Khảo sát kỹ hơn 100 sinh viên này, ông Phượng cho biết, 3/4 các em tự nhận thấy những gì mình được học chỉ đáp ứng được khoảng 75% yêu cầu công việc, chỉ khoảng 2% cho rằng với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng 90% yêu cầu doanh nghiệp. “Còn lại chúng tôi phải đào tạo lại”, ông Phượng nêu thực tế.
Theo ông Phượng, các cán bộ được giao hướng dẫn các sinh viên cũng có những đánh giá khá tương đồng với khảo sát. Kết quả này phản ánh thực trạng kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm của sinh viên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo ông Phượng, có sự bất cập trong đánh giá sinh viên tốt nghiệp, khi mà tỷ lệ Khá, Giỏi, Xuất sắc của một số trường lên tới 99%. “Ngày xưa, nhiều sinh viên được đánh giá Trung bình nhưng thực hành tốt. Còn bây giờ, thậm chí rất nhiều sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc nhưng chúng tôi vẫn phải đào tạo lại”, ông Phượng nói.
Từ đó, ông Phượng đề xuất các trường đại học đổi mới nội dung chương trình đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp, tức theo tín hiệu của thị trường chứ không phải đào tạo những cái mà trường có. Các trường cần có chính sách liên kết, mời doanh nghiệp tham gia vào một phần của đào tạo, cấp một số chứng chỉ để sinh viên bắt nhịp được “hơi thở” của doanh nghiệp, thị trường lao động.
Ông Phượng cũng đề xuất cần xem xét có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của sinh viên hiện nay.
“Tức không để tỷ lệ Xuất sắc và Giỏi quá cao như thế. Bởi khi về đến doanh nghiệp, chúng tôi phải đánh giá lại, rất khó khăn”, ông Phượng nói.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho rằng, phía doanh nghiệp cũng chưa thật sự tích cực tham gia công tác đào tạo cùng các trường đại học. Bà Ngọc dẫn thống kê của Bộ GD-ĐT công bố năm 2021, có 135 trường đại học báo cáo hợp tác với hơn 6.120 doanh nghiệp, trung bình mỗi trường hợp tác với 60 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động hợp tác là tiếp nhận sinh viên đến thực tập, kiến tập (với tỷ lệ hơn 90%). Hoạt động hợp tác phổ biến thứ hai là tài trợ, trao học bổng (với gần 70% doanh nghiệp tham gia). Còn việc tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy tại các trường đại học chỉ có 30%.
Để hạn chế, khắc phục tình trạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng, theo bà Ngọc, doanh nghiệp cũng cần thiết lập bộ phận chuyên trách để phản biện, góp phần xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo của các trường đại học hướng theo nhu cầu sử dụng nhân lực từ phía mình.
Cùng đó, cần có chiến lược “nuôi dưỡng”, “ươm mầm” tài năng tại các trường đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp; đặt hàng cơ sở đào tạo giải quyết những vấn đề cần thiết mà doanh nghiệp đang và sẽ có nhu cầu...
Nước sông dâng lên quá nhanh khiến dãy phòng trọ của bà Vinh bị ngập sâu. Khi phát hiện sự việc, nhiều học sinh ở trọ đã di chuyển lên khu vực nhà đa năng của Trường THPT Quỳ Châu để tạm trú.
“Khi nước dâng, tôi hô hoán các cháu nhanh chóng di dời lên khu vực trường cao ráo hơn để tạm trú. Kể từ năm 2007 đến nay mới lại có một trận lũ khủng khiếp đến vậy”, bà Vinh chia sẻ.
Đến gần trưa, cả dãy trọ vẫn còn ngổn ngang. Học sinh tập trung dọn dẹp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sót lại. Những thứ gì còn tận dụng được, các em đem lên khu vực nhà đa năng của trường để tạm.
Nhiều phụ huynh lo lắng nên cũng đến đây thu dọn cùng với con em. Bố mẹ đi làm ăn xa, em Lương Thị Thủy (SN 2008, học sinh lớp 10C11, Trường THPT Quỳ Châu) đến thuê trọ cùng với một người bạn cùng khóa.
Dọn dẹp đống sách vở mới mua lấm lem bùn đất, em Thủy buồn bã cho biết: “Mực nước lên quá nhanh khiến em và các bạn trở tay không kịp. Mọi người cùng nhau di tản lên khu vực trường học để tạm trú, toàn bộ đồ đạc, sách vở không kịp chuyển lên nơi cao ráo”.
Còn em Tô Văn Thương (SN 2007, học sinh lớp 11C11, Trường THPT Quỳ Châu) nhớ lại: "Khi phát hiện nước lên quá nhanh, chúng em cùng nhau kê sách vở, đồ đạc lên cao phía sát mái. Đến khoảng 5h ngày 27/9, mực nước càng lên nhanh, chạm ngang với mái nhà. Chúng em hốt hoảng dỡ mái ngói, trèo lên phía nóc nhà để chờ người ứng cứu”.
“Nước càng dần dâng lên nên em và các bạn dỡ mái ngói để trèo lên phía trên, một số bạn đi men theo bờ tường để vào trường. Một số bạn được lực lượng chức năng giúp đỡ. Khi nước dâng, thấy nhiều rắn, rít nên chúng em cũng vô cùng hốt hoảng”, em Thương kể lại.
Đến khoảng 5h30, hàng chục học sinh mắc kẹt ở khu vực nhà trọ đã được lực lượng chức năng giải cứu, đưa lên khu vực trường học để tá túc an toàn.
Ghi nhận tại khu vực, nhiều phòng trọ bị dỡ mái ngói, một đoạn bờ tường phía sau bị nước xô đổ, đồ đạc, bàn, giường ngổn ngang, ngập ngụa bùn đất. Mọi đồ đạc cá nhân, quần áo và sách vở của khoảng 30 em học sinh lớp 10 đến 12 đều bị ướt, hư hỏng.
Anh Lô Văn Hải (SN 1981, trú bản Chiềng Nong, xã Châu Thuận), chia sẻ gia đình anh có 2 con năm nay đang học lớp 10, 11 và đang ở trọ tại đây.
“Rất may khi nước nước ngập các con được hỗ trợ, di dời lên nơi cao ráo để tạm trú an toàn. Trước mắt tôi sẽ chở các cháu về nhà, ít hôm nữa sẽ lên thị trấn tìm phòng trọ mới cho các cháu”, anh Hải nói.
Ông Cao Thanh Lưu, Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Châu, cho biết sau khi nắm thông tin, khoảng 3h ngày 27/9, nhà trường đã tìm cách thông báo cho các em ở trọ nơi khả năng bị ngập sâu trở về trường để tạm trú.
Đến khoảng 5h cùng ngày, một số học sinh (chủ yếu là nam) quay lại lấy đồ áo, sách vở rồi bị mắc kẹt. Ban giám hiệu nhà trường nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng hỗ trợ các em đến nơi cao ráo, đảm bảo an toàn.
“Toàn trường có gần 280 học sinh đang ở trọ nhiều khu vực khác nhau. Nước lũ dâng cao khiến sách vở, đồ áo, tư trang của em đa phần bị hư hỏng. Nhà trường đang kêu gọi, vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân... hỗ trợ sách vở, quần áo để các em tiếp tục công việc học tập”, ông Lưu chia sẻ.
Việt Hòa