“Bình thường, nếu không ghép gan ở Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ có thể sang Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Thế nhưng vì lý do khách quan nào đó, họ cũng bị gián đoạn. Đây là tình huống không ai tin, không ai dự đoán được”, bác sĩ Trí nói.
Chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, nhận trách nhiệm về hiện tượng một số phụ huynh đưa con ra Hà Nội để ghép gan, mặc dù bệnh viện không có chủ trương chuyển bệnh nhi sang cơ sở khác.
Giãi bày về nguyên nhân, bác sĩ Thạch cho hay hai phòng mổ dành cho ghép tạng 18 năm qua cũng chính là phòng mổ sọ não và mổ tim. Mỗi lần triển khai một ca ghép tạng, các ca mổ sọ não và mổ tim phải hoãn 1 tuần, trừ trường hợp khẩn cấp.
Trong thời gian chờ mổ sọ não và mổ tim, trẻ cũng có thể gặp biến chứng và tử vong. “Điều này rất khủng khiếp”, bác sĩ Thạch chia sẻ.
Do đó, bệnh viện đã triển khai Đề án thẩm định ghép tạng, trong đó xây dựng thêm 2 phòng mổ đạt chuẩn dành riêng cho phẫu thuật này. Tuy nhiên, chỉ khi đề án được thông qua, phòng mổ mới được sử dụng, việc mổ u não và mổ tim không bị ảnh hưởng.
Cũng theo bác sĩ Thạch, theo quy định, việc lấy tạng ở người lớn để ghép cho trẻ nhỏ phải do bác sĩ của các bệnh viện người lớn, có chứng chỉ hành nghề phù hợp thực hiện. Trước đây, bác sĩ của các bệnh viện đối tác như Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên gia từ Vương quốc Bỉ đảm nhận khâu này.
Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cử 3 bác sĩ đi đào tạo ở nước ngoài và có chứng chỉ phù hợp để thực hiện lấy tạng ở cả người lớn và trẻ em. Như vậy, về nhân lực, bệnh viện có thể tự chủ hoàn toàn trong khâu lấy và ghép tạng, không phụ thuộc vào các chuyên gia của bệnh viện người lớn.
Đề án thẩm định ghép tạng đã được trình lên Sở Y tế TP.HCM và đang ở những bước cuối cùng, sau đó trình Bộ Y tế. “Khi đề án được thông qua, chúng tôi sẽ giải được bài toán khó này. Hiện nay, bệnh viện đã hội chẩn cho 3 cặp ghép gan. Dự kiến cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, khi đề án thông qua, các ca mổ sẽ được tiến hành ở phòng mổ mới với các tiêu chuẩn hiện đại nhất”, bác sĩ Thạch nói.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sản phẩm cũng đánh dấu lần đầu nhóm nhạc LIME tái hợp với đầy đủ các thành viên Liz Kim Cương, Yoon, Yvone và Emma sau 5 năm tan rã.
Suni Hạ Linh từng nằm trong đội hình ban đầu của LIME nhưng sớm tách ra hoạt động độc lập trước khi nhóm ra mắt. Dù vậy, cô vẫn giữ quan hệ thân thiết với các cô gái trong nhóm.
MVLạc khách (Castaway) còn có 2 khách mời là ca sĩ Cara và Hoàng Duyên – đồng nghiệp cùng công ty quản lý cũ của Suni Hạ Linh, chứng kiến hành trình 8 năm hoạt động nghệ thuật của nữ ca sĩ.
Trích đoạn MV 'Lạc khách'
Suni Hạ Linh và Juun D làm việc cùng nhau từ những ý tưởng ban đầu của Lạc khách (Castaway). Trong đó, Suni Hạ Linh sản xuất xuất âm nhạc, định hướng và làm việc với nhóm Gen Z về hòa âm, phối khí nhưng hát khá ít.
Trong khi đó, Juun D phụ trách lên ý tưởng về hình ảnh lại chỉ xuất hiện chớp nhoáng suốt MV, nhường 'đất diễn' cho cô bạn. Bằng cách này, họ tôn nhau lên để khán giả thấy sự trưởng thành trong giọng hát của Juun D cùng hình ảnh, khả năng vũ đạo và diễn xuất của Suni Hạ Linh.
Suni Hạ Linh sinh năm 1990, có bố mẹ và chị gái đều là nghệ sĩ múa. Bố cô là NSND Ngô Đặng Cường, nguyên Hiệu trưởng Trường Múa TP.HCM.
Ca sĩ sở hữu nhiều MV hot như: Cứ chill thôi(107 triệu view), Không sao mà em đây rồi (86 triệu view), Em đã biết (34 triệu view),Cảm nắng(15 triệu view), Thích rồi đấy (12 triệu view)…
Juun D sinh năm 1991, từng thi Vietnam’s Got Talent 2016. Ca sĩ được yêu mến qua các bản hit như Sợ rằng em biết anh còn yêu em(65 triệu lượt xem), Không còn bình yên (10 triệu view)… Thời gian qua, anh không xuất hiện nhiều trên truyền thông vì mải tập trung vào âm nhạc và công việc sáng tạo trong ngành quảng cáo.