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức".
Ngoài ra, cần phân loại và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ của 100% các hệ thống thông tin thuộc phạm vi đơn vị quản lý; đồng thời triển khai đầy đủ quy định về đảm bảo an toàn thông tin.
Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm nay, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và xử lý 5.463 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, trong đó số lượng cuộc tấn công giả mạo, cài mã độc đánh cắp dữ liệu gia tăng nhanh chóng." alt=""/>Mỗi tháng có hơn 700.000 lượt rà quét tấn công mạng vào các hệ thống tại Kiên Giang