Tuy nhiên, cũng có những hậu duệ hoàng gia bị cuốn vào hiện thực khó khăn. Họ chật vật mưu sinh bằng các công việc từ lái taxi cho đến dọn dẹp chung cư.
Nhiều người lo ngại “gánh nặng” của danh phận, tước hiệu, song cũng có những dòng tộc đã hoàn toàn bị lãng quên sau nhiều thế kỷ.
Cho thuê cung điện
Maharaja Padmanabh Singh (sinh năm 1998) là hậu duệ thứ 303 của hoàng tộc ở thành phố Jaipur (Ấn Độ).
Hiện tại Ấn Độ không công nhận tước hiệu hoàng gia, nhưng hoàng tộc cũ ở đất nước này vẫn được người dân tôn kính. Dù không nắm thực quyền, Padmanabh Singh vẫn thường được dân chúng gọi là "vua".
TheoBusiness Insider, Padmanabh Singh có thể nắm giữ đến hàng trăm triệu USD. Gia tộc Jaipur được biết đến với khối tài sản khổng lồ, ước tính từ 696,7 triệu USD đến 2,8 tỷ USD.
![]() |
Maharaja Padmanabh Singh cho thuê cung điện City Palace từ năm 2019. Ảnh: Instagram NV. |
Năm 2019, Padmanabh Singh đã quyết định cho thuê một căn phòng trong cung điện City Palace của gia đình trên Airbnb với giá gần 8.000 USD/đêm.
City Palace (Jaipur, Ấn Độ) là cung điện hoàng gia được xây dựng vào năm 1727 bởi Jai Singh II, người đứng đầu hoàng gia tại thành phố Jaipur, Rajasthan (Ấn Độ).
Trước đây, cung điện này chỉ đón tiếp hoàng gia và các vị khách đặc biệt như cố Công nương Diana, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, MC Oprah Winfrey…
"Tôi hân hạnh khi gia đình mình đang hợp tác với Airbnb để giới thiệu sự tráng lệ của Rajasthan tới du khách. Tôi hy vọng có thể chia sẻ lòng hiếu khách của người dân Ấn Độ tới mọi người", Padmanabh Singh nói.
Padmanabh Singh còn được biết đến với vai trò người mẫu từ năm 2018. Anh từng xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí thời trang danh tiếng và là hậu duệ hoàng gia đầu tiên góp mặt trong buổi trình diễn của Dolce & Gabbana tại Milan năm 2018.
Lái taxi, dọn dẹp chung cư
Tengku Indra (67 tuổi) là một trong số những người Singapore còn mang tên chứa kính ngữ Tengku, nghĩa là hoàng tử hoặc công chúa trong tiếng Malaysia.
Anh là hậu duệ của vị vua từ thế kỷ 19 - Sultan Hussein Shah - người đã nhường quyền kiểm soát đảo quốc sư tử cho người Anh.
![]() |
Hậu duệ hoàng gia Singapore đang cầu nguyện bên cạnh bia mộ của tổ tiên. Ảnh: Reuters. |
Ngày nay, không nhiều người còn biết đến sự tồn tại của dòng dõi Sultan. Cho đến đầu thế kỷ này, một số hậu duệ vẫn sống trong cung điện do tổ tiên để lại. Tuy nhiên không lâu sau đó, họ đã dọn đi khi chính phủ Singapore biến cung điện thành viện bảo tàng.
“Không quan trọng bạn có phải là con cháu hoàng tộc hay không, mà là bạn phải sống cuộc sống của mình, dựa vào tài năng và đức độ thay vì hưởng một danh xưng do tổ tiên để lại", Indra nói.
Tengku Faizal (43 tuổi) cho biết sau khi rời khỏi cung điện vào năm 1999, ông đã nhận công việc dọn dẹp ở một chung cư và bị trêu chọc là "hoàng tử xử lý rác".
Hiện tại, ông làm công việc lái taxi và phải vật lộn để kiếm sống, dù đã được hỗ trợ tài chính để trang trải chi phí chăm sóc con gái. Để giúp đỡ, vợ ông đã nhận một công việc bán thời gian trong một cửa hàng McDonald's.
"Chúng tôi không thông minh, cũng chẳng giàu có. Chúng tôi chỉ có tước hiệu thôi", Faizal cho biết.
Kinh doanh, đầu tư công nghệ
Andrew Lee, vốn là một cư dân bang Indiana, Mỹ. Năm 2013, cuộc sống của Lee bỗng thay đổi hoàn toàn khi anh phát hiện mình có quan hệ họ hàng với Yi Seok, một hậu duệ hoàng gia của triều đại Joseon - chế độ quân chủ cuối cùng cai trị bán đảo Triều Tiên trong suốt hơn 5 thế kỷ từ năm 1392 đến năm 1897.
Trước khi được sắc phong thái tử vào năm 2018, Lee đã có cuộc sống giàu sang nhờ thành công trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ và đầu tư.
Tài sản ròng của Lee không được tiết lộ, nhưng vào cuối năm 2019, một công ty an ninh mạng của Israel đã mua lại công ty của anh, Private Internet Access, với giá 95,5 triệu USD.
![]() |
Cuộc đời của Thái tử Hàn Quốc Andrew Lee được ví như một bộ phim truyền hình. Ảnh: London Trust Media. |
Theo Sputnik Newsvào năm 2018, Lee dự định mở một trường dạy lập trình miễn phí cho người Hàn và khởi động quỹ khởi nghiệp trị giá 100 triệu USD.
Lee cũng cho biết anh sẽ đóng góp 10 triệu USD cho quỹ và hy vọng tìm được “những nhà đầu tư có cùng chí hướng”, những người sẽ góp vốn để nâng số tiền trong quỹ lên 100 triệu USD.
Cuối năm 2020, Los Angeles Timesđưa tin thái tử Hàn Quốc đã chi 12,6 triệu USD cho một khu đất rộng hơn 8 ha tại Thung lũng Hidden, thành phố Thousand Oaks, bang California, Mỹ.
Trung tâm của khu đất là một biệt thự kiểu Pháp rộng khoảng 1.300 m2, gồm 7 phòng ngủ, 13 phòng tắm. Không gian sống không khác gì cung điện khi được trang hoàng bằng đồ nội thất đặt làm riêng, đèn chùm và rèm cửa sang trọng.
Theo Zing
Nhiều công chúa như Ubolratana (Thái Lan), Anne (Vương quốc Anh), Sayako (Nhật Bản) chọn từ bỏ danh phận trong hoàng gia để xây dựng sự nghiệp hay kết hôn cùng người mình yêu.
" alt=""/>Cách các hậu duệ hoàng gia trên khắp thế giới kiếm sốngCô Nguyễn Thị Hoa, 53 tuổi, ở TP.HCM cho biết, thời gian qua cô hết sức khổ tâm vì ông chồng về hưu "trở chứng ngựa trời".
Chồng cô vừa về hưu chưa lâu. Ai biết cũng khen ông sướng, về hưu tha hồ tận hưởng, con cái đều đã trưởng thành. Riêng người thân trong nhà đang trải qua giai đoạn mà cô Hoa phải thốt lên chưa từng gặp sau gần 40 năm lấy nhau.
Từ một người chồng tận tụy, vui vẻ, chồng cô như biến thành một con người khác. Ở nhà không đi làm, ra vào đụng mặt vợ con là ông gây sự, nổi khùng, không khí gia đình vô cùng căng thẳng.
Từ người không rượu bia, ông quay sang nhậu nhẹt, nhả khói thuốc cả ngày. Mới đây, cô Thoa và hai con suy sụp, ê chề khi biết... ông qua lại với cô gái ở quán cà phê ít hơn tuổi cô con gái út, điều họ không thể nào tưởng tượng nổi.
Biết vậy nhưng không ai dám góp ý, lên tiếng, mở lời là ông nổi khùng ngay, có thể ném cả đồ đạc. Không những vậy, ông còn quay sang ghen ngược vợ đi làm váy áo xí xọn.
Chị Lê Ngọc Hảo (Quận Tân Bình, TP.HCM) kể Tết năm nay gia đình mất Tết không chỉ vì thay nhau chăm bố trong bệnh viện và cả nhà còn bị khủng hoảng sau khi bố chị về hưu.
Bố chị không mắc bệnh gì cụ thể nhưng gần năm nay, từ khi về hưu, không phải đi làm, ông đổ bệnh. Ông suy sụp, trở nên uể oải, ăn không ngon, ngày chỉ ngủ được 4 - 5 tiếng...
Rồi có đợt, ông nghiện điện thoại, lên mạng làm quen, nhắn tin linh tinh làm quen khắp nơi. Chẳng hiểu sao, ông lại quen cô nữ sinh mà theo chị tìm hiểu được là đang học đại học, ông thường xuyên bắn thẻ điện thoại, nhiều lần chuyển tiền cho cô ta. Hai người hẹn gặp nhau một thời gian rồi không hiểu sao sau đó ngưng liên lạc.
Chị Hảo cho hay, mới đây, do vướng dịch nên bố chị phải hủy kế hoạch Tết này về thăm quê ở Vĩnh Phúc. Sau đợt hủy vé, ông đổ bệnh, ốm liệt giường, tính khí khó chịu, gắt gỏng.
Đến khi cơ thể bị suy nhược, ông mới chịu vào bệnh viện truyền nước. Về sức khỏe ông không bệnh gì nghiêm trọng, sau nhiều ngày nằm viện, gia đình được hướng dẫn nên đưa ông đi khám tâm lý.
Chuẩn bị cho kế hoạch về hưu
Sau hàng chục năm làm việc, nhiều người nghĩ về hưu là thời gian để nghỉ ngơi, tận hưởng. Vậy nhưng, rất nhiều người bị "sốc" sau khi về hưu kéo theo nhiều hệ lụy ít ai lường trước.
Có người đang khỏe mạnh, lăn ra ốm, hay có người lại trở chứng, thay đổi tính khí, vướng vào những tệ nạn như cờ bạc, nhậu nhẹt, trai gái... Điều mà trước đây, người thân và chính bản thân họ ít khi nghĩ đến.
Theo các bác sĩ tâm lý, vấn đề sức khỏe tâm thần của người lớn tuổi, nhất là sau khi về hưu chưa được quan tâm. Nhiều người lớn tuổi dễ rơi vào trầm cảm sau khi về hưu.
Họ thay đổi lối sinh hoạt quen thuộc, mất nề nếp, tương tác, kết nối với đồng nghiệp, môi trường bên ngoài. Có nhiều thời gian rảnh rỗi, cảm giác trống rỗng, có người thấy mình như người thừa, thậm chí là vô dụng. Có người gặp khó khăn về tài chính, áp lực kinh tế, lo lắng về bệnh tật... càng làm họ dễ bị sốc tâm lý.
Những xáo trộn này, cộng thêm những thay đổi, khó khăn trong sức khỏe, suy giảm khả năng tình dục, tâm sinh lý lứa tuổi, họ trở nên nhạy cảm hơn, có thể thay đổi tính khí, sa vào những hành vi, hoạt động tiêu cực.
Để tránh điều này, không ít người ngay từ khi đang đi làm đã có những sự chuẩn bị từ trước cho kế hoạch về hưu.
Với kinh nghiệm của mình, có người sau khi về hưu liền tìm công việc mới, làm cộng tác viên, cố vấn, chuyên viên; tham gia các hoạt động đoàn thể của người cao tuổi, đi từ thiện hay thực hiện các kế hoạch, mục tiêu như đọc sách, học thêm, chơi với cháu hay chăm sóc vườn tược...
Anh Nguyễn Mạnh Thắng, 33 tuổi, ở TP.HCM kể, sau khi về hưu, bố anh là một trưởng phòng, xin vào làm bảo vệ cho chính cơ quan cũ của mình. Lúc đầu, các con ngăn cản nhưng sau đó, hiểu tâm trạng của bố nên cả nhà đều ủng hộ.
"Hàng ngày, bố tôi vẫn đi làm, vẫn gặp đồng nghiệp lại còn có thêm thu nhập, tạo ra giá trị... nên dù về hưu, bố tôi vẫn rất vui vẻ, phấn chấn", anh Thắng nói.
Theo anh, bố mẹ lúc này rất cần sự động viên, quan tâm, thấu hiểu tâm lý từ con cái, người vợ, người chồng để họ có thể giữ thăng bằng, tránh những sa ngã không hay.
Tôi không dưng phải nghe vợ bạn trách, dù còn không biết hai người họ từ khi nào có quan hệ với nhau. Tất cả những gì tôi làm chỉ là giới thiệu họ với nhau trong hoàn cảnh không thể xã giao hơn được.
" alt=""/>Bố về hưu 'trở chứng' ngoại tình, con cái khổ tâmỞ đâu có thành công, ở đó có bắt chước. Không riêng Việt Nam mà cả thế giới đều hỏi: bí mật của các công ty thành công là gì? Giới công nghệ trả lời ngay: chuyển đổi số, tức là dùng công nghệ để "thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới" - định nghĩa của Tập đoàn Dữ liệu toàn cầu IDC.
Thế là nhà nhà chuyển đổi số, ai ai cũng AI. Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức. Tại Việt Nam, Nghị quyết 52/NQ-TW và Quyết định 749/QĐ-TTg đã đưa chuyển đổi số trở thành chương trình hành động quốc gia.
Về mặt chiến lược, tôi hoàn toàn đồng ý phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và vận hành đất nước, tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi có người tuyên bố như thể đây là ý tưởng mới. Nhưng về cách làm, tôi nghĩ còn nhiều điều cần làm rõ.
Trước tiên, chuyển đổi số đang là một "sản phẩm" bán rất chạy. Có rất nhiều công ty đang muốn bán các sản phẩm, dịch vụ giúp thực hiện chuyển đổi số. Người bán luôn thổi phồng giá trị sản phẩm của họ, theo kiểu "số hóa hay là chết".
Vậy ai đang bán công nghệ chuyển đổi số? Các công ty công nghệ! Bạn tôi mới tự hào thông báo công ty anh ấy lọt vào danh sách được mua chip mới nhất của Nvidia. Lẽ thường, chỉ người bán mừng khi ký được hợp đồng, Nvidia quá "siêu" khi khiến người mua cũng mừng luôn. "Dữ liệu là nguồn dầu mới", ai cũng muốn "đào" mỏ dầu, nên giới công nghệ tha hồ bán cuốc xẻng hốt bạc. Từ năm 2015 đến nay, cổ phiếu Nvidia tăng tới 1.800%.
Làm việc ở Thung lũng Silicon, tôi đã tận mắt chứng kiến các công nghệ chuyển đổi số như AI hay điện toán đám mây đem lại lợi ích to lớn như thế nào. Nhưng nói các tập đoàn công nghệ thành công nhờ áp dụng công nghệ thì cũng giống như nói chị Bảy bán bún riêu đắt khách nhờ nấu ngon. Câu hỏi đúng là: vì sao họ chế được những công nghệ, sản phẩm không ai làm được?
Tôi đã suy nghĩ về câu hỏi này một thời gian dài, nhưng không tìm được lời đáp ưng ý. Năm ngoái tôi có dịp gặp gỡ David Eaves, giảng viên chính sách công nghệ và chính phủ điện tử, trường Chính sách công Kennedy ở Harvard. Eaves cho tôi đáp án ngắn gọn: giới công nghệ đang thống lĩnh nhờ khả năng thay đổi và học nhanh hơn phần còn lại của thế giới.
Eaves kể, nhiều lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp lớn đến Harvard hỏi nên chuyển đổi số bằng công nghệ gì, nhưng Eaves luôn nói ông ấy không dạy một công nghệ cụ thể, mà dạy phương pháp suy nghĩ của giới công nghệ, tức tư duy số. Công nghệ tốt cỡ nào rồi sẽ trở nên lỗi thời, nhưng nếu biết cách học và thay đổi nhanh sẽ không bao giờ lạc hậu.
Theo thống kê của Google, mỗi ngày các kỹ sư ở đây thực hiện hơn 60 ngàn thay đổi lớn nhỏ để cải tiến các sản phẩm của công ty. 60 ngàn, tức là khi bạn đọc xong câu này, Google đã thực hiện xong vài cải tiến. Tốc độ vầy mà không phải Google làm gì cũng thành công và kịp thời.
Thay đổi và học thật nhanh không chỉ là chiến lược mà còn là "bánh mì và bơ" của các tập đoàn công nghệ. Nhìn sản phẩm của họ là biết. Điện toán đám mây giúp nhanh chóng thử nghiệm các sản phẩm mới mà không cần tốn thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng. AI giúp tự động hóa và nhanh chóng học những thông tin quan trọng nhất từ mớ bòng bong dữ liệu đã thu thập được. Giới công nghệ đầu tư vào những công nghệ này trước tiên để phục vụ nhu cầu của chính họ.
Nếu chỉ cần giỏi một công nghệ sẽ mãi thành công, có lẽ hôm nay ta vẫn còn xài điện thoại Nokia, chụp hình bằng Kodak, chat qua Yahoo! Messenger. Ở mỗi thời điểm, các công ty vẫn đầu tư cho những công nghệ đương đại. Nhưng muốn ở đỉnh cao, phải giữ được phong độ - tức khả năng thích ứng nhanh và không ngừng học hỏi.
Và không công nghệ nào có thể giải quyết được nạn trì trệ, quan liêu. Tôi đã nghe một tập đoàn Việt Nam đầu tư hàng triệu USD mua hệ thống thương mại điện tử của nước ngoài, nhưng muốn đổi font chữ thôi cũng phải chờ đối tác vài tuần. Tôi mới truy cập thử, thấy website đã "chết lâm sàng".
Cũng không phải cứ nhét công nghệ vào là thành "số" hết. Tôi đã thấy có nhà băng khoe là "ngân hàng số", nhưng muốn sửa gì, kỹ sư phải viết đơn chờ ba cấp lãnh đạo phê duyệt. Đồng ý rằng đi chậm có thể chắc hơn, nhưng tôi e là do ở dưới sợ trách nhiệm, ở trên thì lo mất kiểm soát. Tôi coi đánh giá, mười khách hàng hết chín than phiền app chậm và hay bị lỗi.
Ngược lại, không cần phải có công nghệ đình đám mới được coi là "số". Nơi nào tạo điều kiện tối đa để nhân viên làm việc, cổ vũ tự do sáng tạo, khuyến khích đảm nhiệm trọng trách, chấp nhận sai sót mà không đổ lỗi cá nhân, nơi đó đã bắt đầu chuyển đổi số thành công.
Chuyển đổi số, do đó, không phải là chuyển từ "offline" sang "online", từ giấy tờ sang máy tính, từ thủ công sang tự động, mà là chuyển đổi tư duy. Câu hỏi không phải "tôi sẽ dùng công nghệ gì" mà là: tôi phải suy nghĩ thế nào để có thể thay đổi nhanh và học không ngừng.
Dương Ngọc Thái
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>'Số hóa hay là chết?'