Trong ASEAN, có 5 quốc gia sản xuất, lắp ráp ôtô gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong 5 quốc gia này, Thái Lan có sản lượng ôtô lớn nhất, trung bình đạt trên 2 triệu xe/năm. Khoảng cách giữa sản xuất và doanh số bán hàng trong nước của Thái Lan cho thấy nước này đã xuất khẩu xe nguyên chiếc với số lượng khá lớn, chiếm đến 50% sản lượng.
Thị trường Malaysia đã đạt mức bão hoà nên trong hơn 10 năm qua quy mô thị trường luôn duy trì ở mức trên 500 ngàn xe/năm. Từ 2009 đến nay, thị trường Indonesia tăng trưởng đều đặn, quy mô thị trường đạt ngưỡng 1 triệu xe/năm vào năm 2012 và từ đó đến nay vẫn duy trì ở ngưỡng đó.
Đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, theo nhận định của Cục Công nghiệp, hiện tại quy mô thị trường ôtô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia.
Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ôtô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt.
![]() |
Công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Ảnh: Tuấn Vũ |
Mặt khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ô tô cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận. Hệ thống giao thông yếu kém (mà chủ yếu do tổ chức giao thông kém) cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu của thị trường, làm cho nhu cầu về sử dụng ôtô của nền kinh tế chưa lớn.
“Có thể nói, dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu đang là hai điểm nghẽn, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, Cục Công nghiệp nhận định.
Bên cạnh điểm nghẽn về thị trường, theo Cục này, hiện nay chi phí sản xuất ôtô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 - 20%, khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN trong bối cảnh hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.
Nguyên nhân bởi dung lượng thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn nhỏ, nên không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, khiến các chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ôtô đi trước rất lâu.
Các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ôtô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài – phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Chính sách khơi thông thế nào?
Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp làm ôtô "Made in Việt Nam" là tính cạnh tranh rất cao. Các doanh nghiệp Việt phải trực tiếp cạnh tranh với những "đại gia" ôtô trên thế giới, hình thành và có nền tảng từ vài chục năm trước. Những doanh nghiệp này có truyền thống, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường. Cho nên, các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh tranh rất quyết liệt thì mới có thể tồn tại được.
Bên cạnh đó, giá thành ôtô Việt cao so với ôtô nhập khẩu, nhất là so với một số thị trường nhập khẩu giá rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống theo các cam kết FTA. Một khi giá cao, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô Việt muốn cạnh tranh cũng rất khó. Trong khi cạnh tranh bằng thương hiệu lại càng khó hơn, vì tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn tin hơn các dòng xe của Nhật Bản, Hàn Quốc hơn là dòng xe trong nước.
"Để phát triển hơn nữa, để tạo đà cho ôtô Việt cần có những chính sách khơi thông. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ra chính sách rất tốt nhằm giảm, bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện cho doanh nghiệp lắp ráp trong nước không sản xuất được. Việc này đã khiến các doanh nghiệp xe tăng cường nội địa hóa tại Việt Nam để hưởng thuế thay vì nhập khẩu ồ ạt trong khu vực như trước kia", bà Lan nói.
Theo Lao động
Trong 18 tháng qua, ngành công nghiệp xe hơi đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ việc Anh rời châu Âu (Brexit), đại dịch Covid-19 và nay là tình trạng khủng hoảng thiếu chip xử lý.
" alt=""/>Những điểm khiến công nghiệp ô tô Việt 'mắc kẹt'Bán thông tin đại gia như… bán rau
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết rao bán thông tin cá nhân của khách hàng mua căn hộ, biệt thự ở những dự án như: Lakeview City, Hà Đô Centrosa, The EverRich, Vinhomes Central Park, M-One, dự án của Phú Mỹ Hưng, Lexington, The Menor... Người mua thông tin sẽ liên hệ qua Facebook hoặc số điện thoại di động của người bán. Bên mua có thể kiểm tra thử một vài số điện thoại xem có đúng là khách hàng thật hay không, nhiều trường hợp người bán còn cung cấp cả hình ảnh chụp thông tin cá nhân trên hợp đồng để tăng độ tin cậy.
Nhiều khách mua nhà có nguy cơ bị bán thông tin cá nhân |
Thỏa thuận giá cả xong, những người rao bán này yêu cầu người mua chuyển tiền vào tài khoản. Nhận tiền xong, họ sẽ chuyển danh sách khách hàng cho người mua qua email cá nhân hoặc đưa trực tiếp. Giá của mỗi bộ danh sách khách hàng từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.
Chị Q. đang làm việc cho một công ty bất động sản tại TP.HCM, giới thiệu, Q. đang có trong tay nhiều bộ danh sách, thông tin khách hàng lên đến hàng ngàn người mua nhà ở nhiều dự án khác nhau. Trong đó, có nhiều dự án “hot” nhất thị trường trong khoảng 2 năm trở lại đây.
Trong vai người cần mua, phóng viên hỏi: “Thanh toán như thế nào? Tôi mua danh sách này rồi về bán lại được không?”. Q bảo: “Nếu được thì anh chị chuyển khoản, em gửi data khách hàng qua email luôn. Còn không thì gặp mặt trực tiếp cũng được. Khi đã mua, anh chị muốn làm gì thì làm. Có khi anh chị bán lại cho người khác lại lời to hơn em”, Q. nói.
Khi phóng viên gặng hỏi: “Vậy danh sách này bạn lấy ở đâu ra?”. Q nói: “Tụi em ở bên bộ phận bàn giao căn hộ, là đại lý trực tiếp của chủ đầu tư, nên không sợ có sai sót. Nếu không tin, anh chị có thể kiểm tra từng file hợp đồng mua bán cụ thể”.
Với việc rao bán thông tin cá nhân tràn lan trên mạng xã hội, nhiều người mua nhà tại những dự án hạng sang cho biết, họ suốt ngày phải nhức đầu vì tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo bất động sản, bảo hiểm nhân thọ, cho vay tiền… dồn dập; quấy rầy suốt từ sáng cho đến đêm khuya.
Theo chị T.M.Hạnh (ngụ quận 2), dù đang tất bật với công việc nhưng chị liên tục phải nhận những cuộc gọi với câu chào hỏi đúng tên, địa chỉ và thậm chí là đúng cả số CMND khiến chị phát “hoảng”. Hầu như trong một ngày, từ sáng đến chiều là chị Hạnh liên tục nhận được nhiều cuộc gọi xưng là nhân viên của một công ty bất động sản để mời mua nhà.
“Tôi không hiểu họ lấy thông tin đâu ra mà đúng từng chi tiết như vậy. Mỗi ngày tôi nhận được hơn chục cuộc gọi và tin nhắn quảng cáo nhà đất. Mặc dù tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần là tôi không có nhu cầu mua thêm nhà ở nữa nhưng họ vẫn mời chào đủ các sản phẩm từ biệt thự, nhà liền kề, đất thổ cư, chung cư giá rẻ, cao cấp. Tôi phát cáu nhưng không làm gì được”, chị Hạnh nói.
Rất khó để xử phạt
Việc mua bán thông tin cá nhân một cách dễ dàng trên mạng xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều người. Ngoài những cuộc gọi và tin nhắn rác, thậm chí họ có thể trở thành nạn nhân của những mục đích xấu. Không riêng gì khách hàng, với chủ đầu tư, việc thông tin khách hàng bị rao bán tràn lan trên mạng xã hội cũng là bài toán đau đầu trong quản trị doanh nghiệp.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Trường - Đoàn luật sư TP.HCM, Điều 38 bộ luật Dân sự quy định, quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Thế nhưng trên thực tế, việc xử lý không phải là dễ dàng. Bỡi lẽ, việc xử phạt các vi phạm rao bán thông tin cá nhân rất khó khăn. Nguyên nhân là do việc xác minh những đối tượng vi phạm quy định về việc bảo vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông không dễ dàng. Ngay cả khi phát hiện ra thông tin trên mạng bị rao bán, cũng khó xác định vì đối tượng mua bán dùng thông tin giả, rất khó để tìm đích danh.
“Để hạn chế tình trạng thông tin cá nhân của mình bị rao bán, người dân sẽ rất khó để kiểm soát. Bởi lẽ, hiện nay, mỗi người đều sử dụng rất nhiều loại hình dịch vụ như ngân hàng, mua bán nhà đất, du lịch… Thậm chí, những đối tượng xấu còn khai thác thông tin của khách hàng từ chính các hiệp hội mà mình đang công tác, thế nên việc giấu thông tin là điều không thể.
Do đó, về lâu về dài, chuyện rao bán thông tin cá nhân cần phải được cơ quan nhà nước đề cập, cảnh báo cho người dân. Những người nắm giữ thông tin tại các cơ quan, hiệp hội cũng phải có chế độ bảo mật, bảo vệ thành viên của mình để tránh những đối tượng xấu lợi dụng và rao bán”, luật sư Nguyễn Văn Trường nói.
Quốc Tuấn - Diệu Thủy
Chi cục thuế quận 10, TP.HCM vừa có thông báo đến khách hàng mua căn hộ tại 1 dự án chung cư, về việc chủ đầu tư đã sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
" alt=""/>Lộ danh sách đại gia Sài Gòn sở hữu dự án tỷ USD
Nêu tại văn bản gửi Phòng Tài nguyên – Môi trường, chỉ đạo này là thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Phú Quốc mới đây.
Theo đánh giá, thời gian vừa qua, việc phân lô, tách thửa tại Phú Quốc diễn ra phức tạp. Nhiều công ty, doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo các khu phân lô, tách thửa là các dự án dân cư, nhiều người dân mua và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tiến hành xây dựng, dẫn đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quản lý xây dựng gặp nhiều khó khăn.
![]() |
Đặc biệt tại các khu phân lô, tách thửa các lối đi đều không được quy hoạch là đất giao thông nhưng các công ty tự ý làm đường đi sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các cá nhân xây dựng trên các thửa đất nói trên.
Cùng với đó là cơ sở hạ tầng không tuân theo quy định của nhà nước như tự ý kéo điện lưới, cấp nước, cây xanh, cấp thoát nước,... không đảm bảo theo quy định, dẫn đến ảnh hưởng quy hoạch cũng như môi trường sau này.
Trước thực tế trên, trong thời gian chờ hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phân lô, tách thửa có diện tích dưới 500m2 trên địa bàn huyện, đồng thời giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Liên quan đến tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn quốc, đặc biệt tại các huyện: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) diễn ra phức tạp (chuyển nhượng nhiều lần, đẩy giá lên cao, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp), nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, gây bức xúc trong dư luận. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng vừa yêu cầu UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang có biện pháp chấn chỉnh. Trong đó yêu cầu các địa phương này không để tình trạng “cò đất”, “xã hội đen” mua bán đất lộng hành. Và nêu rõ Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để tiếp diễn tình trạng trên.
Nhật Minh
Phó Thủ tướng chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc Kiên Giang
" alt=""/>Phú Quốc tạm dừng chuyển đổi đất phân lô tách thửa