- 70 năm qua, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã đào tạo được hơn 2,5 vạn học sinh chất lượng cao và có tới 90% đỗ ĐH hàng năm.Ngày 18/11, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) kỷ niệm 70 năm thành lập trường và 20 năm trở thành trường chuyên.
Tại lễ kỷ niệm, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá, đây là một trong những ngôi trường luôn trong top những trường có thành tích nổi bật nhất nước.
 |
Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ |
Hàng năm, 100% học sinh khối 12 của nhà trường đỗ tốt nghiệp, 90% học sinh đỗ ĐH và có nhiều lớp chuyên đỗ ĐH 100%.
Thầy Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ cho biết, tháng 3/1947, giữa cuộc kháng chiến chống Pháp, tại làng Sêu, xã Trinh Tiết, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (sau thành Hà Tây rồi Hà Nội) ra đời trường trung học kháng chiến mang tên người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với 4 lớp học.
Từ mái trường này, đã có trên 3.000 học sinh tham gia vào 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ.
Đến năm 1997, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tây giao cho trường nhiệm vụ mới là đào tạo học sinh năng khiếu cho tỉnh để thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”, đồng thời ra quyết định đổi tên trường PTTH Nguyễn Huệ thành trường chuyên Nguyễn Huệ.
Từ chỗ chỉ có 3 hệ chuyên Toán, Hoá, Pháp, đến nay trường có đầy đủ 11 hệ chuyên gồm: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử , Địa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Tin học.
 |
Các thế hệ thầy cô, học sinh nhiều thế hệ ngày trở về |
Chặng đường 70 năm, nhà trường đã đào tạo được trên 2,5 vạn học sinh chất lượng cao. Riêng 20 năm qua, nhà trường đã giành 800 giải quốc gia, 14 giải quốc tế ở nhiều lĩnh vực.
Đây cũng là dịp hiếm hoi quy tụ đông đủ các thế hệ học sinh để tri ân và ôn lại nhiều kỷ niệm với các thế hệ thầy cô giáo của nhà trường.
Không giấu nổi xúc động, thầy Thái Văn Bình, nguyên Hiệu trưởng trường chia sẻ: “Ngày hôm nay, chúng tôi đã có chung một cảm giác, giống như năm xưa gieo hạt, còn giờ được hưởng trái ngọt. Rất cảm ơn các em, những học trò của chúng tôi!”.
Đây cũng là lần đầu tiên, khoá cựu học sinh chuyên Nguyễn Huệ 1999-2002 tổ chức ngày hội, quy tụ được đầy đủ 21 lớp với 300 thành viên để chào mừng ngày tri ân các thầy cô.
Tuấn Thành
" alt=""/>Ngôi trường có 800 giải quốc gia và 2,5 vạn HS chất lượng cao
Theo On, vài giờ trước khi mất, Lâm Thông có triệu chứng khó thở. Ông được gia đình nhanh chóng chuyển vào bệnh viện cấp cứu song không qua khỏi. Phía bác sĩ chẩn đoán nam diễn viên suy tim dẫn đến cơ quan hô hấp khó khăn. Ông qua đời trong vòng tay của người thân, gia đình.  |
Tài tử Lâm Thông mất ở tuổi 76 vì bệnh tim. |
"Đây là sự mất mát lớn đối với giới giải trí. Ông ra đi nhưng đã kịp để lại những tác phẩm sống mãi với thời gian", trang tin viết. Các nghệ sĩ, giới làm phim cũng không khỏi bàng hoàng trước thông tin Lâm Thông qua đời. Các đồng nghiệp như Nhậm Đạt Hoa, Lương Triều Vỹ... đăng tải bài viết tưởng niệm trên trang cá nhân. Trong ký ức của nhiều người, tài tử gạo cội là một nghệ sĩ giỏi nghề và có đạo đức tốt, được nhiều thế hệ đàn em kính phục.
Theo nguyện vọng từ nam diễn viên, linh cữu của ông sẽ được chuyển về quê an táng. Do dịch bệnh, gia đình tài tử Lâm Thông dự định tổ chức lễ tang nhỏ gọn.
 |
Nam diễn viên quen thuộc với dạng vai phản diện trên màn ảnh Hong Kong. |
Lâm Thông sinh năm 1945, gia nhập làng giải trí Hong Kong ở tuổi 20. Trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, ông từng tham gia nhiều dự án phim lớn với các tên tuổi như Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ, Lưu Đức Hoa, Nhậm Đạt Hoa... Ông tham gia hơn 100 tác phẩm điện ảnh lẫn truyền hình như: Anh hùng bản sắc, Hiệp khách hành, Lục tiểu phụng, Giang hồ tình...Bên cạnh vai trò diễn xuất, ông còn được đánh giá là đạo diễn giỏi.
Clip tưởng niệm diễn viên Lâm Thông
Thúy Ngọc

Diễn viên Lý Hương Cầm qua đời ở tuổi 88
Diễn viên gạo cội Lý Hương Cầm qua đời tại nhà riêng sau thời gian dài chống chọi bệnh tật, hưởng thọ 88 tuổi.
" alt=""/>Tài tử 'Lục Tiểu Phụng' đột ngột qua đời ở tuổi 76