Tôi bắt đầu hoài nghi chuyện anh đi sớm tối nên theo dõi chồng và phát hiện anh có bồ. Bí mật bại lộ, chồng quỳ gối khóc lóc van xin tôi và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Tôi đồng ý tha thứ cho chồng vì nghĩ đến con cái. Thế nhưng “ngựa quen đường cũ”, chồng vẫn tiếp tục quan hệ với cô bồ trẻ.
Không dừng chân được chồng, tôi quyết định tìm về tận nhà tình địch để đánh ghen. Dù có thể sau chuyện này tôi sẽ ly hôn nhưng tôi không cam lòng để người đàn bà khác được hả hê vì chiến tích cướp chồng của họ. Bằng mọi cách tôi tìm được nhà người phụ nữ kia. Tôi dự định sẽ cho cô ta một bài học, để cô ta phải xấu hổ với hàng xóm láng giềng và chính gia đình mình.
Vừa bước vào nhà, chưa kịp ngồi xuống giới thiệu bản thân, tôi thấy bóng dáng một người quen.
Khi ông ta bước vào, mặt tôi cắt không còn giọt máu. “Cô là ai?”, người đàn ông ấy vừa cất giọng, tim tôi đã đập thình thịch. Thật may tôi đeo khẩu trang, kím râm và mặc áo chống nắng nên người đó không nhận ra. Tôi vội lao ra ngoài, lên xe bỏ chạy thục mạng.
Người đàn ông đó chính là nỗi đau oan nghiệt của tôi nhiều năm về trước khi tôi còn là sinh viên. Cái thời nông nổi, bị bạn bè dụ dỗ, chính tôi cũng đã lao vào mối quan hệ không tốt đẹp. Tôi cặp bồ với một người đàn ông đứng tuổi với hi vọng có cuộc sống sung túc hơn. Sau nhiều năm, dù đã chấm dứt mối quan hệ đó nhưng bản thân vẫn luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi này. Cho đến ngày gặp được người chồng hiện tại, tôi mới nguôi ngoai đi nỗi đau quá khứ.
Không ngờ hôm nay tôi lại gặp người đàn ông đó trong hoàn cảnh trớ trêu. Bức ảnh treo trên tường đã cho thấy ông ta chính là bố của cô gái đang yêu chồng tôi. Trái đất thật tròn, tôi không thể ngờ mọi chuyện lại oái oăm đến thế. Tôi từ bỏ ý định đánh ghen nhưng trong lòng ngổn ngang suy nghĩ. Liệu có phải đây là cái giá tôi phải trả cho lỗi lầm ngày trước mình gây ra? Tôi cũng từng ngoại tình, xen vào hạnh phúc gia đình người khác thì ngày hôm nay chính tôi cũng phải trải qua nỗi đau cướp chồng cướp vợ?
Nếu ngày đó, người ta cũng đến nhà tôi đánh ghen thì liệu tôi có còn mặt mũi, có thể đường hoàng mà bước chân đi lấy chồng? Chuyện ngoại tình suy cho cùng không thể chỉ đổ lỗi cho kẻ thứ ba. Nếu chồng tôi không lăng nhăng với cô ta thì cũng sẽ là một cô gái khác. Việc tôi tìm về tận nhà kẻ thứ ba để đánh ghen liệu có đáng trong khi người đàn ông kia vẫn nhởn nhơ, cho mình có quyền được hưởng thụ bên gái trẻ? Biết đâu ngoài cô ta, anh còn có những cô bồ khác?
Đêm đó tôi mất ngủ vì tất cả những chuyện xảy ra. Tôi không biết mình nên tiếp tục cuộc hôn nhân này hay ly hôn chồng? Nếu tiếp tục, cả đời này tôi sẽ sống cảnh chung chồng vì tôi hiểu anh sẽ chẳng thể nào thay đổi thói trăng hoa. Đàn ông các anh là vậy sao, khi không có gì trong tay thì nâng niu người bên cạnh, giàu có rồi lại dễ thay lòng!
Độc giả Th.
Theo Bangkok Post, Sở Cảnh sát Bảo vệ Người tiêu dùng đã phối hợp với Sở Hỗ trợ Dịch vụ Y tế để bắt quả tang nghi phạm. Một cảnh sát đóng giả làm khách hàng tiềm năng đến nhà của Kittikorn, sau đó, lực lượng chức năng đột kích vào cơ sở này ngày 19/9.
Trong quá trình thẩm vấn, Kittikorn thừa nhận không phải là bác sĩ, không có giấy phép hành nghề y. Giường và các thiết bị y tế khác được bố trí trong nhà của anh ta không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh.
Kittikorn mới hoàn thành chương trình lớp 9 ở tỉnh Phangnga và bắt đầu tự học cách làm các thủ thuật tăng kích thước dương vật khi 14 tuổi. Anh ta thường xuyên quảng cáo dịch vụ của mình qua mạng xã hội.
Bác sĩ rởm cung cấp dịch vụ cấy ghép trong khoảng 20 năm và tính phí khách hàng từ 5.000 đến 20.000 baht mỗi người (3,7 tới 15 triệu đồng). Mỗi tháng, anh ta có 2-3 khách hàng. Như vậy, trong 20 năm qua, người này thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật.
Bước đầu, cơ quan chức năng đã đưa ra cáo buộc Kittikorn về việc quản lý phòng khám không phép và thiếu giấy hành nghề bác sĩ. Anh ta đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa.
Tháng 1 vừa qua, theo The Sun, một người đàn ông ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng kiện bác sĩ của mình sau khi phẫu thuật kéo dài dương vật lại khiến bộ phận này nhỏ hơn trước.
Cây xanh thường được xem là một phần lịch sử ngôi trường. Có ý kiến cho rằng, muốn biết trường học đó có tuổi đời, thành tích như thế nào chỉ cần nhìn vào hệ thống cây trong trường.
Hàng loạt các trường học ở TP.HCM đang sở hữu nhiều cây xanh đã trở thành cổ thụ. Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Marrie Curie, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai... đều có những cây được trồng từ những ngày đầu thành lập, và trở thành biểu tượng thời gian của ngôi trường.
![]() |
Cây đổ đè 18 học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng |
Các trường học cũng thường trồng nhiều cây phượng - một biểu tượng của tuổi học trò. Để chăm sóc cây, đa số các trường đều hợp đồng với đơn vị bên ngoài.
Bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (Quận 1, TP.HCM), cho hay nhà trường quản lý và đảm bảo cây xanh bằng chăm sóc định kỳ.
Cụ thể, trường ký hợp đồng với công ty cây xanh mỗi năm vào chăm sóc cắt cành, mé nhánh 2 lần là đầu năm học và đầu mùa mưa.
“Vừa rồi, trong thời gian nghỉ dịch và trước khi học sinh vào học, phía công ty đã vào tỉa cành, mé nhánh và chăm sóc cây” - bà Thủy cho hay.
Cũng theo bà Thủy, giáo viên của trường cũng nâng cao trách nhiệm, chủ động chăm sóc và quan sát, nếu thấy có bất thường thì báo ngay cho nhà trường để báo cho công ty.
Sau sự việc xảy ra ở Trường THCS Bạch Đằng, bà Thủy “khá lo lắng” cả về mặt cảm xúc và sự an toàn, bởi nhìn cây ở trường rất xanh nhưng phía trong không rõ như thế nào.
Còn ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) cho biết tại đây có hơn 10 cây lâu năm.
Trường đã ký hợp đồng với công ty TNHH MTV Cây xanh thành phố vào đánh giá chăm sóc. Hàng năm, các cây trong trường đều được kiểm tra, mé nhánh hai lần. Lần đầu vào cuối tháng 3 trước mùa mưa, lần thứ hai vào trước năm học mới. Ngoài ra, giáo viên của trường cũng thường xuyên quan sát nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường để đề xuất xử lý.
![]() |
Sau sự cố, Trường THCS Bạch Đằng cho đốn bỏ cây phượng còn lại |
Khi xảy ra sự việc phượng đổ đè 18 học sinh, ông Nguyễn Vạn Phúc, hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, cho hay cây được trồng từ năm 1996 nay đã 24 năm tuổi. Hàng năm, nhà trường trường đều thuê công ty quản lý cây xanh đến chăm sóc và cắt nhánh cây.
Trong đợt dịch vừa qua, công ty cây xanh cũng vào chăm sóc cây và cắt nhánh những cây không an toàn. Xin nhận trách nhiệm việc cây đổ, nhưng ông Phúc cũng nói rất bất ngờ bởi cây phượng nhìn bên ngoài rất tươi tốt, lá xanh. Nhưng khi đổ thì lộ ra thân đã mục ruỗng.
Đặc biệt, cây phượng còn lại trong sân vừa được trường cho đốn hạ ngày 28/5 nhìn phía ngoài cũng rất xanh tốt, nhưng khi đốn thì từ rễ tới thân đã mục ruỗng.
Quản lý cây trong trường như thế nào để hiệu quả
Trước đó, tại buổi họp báo về sự việc phượng đổ đè 18 học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng, ông Lê Quang Đạo, Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định cây nằm trong khuôn viên trường do nhà trường quản lý, không thuộc Sở Xây dựng. Theo ông Đạo, Sở Xây dựng chỉ quản lý cây xanh trên đô thị. Trước mỗi mùa mưa đều có văn bản gửi các quận, huyện rà soát lại các cây để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, lại cho rằng cây cối trong trường thuộc trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng nhưng cũng cần có nhiều cơ quan cùng tham gia. Cụ thể như việc trồng mới, đốn cây phải do bên chuyên môn và do Sở Xây dựng quản lý. Hiệu trưởng không được phép tự quyết định đốn cây mà phải xin ý kiến của cơ quan chức năng với cây cao trên 10m.
Ông Lê Thành Phương, Giám đốc công ty THHH MTV Cây xanh TP.HCM, đơn vị đốn cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng, cũng khẳng định theo quy định về quản lý xây xanh trên địa bàn TP.HCM, cây trong khuôn viên nhà trường, bệnh viện, văn phòng các cơ quan… thuộc quyền quản lý của đơn vị và đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.
![]() |
Dù bên ngoài tươi xanh nhưng từ rễ tới thân cây phượng đã mục ruỗng |
Việc nhận diện, đánh giá những dấu hiệu nguy hiểm của cây rất khó vì có thể bên ngoài nhìn thấy bình thường, lá vẫn xanh nhưng bên trong nhiều khi đã mục ruỗng. Cây cũng có thể bật gốc do nhiều nguyên nhân như quá trình đô thị hóa, thời tiết, biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, mưa dông, lốc xoáy…
Ông Phương khuyến cáo các cơ quan nên liên hệ các đơn vị chuyên ngành có chuyên môn để tư vấn chọn chủng loại cây phù hợp để trồng. Có kiểm tra, đánh giá, xử lý định kỳ phát hiện kịp thời nguy hiểm. Các dự án trồng cây xanh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.
Ông Huỳnh Thanh Phú lại cho rằng quản lý cây xanh trong khuôn viên thuộc về nhà trường, nhưng trường không có chuyên môn để đánh giá. Vì vậy, phải rạch ròi là xảy ra tai nạn do cành khô bị gãy thì trách nhiệm của nhà trường. Nhưng cây bật gốc, giông lốc cây đổ là do thiên tai chứ không thể quy cho hiệu trưởng, và trách nhiệm này phải thuộc về cơ quan có chuyên môn.
Vị Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du đề xuất thành phố phải có cơ chế kiểm định nghiêm ngặt đánh giá chất lượng cây xanh để có hướng xử lý.
Còn TS La Vĩnh Hải Hà, Phó trưởng khoa lâm nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết theo tiêu chuẩn cây xanh Việt Nam chia 8 nhóm thì cây phượng thuộc nhóm 7 - nhóm có phẩm chất đứng áp chót với gỗ xốp, dễ bị sâu bệnh. Do truyền thống văn hóa, cây phượng được xem là biểu tượng của học trò, nên nếu giữ lại trồng phải có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Cụ thể như khi cây bắt đầu lớn, đường kính từ 20cm trở lên thì tỉa cành, hạ bớt độ cao, chống đỡ cho cây vững…
Theo ông Hà, cây trong trường trách nhiệm là hiệu trưởng nhưng để nắm về thực trạng phải là cơ quan chuyên môn đánh giá, quan sát hàng năm để từ đó có biện pháp đảm bảo an toàn.
Ông TS Đinh Quang Diệp, nguyên giảng viên bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đồng ý rằng nhà trường quản lý nhưng không có chuyên môn, do vậy khi ký hợp đồng với công ty chăm sóc phải ghi rõ đơn vị chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Không thể khi xảy ra sự cố rồi đổ thừa và để một đơn vị không có chuyên môn chịu trách nhiệm.
Lê Huyền
- Sáng nay cây phượng còn lại của Trường THCS Bạch Đằng- nơi diễn ra việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, cũng đã được đốn hạ hoàn toàn.
" alt=""/>Để không còn cây đổ đè học sinh tử vong như Trường Bạch Đằng