Tại Hoa Kỳ, PHEV chỉ chiếm 1,9% tổng doanh số bán xe mới tính đến tháng 8. Để so sánh trực quan hơn, khi xe điện chiếm 9,4% thị phần trên toàn thị trường thì xe hybrid thông thường chiếm tỷ lệ đáng nể là 10,7%. Và không phải vì thiếu lựa chọn - hiện tại có 41 chiếc PHEV khác nhau có sẵn tại Hoa Kỳ, nhiều hơn một chút so với 39 xe hybrid truyền thống đang được bán và chỉ thiếu một chút so với 60 chiếc EV đang có mặt trên thị trường.
Vậy điều gì đang cản trở sự phát triển của PHEV?
Một số lý giải đã được đưa ra để giải thích cho vấn đề PHEV không phát triển mạnh. Đầu tiên và quan trọng nhất là chi phí. Một nghiên cứu mới của J.D. Power cho thấy giá giao dịch trung bình đối với khách hàng (CFTP) từ tháng 1 đến tháng 8 đối với một PHEV trong phân khúc SUV nhỏ gọn là 48.700 USD. Đắt hơn đáng kể so với mức giá trung bình CFTP là 36.900 USD cho một chiếc SUV điện nhỏ gọn và mức giá trung bình CFTP là 37.700 USD cho một chiếc xe hybrid tương đương. Phải trả chi phí cao hơn cho một điều rõ ràng không phải là ưu điểm vượt trội khiến người tiêu dùng hoài nghi về những mẫu xe này.
Hài lòng ít nhưng chi phí lại cao hơn
Điều đáng lo ngại là mức độ hài lòng của khách hàng đối với PHEV lại không được như mong đợi. Nghiên cứu trải nghiệm sở hữu xe tại Hoa Kỳ mới nhất của J.D. Power đã cho thấy một bức tranh ảm đạm, với điểm đánh giá cho PHEV chỉ đạt 669 điểm trên thang điểm 1.000. Để so sánh thì xe điện (EV) đạt được điểm cao hơn đáng kể là 716, trong khi dòng EV cao cấp có điểm cao hơn ở mức 738.
Chi phí phát sinh ngoài dự kiến cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng không hài lòng. Việc phải vừa đổ xăng vừa sạc pin khiến nhiều người cảm thấy tốn kém và bất tiện. Nhiều người tiêu dùng cũng không cảm thấy họ đang nhận được đủ giá trị cho số tiền của mình phải bỏ ra khi mua một chiếc xe hybrid. Đặc biệt là về cơ bản, chúng không có nhiều khác biệt so với các phiên bản thông thường.
"Đã có nhiều nỗ lực nhằm cung cấp các phương án giúp người tiêu dùng dần làm quen với công nghệ xe điện." Brent Gruber, giám đốc điều hành EV của J.D. Power chia sẻ trên Auto News. “Xe hybrid cắm điện mang lại trải nghiệm khác biệt, nhưng chưa thể sánh bằng sự tiện lợi và hiệu quả của xe điện thuần túy.”
Cuối cùng, xe hybrid cắm điện phải đối mặt với một trận chiến khó khăn để thuyết phục người mua rằng chúng đáng giá với mức giá cao hơn và độ đa dạng. Với chi phí thay thế pin khổng lồ sau khi hết bảo hành và giá trị xe giảm nhanh chóng, dễ dàng trở thành lý do tại sao nhiều người tiêu dùng có thể muốn gắn bó với các lựa chọn truyền thống hơn.
Theo Carscoops
Anh Trường khá bất ngờ bởi 4 lỗi vi phạm giao thông hiển thị trên hệ thống cơ quan đăng kiểm đều xảy ra ở cách xa Nam Định, gồm 2 lỗi ở Hà Nội, 1 lỗi ở Lào Cai và 1 lỗi ở Hà Tĩnh. Chiếc Honda CR-V của anh Trường mang biển số Hà Nội 30E-140.28 mua lại nhưng chưa sang tên đổi chủ, dẫn đến các thông báo xử lý phạt nguội vi phạm giao thông không đến được đúng người sử dụng hiện tại, do đó anh Trường chỉ biết khi đưa xe đi đăng kiểm.
Trong 4 thông báo phạt nguội, lỗi nặng nhất là chạy xe tốc độ 145 km/h trên cao tốc Hà Nội Lào Cai ngày 18/7/2020, quá 45 km/h so với quy định 100 km/h của tuyến đường này. Dựa theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, lỗi này bị phạt từ 10 triệu đến 12 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Hai lỗi vượt đèn đỏ ở Hà Nội, được quy định vào hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, kèm tước bằng lái từ 1-3 tháng. Ước tính tổng số tiền nộp phạt lên tới 30 triệu đồng.
Ngày hôm sau, anh Trường dùng một chiếc ô tô khác di chuyển lên Hà Nội theo lịch trình để giải quyết từng lỗi phạt nguội. Với hành vi vượt đèn đỏ, sẽ phải lên Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (địa chỉ 54 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), lỗi quá tốc độ trên cao tốc sẽ xử lý tại Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và lỗi quá tốc độ ở Hà Tĩnh. Ước tính sẽ phải mất nhiều ngày đi lại.
Khi được xem lại hình ảnh vi phạm giao thông, anh Trường cảm thấy ngờ ngợ bởi địa điểm vượt đèn đỏ cũng như chạy quá tốc độ không phù hợp với lịch sinh hoạt bản thân. Hơn nữa do nhà có hai ô tô nên chiếc Honda CR-V rất ít sử dụng. Tuy nhiên, biển số xe do camera chụp được thể hiện rất rõ đúng là xe của anh Trường.
"Lúc đó, tôi hơi băn khoăn và cố nhớ xem mình có cho ai mượn xe hay không. Nhưng chợt nhận ra một điểm bất thường trên chiếc Honda CR-V bị chụp quá tốc độ cao tốc Hà Nội - Lào Cai là có cửa sổ trời chỉ có trên bản 2.4 AT, trong khi xe tôi là bản 2.0AT không có trang bị này. Hơn nữa, về sau khi được xem video, tôi nhận ra xe vi phạm có nước sơn màu đen, xe tôi màu xám, trước đó khó phân biệt được qua ảnh chụp đen trắng", anh Trường kể lại.
Anh Trường sau đó đã làm đơn viết tay cũng như cung cấp bằng chứng gồm hình ảnh xe và sự khác biệt về trang bị như cửa sổ trời, bậc cản hông lên xuống của xe Honda CR-V. Nhờ đó, xe của anh Trường đã được ghi nhận và xóa thông tin xử lý phạt nguội trên hệ thống.
Với lỗi quá tốc độ ở Hà Tĩnh, anh Trường tiếp tục phải nghỉ việc để đến tận nơi sau khi gọi điện thoại theo số thông báo trên hệ thống đăng kiểm không được. May mắn là khi lái xe gần đến Hà Tĩnh thì liên lạc được với số điện thoại phòng CSGT Hà Tĩnh và được thông báo không thấy lỗi ghi nhận trên hệ thống.
Anh Trường cho biết đã phải mất gần 1 tuần và bỏ ra số tiền gần 10 triệu đồng để đi lại, xử lý mới có thể đăng kiểm cho chiếc Honda CR-V của mình. Anh bức xúc nói: "Đúng thời điểm công ty đang có nhiều hợp đồng công trình mà tôi phải tạm dừng để đi xử lý nộp phạt, rồi chứng minh cho lỗi vi phạm giao thông mà không phải do mình gây ra. Qua trường hợp của mình, tôi rất mong pháp luật cần xử lý mạnh tay hơn với các đối tượng giả mạo biển số xe, để không còn xảy ra vấn nạn tương tự".
Thời gian qua, qua mạng xã hội và trên các phương tiện báo chí, đã xuất hiện rất nhiều vụ việc giả mạo biển số để "che" phạt nguội. Nhiều nhất vẫn là tình trạng dán băng dính hoặc tô vẽ biển số khác đi một nét hoặc con số so với biển thật. Thậm chí có trường hợp chủ xe thật đang đi trên đường phát hiện ra, hoặc được người thân, bạn bè gửi ảnh chụp chiếc xe mang biển số giống y hệt.
Theo Nghị định 123/2021/NĐ - CP có hiệu lực từ 1/1/2022 thì mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. Trước đó, căn cứ Nghị định 100/2019/ NĐ - CP, hành vi che lấp một phần hoặc toàn bộ biển số ô tô (kể cả rơ moóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo theo) bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. |
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Giám đốc bỏ việc, mất cả tuần đi xử lý phạt nguội oan“Vừa gặp tôi, bố mẹ Liza đã mỉm cười rất thân thiện, làm tôi bớt căng thẳng. Bố mẹ cô ấy khen tôi hiền lành, lễ phép và ủng hộ việc hai đứa đến với nhau”, anh Quyền nhớ lại.
Đến cuối năm 2011, vợ chồng anh chị đón con trai đầu lòng và đặt tên cho bé là Trịnh Đình Kim.
Khi biết con trai yêu một cô gái bản địa, bản thân bà Mã Thị Là (mẹ anh Quyền) lo lắng cho con trai vì xa xôi, bất đồng ngôn ngữ. Nhưng khi biết Liza một lòng yêu thương con trai mình, bà Là đồng ý.
Đến tháng 6/2012, khi con trai đầu được hơn 6 tháng, vợ chồng anh Quyền tổ chức đám cưới nhỏ, ấm cúng tại thành phố Odessa. Hàng ngày, anh Quyền đi làm thợ hàn, còn Liza làm nhân viên bán hàng cho một cửa hiệu quần áo.
Học tiếng Việt, làm TikTok
Cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ đang yên bình, hạnh phúc thì đầu năm 2022, cuộc xung đột Nga và Ukraine xảy ra đã khiến tất cả đảo lộn. Liza quyết định theo anh Quyền về quê.
Thời gian đầu về Việt Nam, bất đồng ngôn ngữ khiến Liza gặp nhiều bỡ ngỡ. Cô chỉ có thể nói vài câu tiếng Việt.
Yêu quý con dâu ngoại quốc, hàng ngày bà Là ân cần dạy Liza tiếng Việt. Không những thế, bà còn hướng dẫn con dâu nhặt rau, nấu những món ăn phổ biến của quê mình.
“Nhờ có sự trợ giúp tận tình của gia đình chồng, tôi không gặp quá nhiều khó khăn khi học và thích nghi cuộc sống mới ở Việt Nam. Tôi rất thích đi chợ ở quê vì có nhiều thứ lạ”, Liza nói.
Để Liza đỡ nhớ nhà, anh Quyền rất tâm lý, thường nấu những món ăn Ukraine mà vợ thích.
Hơn 1 năm qua, Liza quay những video đời thường hàng ngày ở nhà chồng đăng trên kênh TikTok. Ban đầu, cô nghĩ đăng video để lưu lại những kỷ niệm. Rất nhanh chóng, các video được rất nhiều người theo dõi và yêu thích. Hiện, tài khoản TikTok của cô đã có hơn 225 nghìn người theo dõi với hàng triệu lượt like.
Liza tâm sự, hàng ngày chồng đi làm thợ hàn, còn cô ở nhà bán quần áo, ba lô, cặp trên kênh TikTok, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.