Do áp lực công việc nên thời gian gần đây, ông xã tôi có vẻ xao nhãng chuyện vợ chồng. Vừa rồi có người bạn đi công tác về tặng ký nhân sâm tươi, thương ông xã làm việc vất vả, tôi đem ngâm rượu một nửa, một nửa để dành sử dụng hàng ngày.
Cứ tối tối, tôi xắt 3 lát và hấp cho anh ấy ăn; khi rượu ngâm được 3 tuần, tôi bắt đầu cho anh ấy uống mỗi ngày 1 chung nhỏ. Kết quả là tình hình cải thiện đáng kể: Tinh thần ông xã phấn chấn, chuyện ấy cũng “chất lượng” hơn.
Tuy nhiên, mọi việc chỉ kéo dài được chừng 1 tháng thì mọi việc đột ngột chuyển biến xấu: Ông xã tôi bị nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, mất ngủ. Tôi hỏi mãi anh ấy mới thú nhận là đã đi mua thêm và mỗi ngày... lén uống thêm 1 ly rượu nhân sâm. Loại rượu mà ông xã tôi mua là rượu sâm xịn nhưng tại sao lại “bổ ngửa” như vậy?
Lê Minh Hiền (quận 1, TP HCM)
Chị thân mến,
Chúng ta ai cũng biết nhân sâm là một vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nói đến sâm, người ta lại nghĩ ngay đến tác dụng “cường dương, bổ thận”, giúp tăng khả năng chinh chiến của các đấng mày râu.
Chính vì vậy, nhiều người đã xem nhân sâm như “cứu tinh” khi sức khỏe suy giảm hoặc khi muốn cải thiện chuyện giường chiếu, phòng the. Cũng chính vì suy nghĩ này mà đã xảy ra nhiều chuyện dở khóc, khở cười vì lạm dụng nhân sâm; thậm chí có trường hợp “cường” đâu không thấy mà chỉ thấy “liệt” luôn!
Như vậy, điều trước tiên phải nhớ là sâm dù quý, dù tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng và dùng một cách tùy tiện. Các nghiên cứu đã cho thấy nếu người lớn uống khoảng 200ml rượu sâm nồng độ 3% sẽ có biểu hiện trúng độc, bị mẩn đỏ toàn thân, ngứa, chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng, huyết áp hạ. Uống liên tục mỗi ngày 0,3g bột sâm củ có thể mất ngủ, trầm uất, giảm cân. Nếu dùng nhân sâm và chế phẩm từ sâm với liều quá cao hoặc quá dài ngày có thể dẫn đến ngộ độc... Người bị cảm mạo, phát sốt, bị bệnh gan mật cấp tính, viêm dạ dày và ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng đi ngoài, bị giãn phế quản, lao, ho, ra máu, cao huyết áp, bị di tinh, ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi... không được tự ý dùng nhân sâm. Tốt nhất khi muốn sử dụng nhân sâm phải hỏi ý kiến nhà chuyên môn.
Tóm lại, ông xã nhà chị có thể đã rơi vào tình trạng “lạm dụng” hoặc uống rượu sâm quá liều. Những triệu chứng như nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, cáu gắt, mất ngủ sau khi đã... tự ý gia tăng liều lượng rượu sâm cho thấy có mối liên hệ nhân- quả giữa 2 chuyện này.
Việc phải làm là dừng ngay việc “tẩm bổ”, đưa anh nhà đến bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân bệnh tật và chữa trị đúng thuốc. Sau đó khi tình trạng “dị ứng sâm” chấm dứt thì tham vấn ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng các sản phẩm từ sâm hiện đang... tồn trữ trong nhà mình.
Mỗi ngày uống một ly nhỏ rượu sâm tốt cho sức khỏe, da dẻ hồng hào, ăn ngon ngủ yên, tinh thần minh mẫn, sức khỏe dẻo dai nhưng nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng; thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
(Theo Vũ Kim Khôi / NLĐ)
" alt=""/>“Cường” đâu không thấy chỉ thấy “liệt” luôn!Đa số người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM khi được ICTnews hỏi đều đồng tình việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy lưu thông ở khu vực trung tâm TP.HCM trong thời gian sắp tới, kèm với đó phải có phương tiện công cộng di chuyển phù hợp.
![]() |
Quang cảnh ùn tắc thường xảy ra vào giờ cao điểm tại TP.HCM - Ảnh: Hải Đăng |
Đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố đề nghị từ nay đến năm 2020 hạn chế xe máy trên hai tuyến đường, giai đoạn 2021-2025 hạn chế xe máy vào Quận 1, 2025 đến 2030 hạn chế và tiến tới cấm xe máy vào một số quận trung tâm TP.HCM.
Anh Đào Vũ Hải, nhân viên một công ty ở Quận 11, có nhà nằm ngay trên tuyến đường dự kiến bị cấm xe máy, cho rằng khi đó anh đi làm sẽ gặp trở ngại nghiêm trọng, đành phải đi xe buýt hoặc dịch vụ vận chuyển như Grab, taxi. Tuy vậy, anh Hải đồng tình với ý kiến cấm xe máy, vì giải quyết bài toán kẹt xe, gây ô nhiễm, phần nào giảm thiểu tai nạn giao thông do xe máy gây ra.
Anh Nguyễn Phương Bình, làm việc tại Quận 1, cho rằng số lượng người nhập cư vào TP.HCM ngày càng đông, số lượng xe máy quá nhiều dẫn đến việc ùn tắc giao thông, do đó giải pháp cấm xe máy là hợp lý. Tuy nhiên, anh Bình cho rằng cũng nên có biện pháp hạn chế xe ô tô vì phương tiện này gây ùn tắc không kém.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM tính đến tháng 8/2017, toàn thành phố có gần 8 triệu phương tiện, trong đó có 7,3 triệu xe máy, mỗi tháng trung bình có thêm 30.000 xe máy mới.
Dù đồng tình với phương án cấm xe máy, những người được hỏi trong bài này đều cho rằng cần có phương tiện công cộng phù hợp, văn minh, phủ nhiều tuyến để người dân dễ di chuyển. Đầu các tuyến cấm xe máy nên quy hoạch bãi gửi xe để từ đó chuyển sang các phương tiện công cộng.
Chị Trần Bích Liên hàng ngày đi làm từ Bình Dương lên trung tâm Quận 1 bằng xe buýt, bỏ hoàn toàn việc đi xe máy từ năm 2014 đến nay.
“Văn hóa xe máy nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường, bộ mặt xã hội và tính cách của người đi xe máy nữa. Tôi ủng hộ việc cấm xe máy”, chị Liên khẳng định.
Văn phòng của chị Liên ngay tại trung tâm Quận 1 nên khá dễ di chuyển, chị thường đi xe buýt, đi bộ, và đi taxi do công ty chi trả. Tuy vậy, chị cho biết công việc trước kia của chị là nhân viên kinh doanh thường phải đi gặp khách hàng, chị cũng đi bộ và xe buýt.
“Cách đây vài năm công ty tôi ở Quận 4, đi bộ ra trạm xe buýt mất 400 mét, đi xe buýt cũng khá mất thời gian. Nhưng giờ tuyến xe buýt dày hơn nhiều rùi, nếu tôi ra trạm mà thấy xe đông tôi sẽ bỏ chuyến đó, đợi chuyến sau chưa tới 10 phút”, chị Liên nói.
“Và thực ra để ý tìm hiểu một chút thì các tuyến xe buýt đã phủ rất rộng, muốn đi đâu cũng đến được, các trạm cách nhau rất gần, đi một chuyến chưa được thì đi 2-3 chuyến. Ở nước khác người ta cũng đi buýt ra tàu điện, rồi xuống tàu điện phải đi buýt nữa mới tới công ty thôi”, chị Liên nói thêm.
Khảo sát của Sở Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải trên 35 ngàn người cho biết hơn 62,5% ý kiến người dân cho rằng cần hạn chế lưu thông ô tô con, xe máy (trong đó gần 41% đồng ý hoàn toàn và gần 22% đồng ý khi vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại). Các giải pháp được đồng tình nữa bao gồm điều chỉnh giờ học, giờ làm lệch ca, thu phí ôtô vào khu vực trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông.
... nhưng sẽ có bất cập
" alt=""/>Cấm xe máy vào nội đô TP.HCM: Đồng tình nhưng rất khó thực hiệnThe Independent dẫn lời những người đào tẩu khỏi Triều Tiên cho biết người dân ở đây thích chơi game thùng, game mobile và những trò chơi bắn súng trên máy tính.
Người dân chơi game thùng và console Nhật Bản
Vào ngày 7/11/2013, kênh Stimme Koreas đã đăng tải đoạn video hé lộ cách người dân ở Triều Tiên chơi game. Trong video, mọi người đang vui chơi bằng máy điện tử xèng ở trung tâm giải trí trên đảo Rungna (thuộc thủ đô Bình Nhưỡng).
Từ người lớn đến trẻ em, ai cũng say sưa nhìn vào màn hình để thưởng thức các game bắn súng, cưỡi ngựa, đua xe và hành động. Dù các tựa game này đều rất cũ nhưng mọi người vẫn vui vẻ và hào hứng.
Bên cạnh đó, người dân nơi đây cũng ưa chuộng các máy chơi game console. Những thiết bị này được sản xuất trong nước, có hình dáng khá giống với Nintendo NES và SNES thập niên 80 dùng băng từ. Các băng game phổ biến có Mario Kart, Super Mario Bros (Hái nấm), Duck Hunt (game bắn vịt)...
Ngoài ra, người dân Triều Tiên cũng sở hữu các máy chơi game console có xuất xứ Nhật Bản hoặc Đài Loan.
Người trẻ tuổi chơi game phương Tây trên máy tính
Theo Daily NK, cậu bé người Triều Tiên (14 tuổi) nói rằng đã chơi các trò chơi của Hàn Quốc khi còn ở trong nước. Tất cả bạn bè của cậu cũng đã chơi các game phương Tây như Terminator: Salvation, Grand Theft Auto V, FIFA... trong bí mật.
Những người Triều Tiên am hiểu công nghệ che giấu các trò chơi khỏi chính quyền bằng cách sử dụng một số phương pháp đơn giản. Chẳng hạn, họ chỉ cần thay đổi phần mở rộng của tên tệp game thành .jpg, .doc để tránh sự nghi ngờ.
Hơn nữa, họ lưu giữ các trò chơi này trên USB nên dễ dàng chia sẻ bí mật với nhau. Tuy nhiên, câu hỏi về cách các trò chơi điện tử phương Tây xâm nhập vào đất nước này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Cũng theo một người đào thoát khỏi Triều Tiên, các nhà chức trách quan tâm nhiều đến việc ngăn người dân xem phim và chương trình truyền hình có nguồn gốc từ Hàn Quốc hơn. Do đó, họ không cảnh giác nhiều đến các trò chơi.
Mặt khác, theo nghiên cứu của Recorded Future, "giới tinh hoa" Triều Tiên thích chơi game và xem stream. Cụ thể, những cá nhân quyền lực thuộc tầng lớp trên của hệ thống chính trị ở Triều Tiên sử dụng Internet một cách bình thường.
Họ dành rất nhiều thời gian để xem các kênh streaming và chơi game. Điều này có phần trái ngược với những tin đồn về việc hạn chế, khắt khe trong quản lý thông tin và mạng Internet của chính quyền ông Kim Jong Un.
"Không nên ngạc nhiên khi họ thích và xem stream game. Tôi nghĩ Triều Tiên không phải là một nơi lạ lùng như mọi người vẫn nghĩ", Robert Manning, chuyên gia phân tích châu Á của The Atlantic Council nói.
Các tựa game gán nhãn Triều Tiên
Không chỉ chơi game nước ngoài, Triều Tiên còn có những trò chơi do chính phủ sản xuất. Những trò chơi này phản ánh đời sống hàng ngày và văn hóa Triều Tiên.
Trò chơi Hunting Yankee trên máy tính là game bắn súng góc nhìn thứ nhất giống Call of Duty, Counter Strike của phương Tây.
Trên điện thoại cũng có một số game như Confrontation War và Guardian. Trong Confrontation War, người chơi sẽ tiêu diệt tàu ngầm với bom chìm, hạt nhân và ngư lôi. Ở trò Guardian, người chơi sẽ tham gia vào một cuộc chiến tranh hải quân giả lập với hệ thống vũ khí súng thần công, bệ phóng tên lửa và mìn.
Vì những điều luật khắt khe, người dân Triều Tiên chỉ có thể đến các cửa hàng để cài đặt ứng dụng và trò chơi lên điện thoại nhằm giải trí khi cần.
Theo Zing
" alt=""/>Bị hạn chế máy tính, Internet, người dân Triều Tiên chơi game gì?