Đêm nhạc Giáng sinh Quà tặng yêu thương do Hội đồng giáo dục và Hội học sinh - sinh viên Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) tổ chức nhằm lan tỏa ý nghĩa của tình yêu thương.  |
Bà Hoàng Nguyễn Thu Thảo - Tổng Giám đốc NHG và họa sĩ Phan Vũ Linh trao bức tranh “Người gieo mầm tri thức” cho người đã đấu giá thành công bức tranh với giá trị 160 triệu đồng. |
Đêm nhạc có sự tham gia của gần 2.000 khách mời là đối tác, cộng sự của NHG, lãnh sự quán, phụ huynh, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ nhân viên trong hệ thống. Sự kiện cũng thu hút nhiều ca sĩ nổi tiếng như: ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Đông Nhi, Minh Thư, Kyo York,… cùng các ban hợp xướng Giáng sinh nổi tiếng tại TP.HCM như ca đoàn Quê Hương (Phanxico-Đakao), ban hợp xướng Pio X, ca đoàn Thông Vi Vu, nhóm Angelo, ca đoàn Giáo xứ Hàng Xanh, Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima…
 |
TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng Giám đốc NHG chia sẻ lời cảm ơn tại đêm nhạc Giáng sinh “Quà tặng yêu thương”. |
Tại đêm nhạc đội ngũ học sinh sinh viên, giáo viên - giảng viên và phụ huynh học sinh NHG đã cùng nhau cất lời ca, tiếng hát trong tình yêu thương, nguyện cầu cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Bên cạnh hoạt động trình diễn nghệ thuật - âm nhạc, chương trình còn có phiên đấu giá gây quỹ từ thiện 24 tác phẩm tranh do giáo viên, giảng viên, sinh viên hệ thống giáo dục NHG sáng tác, đặc biệt là bức tranh “Người gieo mầm tri thức” của họa sĩ Phan Vũ Linh, giảng viên Trường Đại học Hoa Sen.
 |
Đại diện Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng trao tặng hơn 600 triệu cho các đại diện của: Cô nhi viện Vinh Sơn; quỹ từ thiện Bệnh nhi ung thư; Dòng Đa Minh và Dự án xây nhà nội trú cho các em học sinh cấp II người dân tộc. |
Tại đêm nhạc, đại diện NHG và các đối tác đã trao 120 triệu đồng đến Cô nhi viện Vinh Sơn - Kontum, nơi đang nuôi dưỡng 800 trẻ mồ côi, nghèo khó không nơi nương tựa; đồng thời ủng hộ mua 500kg măng trị giá 200 triệu đồng nhằm góp phần duy trì hoạt động tại 6 điểm nhà Vinh Sơn. Bên cạnh đó, Chương trình còn trao 100 triệu đồng hỗ trợ Dòng Đa Minh, nơi đang vận hành 3 nhà nội trú dân tộc; với số tiền này, các tu sĩ dòng Đa Minh sẽ giúp đỡ học sinh nghèo trang trải học phí. Chương trình còn trao cho Dự án xây nhà nội trú cho các em học sinh cấp II người dân tộc tại làng Kleng, thị trấn Sa thầy, Kontum.
 |
Học sinh- sinh viên Nguyễn Hoàng biểu diễn trong buổi lễ |
Ngoài ra, chương trình còn đấu giá lại bức tranh “Đường quê” trị giá 100 triệu đồng của nhóm thiện nguyện những người làm báo và doanh nghiệp nhằm gây quỹ giúp bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Số tiền quyên góp còn lại sẽ được Ban tổ chức chương trình tiếp tục trao đến các quỹ, hội nhóm từ thiện, để tiếp sức và nâng bước các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Tấn Tài
" alt=""/>Ấm áp đêm nhạc Giáng sinh ‘Quà tặng yêu thương’
Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ở khắp các cơ quan, đường phố, nơi công cộng, từng địa phương... người dân đều nhắc nhau đeo khẩu trang, rửa tay sạch, trách tiếp xúc nơi đông người.Ở khu vực thang máy, nhà vệ sinh, các cơ quan làm việc đều có chai nước rửa tay, và những thông tin về cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách....
Loa phát thanh ở các phường, xã, thị trấn mỗi ngày đều nhắc người dân về cách phòng tránh dịch bệnh.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay, hầu hết các phường ở Quận 9 (TP.HCM) đều có loa phường và hoạt động khá ổn định. Cụ thể, phường Phú Hữu, loa phường được bố trí khắp các khu phố.
 |
Những chai nước rửa tay được để sẵn nơi công cộng. Ảnh: Nguyễn Thảo. |
Vợ chồng chị Như Mai sống ở phường Phú Hữu, Quận 9 được hơn hai năm nay. Chị cho biết, cứ 6 giờ sáng và 5 giờ chiều mỗi ngày, đài phát thanh của phường phát đi các thông báo về lịch tiêm phòng, thông tin bầu cử, dịch bệnh… đến người dân.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đài phát thanh của phường liên tục tuyên truyền những thông tin về cách phòng tránh cho người dân. Ngoài ra, cán bộ từng khu phố còn đi từng nhà yêu cầu người dân cùng ký vào văn bản, nội dung cam kết về việc phòng tránh dịch.
‘Người dân ở khu phố tôi rất có ý thức về việc phòng tránh dịch. Ai ra đường cũng mang khẩu trang. Còn nhà tôi, ngoài mang khẩu trang còn rửa tay thường xuyên, hủy bỏ hết những chuyến du xuân, tụ tập ăn uống nơi đông người. Sức khỏe vẫn là quan trọng nhất’, chị Mai nói.
 |
Những bảng thông tin về dịch Covid-19 được dán khắp nơi. Ảnh: Thảo Nguyễn. |
Chị Nguyễn Hiền, phường Thạnh Xuân, Quận 12 cho biết, địa phương chị cũng có loa phường phát hai lần mỗi ngày để tuyên truyền về việc phòng chống dịch Covid-19.
Chị Hiền cho biết, loa phường ở nơi chị sống thường phát vào 6 giờ sáng và 6 giờ chiều mỗi ngày. Nội dung là nhắc người dân mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, dọn dẹp nhà cửa, giữ vệ sinh, tránh đến nơi đông người và những thông tin liên quan đến dịch bệnh.
 |
Ngoài yêu cầu người dân ký vào bản cam kết phòng chống dịch bệnh, ông Sỹ còn phát tờ hướng dẫn vào trang web của phường để biết thêm thông tin về dịch bệnh. Ảnh: Tú Anh. |
Theo chị Hiền, việc truyền đi các thông tin về dịch bệnh như vậy là bổ ích trong trong giai đoạn này.
‘Hiện nay, các thông tin về bệnh Covid-19 được tuyên truyền rộng rãi ở khắp các phương tiện truyền thông. Bộ Y tế mỗi ngày cũng gửi đến điện thoại người dân các thông tin về dịch bệnh. Tôi còn trẻ, có thể xem được hết thông tin về dịch bệnh trên điện thoại, các trang báo… Nhưng còn các cụ lớn tuổi, người lao động nghèo, các tiểu thương bận bán hàng ở chợ… thì việc phát thông tin về dịch bệnh ở loa phường là rất bổ ích’, chị Hiền nói.
Ông Đặng Như Sỹ, Tổ trưởng Tổ dân cư số 3, khu phố 4, phường Phú Hữu rất vui khi ông đi từng nhà đưa bản cam kết phòng chống dịch bệnh Covid - 19 thì ai cũng hưởng ứng.
‘Từ khi có dịch bệnh, ngày nào tôi cũng đạp xe đạp đi từng ngả đường quan sát, thấy ai cũng đeo khẩu trang khi ra đường. Việc đó là rất đáng mừng. Ở các chợ, trường học thì dọn vệ sinh sạch sẽ. Mong rằng dịch bệnh nhanh được dập tắt để người dân ổn định cuộc sống’, ông Sỹ nói.
 |
Người dân đeo khẩu trang. Ảnh: Thảo Nguyễn. |
Chia sẻ về công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19, ông Đinh Văn Giảng – Chủ tịch xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm cũng cho biết, lãnh đạo xã đã tận dụng mọi kênh thông tin để cung cấp thông tin tới bà con nhanh nhất.
‘Xã thành lập ban chỉ đạo, tổ tuyên truyền lưu động: giao cho các bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban mặt trận, đoàn thể… xuống tuyên truyền trực tiếp, phát tờ rơi tại nhà dân.
Ngoài ra, hệ thống loa phát thanh của xã hoạt động từ lúc 6 giờ sáng sẽ làm nhiệm vụ tiếp sóng các đài phát thanh huyện, thành phố trong vòng 1 giờ đồng hồ, tiếp đó là tới các thông tin của xã, thôn, cụm dân cư.
Thông tin về tình hình dịch bệnh, cách phòng ngừa… liên tục được cập nhật cho bà con trên địa bàn. Băng rôn, khẩu hiệu được treo ở những nơi có nhiều người qua lại như nhà văn hoá, trạm y tế, cơ quan xã, các trụ sở doanh nghiệp…’.
Ông Giảng cũng cho biết, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, xã Kiêu Kỵ cũng cho kiểm tra toàn bộ các nhà nghỉ, nhà trọ, cơ quan đơn vị.
Về phía người dân, tất cả đều nghiêm túc chấp hành, chủ động phòng tránh, tích cực tiếp nhận thông tin. ‘Về cơ bản, ở khu vực của chúng tôi, các hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Duy chỉ có việc học sinh được nghỉ học thì hơi ‘bí bách’ cho phụ huynh có con nhỏ một chút’.
Vị chủ tịch xã cũng chia sẻ, trong suốt mấy tuần qua, UBND TP đã thực hiện họp giao ban trực tuyến qua mạng nội bộ của TP với tất cả các xã, phường. ‘Chúng tôi mời tất cả bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban các mặt trận tới phòng họp của uỷ ban để ngồi nghe chỉ đạo, trao đổi trực tiếp của TP tới các phường, xã. Đặc biệt vào thời điểm ‘nóng’, có khi 2 ngày lại họp trực tuyến 1 lần, từ 16 giờ 30 phút tới 18 giờ. Nhìn chung, công tác tuyên truyền từ UBND TP xuống địa phương rất sát sao, nghiêm túc’.
 |
Người dân thường xuyên rửa tay sạch. Ảnh: Thảo Nguyễn. |
Chia sẻ về công tác tuyên truyền phòng dịch, bà Lê Hương Giang - Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong 3 tuần triển khai, Cục này đã làm được một số hành động thiết thực như: Ban hành Cẩm nang hỏi - đáp thông tin về dịch bệnh; gửi 4 file âm thanh - sử dụng công nghệ đọc tự động có nội dung về dịch bệnh xuống các Sở TT&TT tỉnh, thành phố…
Đến ngày 18/2, Cục đã nhận được 38 báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các địa phương. Trong đó, các Sở TT&TT đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh; thành lập tổ công tác xử lý thông tin; phối hợp với các Sở, ngành liên quan; tạo chuyên mục ‘Tuyên truyền về virus nCoV’ trên trang thông tin điện tử của tỉnh, thành mình…
Các doanh nghiệp viễn thông như VNPT và Viettel cũng được nhận chỉ đạo đăng tải tin nhắn cảnh báo về dịch bệnh tới các thuê bao di động trên địa bàn của mình.
‘Các Sở cũng phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục cập nhật các thông điệp truyền thông, các tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch, để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, không gây hoang mang trong nhân dân; khuyến cáo người dân không nên mua sắm, tích trữ ồ ạt khẩu trang y tế, nước rửa tay…’ - bà Giang chia sẻ.

Lão nông quyên hết tiền bán rau cho vùng dịch Covid-19 Hồ Bắc
Trong lúc đếm tiền, ông vừa khóc vừa nghĩ về những người ở Hồ Bắc.
" alt=""/>Tuyên truyền phòng dịch Covid