Nếu ai ghé qua Trung tâm chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ Sao Mai những ngày này, hẳn sẽ cảm nhận được bầu không khí sôi nổi và động lực mà các bạn trẻ truyền đến những em nhỏ nơi đây từ những buổi lan tỏa văn hóa đọc.
Phạm Thị Vân Anh, học sinh lớp 11A4, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN và cũng là chủ tịch dự án Tôi tập đọc chia sẻ: “Lớp học xuất phát từ mong muốn các em có hoản cảnh khó khăn, tự kỷ cũng có được cơ hội tiếp cận với văn hóa đọc để từ đó trang bị thêm cho mình kiến thức để hòa đồng hơn với xã hội”.
![]() |
Là người đưa ra ý tưởng việc mở chuỗi lớp học cho các em nhỏ tự kỷ, Nguyễn Thế Anh - học sinh lớp 11A4, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, cũng là Phó Chủ tịch của dự án chia sẻ trăn trở trước thực tế khiến mình cùng các thành viên trong nhóm muốn “trực tiếp đọc” cùng các em: “Hiện nhiều bạn trẻ tích cực tham gia vào các dự án, trong đó có cả về giáo dục như quyên góp sách, hay lập thư viện… rất tích cực song còn hạn chế khi không kiểm soát được hiểu quả của việc mình làm hay nhiều khi không biết các em đọc sách có thực sự tiến bộ lên không”.
Là người đưa ra ý tưởng việc mở chuỗi lớp học cho các em nhỏ tự kỷ, Nguyễn Thế Anh - học sinh lớp 11A4, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, cũng là Phó Chủ tịch cho rằng cần một cách làm khác biệt. |
Theo Thế Anh, việc tặng một quyển sách tốt rồi không biết các em có đọc, không thể hiệu quả bằng việc cùng đọc, giúp đỡ các em hiểu và hứng thú với quyển sách đó.
Ngoài dạy các kiến thức, chúng em cũng chú trọng việc định hướng đạo đức. Thông qua những lớp học, không chỉ những kiến thức trong sách báo mà còn dạy cách ứng xử với những tình huống khác nhau trong cuộc sống, về đạo làm người, cách đối nhân xử thế… ”, Thế Anh tâm sự mong muốn trong tương lai có thể mở ra được nhiều lớp học thế này hơn.
Để có thể triển khai được dự án, các bạn trẻ đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức ngồi lại với nhau lên ý tưởng và tính toán kỹ lưỡng cho từng bước đi. Theo Vân Anh, khó khăn nhất của nhóm là việc thuyết phục để xin ủng hộ, hỗ trợ nguồn sách từ bên ngoài.
Thế Anh cũng cho rằng dự án cũng không cần quá nhiều tài chính để “chạy” mà khó nhất vẫn là khâu thuyết phục.
“Mới đầu chúng em vô cùng khó khăn trong quá trình đi trình bày ý tưởng để thuyết phục sự hỗ trợ. Do đều là học sinh nên nhiều lần người lớn dù nghe nhưng không tin, không hiểu việc chúng em muốn làm. Em nghĩ việc kêu gọi mọi người quyên góp sách cũng là một phần của sự thành công”.
![]() |
Để có được nguồn sách dồi dào, các bạn trẻ đã tổ chức chương trình gây quỹ mua sách bằng việc tổ chức văn nghệ, hay bán các loại nước uống và đồ ăn tự làm trên phố đi bộ Hồ Gươm.
Tuy nhiên, thực tế không như các bạn hình dung và mong đợi. Do không có kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị tốt, hiệu quả thu lại ở những buổi đầu không đáng kể. Song sau những lần đó, điều mà các bạn trẻ học được là cách làm thế nào để thực hiện công việc một cách quả nhất. “Chúng em nghĩ trải nghiệm cũng là một yếu tố cần thiết”, một thành viên chia sẻ.
Nhưng rồi với quyết tâm và sự ủng hộ của thầy cô và gia đình, sau 3 tháng, các bạn trẻ đã kêu gọi quyên góp được khoảng 200 đầu sách và đang tăng dần về số lượng.
Song có lẽ động lực lớn nhất cho các bạn trẻ đến từ sự chia sẻ và ủng hộ từ các bậc phụ huynh và xã hội.
Cô Lê Thị Tâm Hảo, giáo viên Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đánh giá đây là dự án của nhóm bạn trẻ mang trong mình nhiều khát khao, hoài bão và những ý tưởng mới lạ. "Đến từ nhiều ngôi trường, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng với ý chí, nỗ lực, sự quyết tâm, các em đã lập nên một dự án đầy ý nghĩa. Điều đó cũng cho thấy một quá trình làm việc nghiêm túc, trưởng thành, dám nghĩ, dám làm, dám nỗ lực để đạt được mục tiêu theo cách riêng của mình. Khác với những dự án khác, "Tôi Tập đọc" đi theo 1 hướng khác trong cách tiếp cận văn hóa đọc cho trẻ em, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Thay vì quyên góp sách, tặng sách… dự án muốn trẻ thực sự đọc, thực sự hiểu để rồi thực sự" yêu" sách suốt đời. Tôi tin với niềm đam mê " Đọc" cùng tấm lòng nhân ái muốn làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, dự án sẽ còn lan toả những giá trị tốt đẹp".
Nhóm bạn trẻ là các học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn Hà Nội có cùng niềm đam mê đọc sách... |
Chị Nguyễn Minh Thu, phụ huynh có con đang theo học tại lớp kỹ năng 2 Trung tâm Sao Mai chia sẻ bản thân rất ủng hộ hoạt động của nhóm: “Bởi trẻ ở đây đa số khả năng tập trung rất kém, do đó khi rèn được kỹ năng này cho các con thì rất tốt. Tôi rất đồng tình và cổ vũ ý tưởng của dự án, đặc biệt là các lớp học. Hy vọng các bạn trẻ sẽ có thêm những chương trình, nhiều hình ảnh để con em được tiếp cận thêm”.
...và cả khát vọng nâng cao văn hóa đọc, đặc biệt cho các em nhỏ. |
“Các bạn trẻ luôn có thể trở thành một phần của dự án, nếu sẵn sàng thử thách thói quen đọc của mình theo hướng tích cực hơn. Chỉ cần một quyển sách, một tờ báo cùng lòng nhiệt huyết sẵn sàng thay đổi, bạn có thể Tập Đọc cùng chúng mình từ hôm nay”, nhóm bạn trẻ đưa ra thông điệp.
Thanh Hùng – Anh Phú
“Việc khơi gợi niềm vui đọc sách là điều duy nhất mà tôi có thể làm được cho con. Và tôi tin một ngày nào đó con bé sẽ biết ơn tôi vì điều này”.
" alt=""/>Nhóm bạn trẻ thành lập dự án phát triển văn hóa đọcBé Nguyễn Minh Tâm phải nhập viện vì tai nạn đa chấn thương, giập gan, lá lách, gãy xương đùi. Dù đã nhập viện cả tuần nhưng cha mẹ vẫn không có tiền đóng viện phí.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet (bìa phải) trao tiền bạn đọc ủng hộ cho bé Tâm. |
Cha mẹ em vì hoàn cảnh nghèo khó, nên 14 tuổi Tâm đã phải nghỉ học để học nghề thợ mộc mưu sinh. Trong một lần trên đường đi bộ đi làm em đã bị tai nạn phải nhập viện.
Hai vợ chồng anh Trứ và chị An vào TP.HCM làm thuê làm mướn, nuôi hai đứa con nhỏ nên tiền làm tới đâu hết tới đó. Khi bé Tâm bị tai nạn, gia đình chị không có tiền để chữa bệnh cho con.
Đang trong lúc khó khăn, gia đình tính chuyện đưa con về thì nhận được sự chia sẻ động viên kịp thời của bạn đọc Báo VietNamNet. Ngay sau khi bài báo đăng đã có rất nhiều mạnh thường quân từ khắp nơi trên đất nước chia sẻ. Số tiền bạn đọc ủng hộ nhiều lần trực tiếp cho gia đình, đóng tạm ứng viện phí tại bệnh viện và ủng hộ thông qua Báo VietNamNet (26.256.000đ), tổng số tiền đã lên tới 100 triệu đồng.
Toàn bộ số tiền chúng tôi đã chuyển đến gia đình để chữa bệnh cho bé Tâm. Hiện tại sức khỏe của bé Tâm đã ổn định. Chỉ thời gian ngắn nữa là bé sẽ được xuất viện về nhà.
Đức Toàn
" alt=""/>Nhờ bạn đọc VietNamNet, em Nguyễn Minh Tâm sắp được về nhàTrong danh sách này, có mặt tiền đạo Nguyễn Công Phượng của đội tuyển Việt Nam.
![]() |
Công Phượng hứa hẹn được CLB lớn châu Á quan tâm sau Asian Cup 2019 |
Công Phượng đã thi đấu nổi bật trên hàng công tuyển Việt Nam. Anh có đóng góp lớn cho đội với 2 bàn thắng, mà quan trọng nhất là cú đá tung lưới Jordan ở vòng 1/8.
"Tiền đạo Nguyễn Công Phượng là người có thể thu hút sự quan tâm của các CLB nước ngoài, bên cạnh đồng đội Nguyễn Quang Hải", Fox Sport Asia nhấn mạnh.
Sở dĩ Quang Hải không được nhắc đến trong danh sách là sự quan tâm từ các nền bóng đá mạnh dành cho anh đã xuất hiện từ lâu, trước khi Asian Cup 2019 khởi tranh.
"Công Phượng đã từng được sang J2 League của Nhật Bản, và có thể đang chờ đợi một thương vụ khác. Lần này là J1 League.
Hoặc, anh có thể đi theo con đường khác là chuyển sang Thái Lan thi đấu".
Fox Sport Asia đánh giá cao năng lực của Công Phượng, tin tưởng ngôi sao của HAGL có khả năng chơi bóng ở môi trường lớn hơn.
"Di chuyển và cầm bóng tốt, liên kết được với các đồng đội là những yếu tố giúp Công Phượng là sự bổ sung quý giá cho những đội bóng nào sở hữu anh".
Cùng với Công Phượng, 4 người khác được Fox Sport Asia lựa chọn là tiền đạo Almoez Ali (Qatar); niềm tự hào trẻ của Iraq, Mohanad Ali; tiền vệ Hwang In-beom (Hàn Quốc) và thủ môn Alireza Beiranvand (Iran).
Xem lại bàn thắng vào lưới Jordan của Công Phượng:
KN
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Công Phương lên giá sau Asian Cup 2019