“Apple mới đây đã chấp nhận một phiên bản màn hình thử nghiệm, và Samsung đang trong giai đoạn nhận đặt hàng các linh kiện và vật liệu”, tay trong của Samsung chia sẻ với tờ ETNews.
Gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi sẽ sản xuất tới hơn 10 triệu tấm nền OLED cho iPhone 8 mỗi tháng, tờ báo này cho biết, khi mà “những thầy phù thủy ở Cupertino” đã đặt tới 80 triệu tấm nền trong năm nay. Thông tin này trùng khớp với tin đồn về nhu cầu màn OLED rất lớn của Apple trong năm 2017, và Samsung là cái tên duy nhất có cơ sở vật chất đáp ứng được chừng đó lượng hàng trong thời gian ngắn.
Tấm nền OLED dẻo sẽ chiếm gần như toàn bộ mặt trước của thiết bị này. Tuy nhiên iPhone 8 sẽ không có màn hình cong như Galaxy S8, nguồn tin này hé lộ, tương tự như những hình ảnh rò rỉ về ngôn ngữ thiết kế của smartphone được mong chờ nhất năm nay trong thời gian gần đây.
Apple dự kiến sẽ “trình làng” 3 mẫu iPhone trong năm nay, thế nhưng chỉ có duy nhất iPhone 8 sẽ có màn OLED. Kể từ năm sau, ETNews quả quyết rằng Táo khuyết sẽ mang màn OLED lên mọi chiếc iPhone mới. LG Display cùng nhiều công ty có “máu mặt” khác trong ngành công nghiệp sản xuất tấm nền cũng đang mở rộng nhà máy làm màn OLED để tìm cơ hội ký hợp đồng làm iPhone với Apple.
Báo cáo này bật mí rằng việc iPhone màn OLED “giáng trần” đang tới rất gần rồi, điều này có lẽ ám chỉ rằng Apple sẽ tiếp tục “khung giờ phát sóng” sự kiện đặc biệt nhất năm vào tháng 9 như thường lệ. ETNews không hề nhắc tới bất kỳ khả năng chậm trễ nào cả, mà chỉ cho biết các nhà sản xuất linh kiện đang phải tăng năng suất lên tối đa để đáp ứng nhu cầu của Táo khuyết.
Theo GenK
" alt=""/>Apple đã lựa chọn xong thiết kế của iPhone 8, người vui nhất lại chính là Samsung1. There Will Be Blood (Máu sẽ phải đổ - Đạo diễn Paul Thomas Anderson, 2007):
Một tác phẩm mang đậm chất điện ảnh Mỹ được vinh danh là bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất thế kỷ 21 tính đến nay. Nặng nề và khốc liệt, bộ phim vượt qua đối thủ là No Country for Old Man để giành đuợc 4 giải thưởng Oscar (Phim hay nhất, Đạo diễn, Quay phim, Kịch bản). Phim kể về Daniel Plainview (Daniel Day-Lewis), người đã phát hiện ra dầu lửa tại một trong các mỏ bạc đang khai thác vào năm 1898. Bộ phim dài 158 phút đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Liệu rằng tiền có mua được tất cả mọi thứ trên đời?
2. Spirited Away (Vùng đất linh hồn - Đạo diễn Hayao Miyazaki, 2001):
Kiệt tác anime của Nhật Bản bất ngờ đuợc xếp ở vị trí thứ nhì. Đây được xem là tác phẩm điện ảnh thành công nhất trong lịch sử Nhật Bản, đem về hơn 280 triệu USD phòng vé. Phim cũng giành được giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscar. Sự có mặt của tác phẩm anime này cũng gây ra khá nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng bộ phim tuy hay nhưng chưa đến mức để được tung hô như vậy.
3. Million Dollar Baby (Cô gái triệu đô - Đạo diễn Clint Eastwood, 2004):
Bộ phim dựa theo câu chuyện có thật về cuộc đời cựu võ sĩ Jerry Boyd. Dự án này của huyền thoại Clint Eastwood từng bị khước từ bởi nhiều hãng phim. Cuối cùng, hai nhà tài trợ Lakeshore Entertainment và Warner Bros, mỗi bên đồng ý rót cho ông 15 triệu USD để quay phim. Clint Eastwood đã không làm họ thất vọng, bộ phim thu về gần 217 triệu USD, chiến thắng 4 giải bao gồm Oscar (Phim xuất sắc nhất, nam chính, kịch bản và dựng phim) cùng với 56 giải thưởng lớn nhỏ khác.
4. A Touch of Sin (Chạm vào tội ác - Đạo diễn Giả Chương Kha, 2013):
Bộ phim gây sốc của đạo diễn tài năng người Trung Quốc đã giành đuợc giải Kịch bản xuất sắc nhất của liên hoan phim Cannes. Bộ phim đã động chạm đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, một giai đoạn khủng hoảng đối với những người dân nghèo ở Trung Quốc. Đúng như tên gọi của bộ phim, số phận của họ đã được định đoạt bằng bạo lực và tội ác.
5. The Death of Mr. Lazarescu (Cái chết của Lazarescu - Đạo diễn Cristi Puiu, 2005):
Bộ phim là một câu chuyện cá nhân nhưng mang ý nghĩa sâu sắc trong khía cạnh chính trị. Tác phẩm từng được xếp thứ bảy trong danh sách những bộ phim hay nhất thập kỷ qua. Phim cũng nhận được đề cử tại giải Phim châu Âu cho Đạo diễn xuất sắc nhất.
6. Yi Yi (Nhất Nhất - Đạo diễn Dương Đức Xương, 2000):
Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ của đạo diễn Dương Đức Xương là câu chuyện kể một gia đình trung lưu ở Đài Loan với 3 thế hệ sống bên nhau. Nhất Nhất có tiết tấu chậm, thiếu cao trào nhưng lại là bức tranh chân thực về cuộc sống hàng ngày của những con người nơi đây. Phim đã mang về cho nhà làm phim tài hoa của Đài Loan giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes. Năm 2002, Hiệp hội điện ảnh Anh quốc bình chọn Nhất Nhất là một trong những bộ phim đáng xem nhất trong vòng 25 năm qua.
7. Inside Out (Mảnh ghép cảm xúc - Đạo diễn Pete Docter và Ronnie del Carmen, 2015):
Bộ phim hoạt hình của xưởng phim Pixar - Disney diễn ra bên trong bộ não của cô bé Riley Anderson, nơi năm cảm xúc là Joy (Vui Vẻ), Anger (Giận Dữ), Disgust (Chảnh Chọe), Fear (Sợ Hãi) và Sadness (Buồn Bã) luôn cố gắng dẫn dắt cô trong cuộc sống. Trong tuần đầu tiên ra mắt, bộ phim thu về 90.4 triệu đô la, trở thành bộ phim gốc có doanh thu mở màn cao nhất lịch sử tại Bắc Mỹ, phá vỡ kỷ lục được lập nên trước đó bởi Avatar. Phim cũng đã giành được giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất.
8. Boyhood (Thời thơ ấu - Đạo diễn Richard Linklater, 2014):
Bộ phim kéo dài 12 năm với những thay đổi chân thực về ngoại hình và tâm lý của một cậu bé (diễn viên Ellar Coltrane) từ năm 2002 tới 2014. Bộ phim không chỉ là câu chuyện cuộc đời giản dị, sự trưởng thành của một câu bé mà đây còn được xem là một "biên niên sử” về nước Mỹ trong khoảng thời gian 12 năm. Phim được giới chuyên môn đánh giá cao khi nhận giải thưởng Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội phê bình phim của Mỹ, đạt 100% đánh giá tích cực trên Metacritic, 99% từ Rotten Tomatoes và 8,7/10 trên IMDB.
9. Summer Hours (Giờ mùa hạ - Đạo diễn Olivier Assayas, 2008):
Tác phẩm tình cảm gia đình của Pháp có thể làm lay động bất kỳ ai bởi sự nhẹ nhàng và tinh tế của phim. Phim kể về gia đình ấm áp, sum họp với nhau trong những ngày mùa hè tươi đẹp. Hélène Berthier (Edith Scob) cùng các con tổ chức một bữa tiệc đoàn tụ trước khi bà qua đời. Bộ phim này đã nhận được nhiều giải thưởng các hiệp hội phê bình phim khắp thế giới và đoạt giải Oscar hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.
10. The Hurt Locker (Chiến dịch sói sa mạc - Đạo diễn Kathryn Bigelow, 2008): Bộ phim tuy là một tác phẩm độc lập nhưng mang đầy đủ cả tính nghệ thuật lẫn giải trí Đáng nói, bộ phim này đã vượt mặt "gã khổng lồ" Avatar để giành 6 giải thưởng Oscar trong đó có hai giải quan trọng nhất là Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim xuất sắc nhất. Tác phẩm cũng đã giúp Kathryn Bigelow trở thành nữ đạo diễn đầu tiên trên thế giới cầm trên tay tượng vàng Oscar cho Phim xuất sắc nhất.
Danh sách do tạp chí New York Times bình chọn (các vị trí còn lại):
11. Inside Llewyn Davis (2013, đạo diễn Joel and Ethan Coen)
12. Timbuktu (2015, đạo diễn Abderrahmane Sissako)
13. In Jackson Heights (2015, đạo diễn Frederick Wiseman)
14. L’Enfant (2006, đạo diễn Jean-Pierre và Luc Dardenne)
15. White Material (2010, đạo diễn Claire Denis)
16. Munich (2005, đạo diễn Steven Spielberg)
17. Three Times (2006, đạo diễn Hou Hsiao-hsien)
18. The Gleaners and I (2000, đạo diễn Agnès Varda)
19. Mad Max: Fury Road (2015, đạo diễn George Miller)
20. Moonlight (2016, đạo diễn Barry Jenkins)
21. Wendy and Lucy (2008, đạo diễn Kelly Reichardt)
22. I’m Not There (2007, đạo diễn Todd Haynes)
23. Silent Light (2008, đạo diễn Carlos Reygadas)
24. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004, đạo diễn Michel Gondry)
25. The 40-Year-Old Virgin (2005, đạo diễn Judd Apatow)
Theo GameK
" alt=""/>Top 25 bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất thế kỷ 21 tính tới nayVề mảng mạng xã hội, Ronaldo cũng là vận động viên có nhiều người theo dõi nhất. Cụ thể, tính tổng cả Facebook, Instagram và Twitter, Ronaldo có tới 277 triệu lượt người theo dõi. Tổng số 1.516 bài đăng của Ronaldo trên các mạng xã hội kể trên đã thu hút 1,7 tỷ lượt tương tác (thích, bình luận, chia sẻ) từ phía fan hâm mộ. Các video của anh cũng thu hút được 652 triệu lượt xem.
Neymar và Messi là hai vận động viên có nhiều người theo dõi nhất sau Ronaldo với 165 triệu và 164 triệu tương ứng. LeBron với 90 triệu lượt người theo dõi là vận động viên người Mỹ duy nhất lọt vào tốp 10 vận động viên có số người theo dõi nhiều nhất.
Theo Forbes, có 8 vận động viên trong danh sách 100 vận động viên kiếm nhiều tiền nhất năm 2017 không hề sử dụng mạng xã hội.
Theo GenK
" alt=""/>Forbes: Cristiano Ronaldo có 277 triệu người theo dõi trên mạng xã hội, vượt xa Lionel Messi