Chị đòi ly hôn, anh năn nỉ thề thốt “chỉ ăn bánh trả tiền” chứ không yêu đương gì người phụ nữ kia, rồi đổ lỗi tại vợ ham mê công việc bỏ bê chồng. Ngẫm mình cũng có lỗi, lại thương con, chị nuốt giận bỏ qua cho anh. Để chồng không còn “nhàn cư vi bất thiện”, chị mở một cơ sở kinh doanh xe gắn máy cho anh quản lý. Thế nhưng chẳng được bao lâu chị lại bắt gặp chồng cặp kè với nhân viên cửa hàng. Cơn ghen chưa kịp nguội, chị lại phát hiện anh qua lại với cả người giúp việc. Lần nào "ông chồng quý hóa" ấy cũng viện đủ lý do biện minh cho hành động của mình, nào là chỉ qua đường hay tại mỡ treo miệng mèo...
Sống chung với lũ
Ngay từ khi mới yêu nhau, chị Thanh Mai (thị xã Tân An, Long An) đã nhận ra tính lăng nhăng của anh Hoàng Minh. Biết vậy nhưng chị vẫn chấp nhận kết hôn, vì nghĩ khi có gia đình Minh sẽ sống nghiêm túc hơn. Cưới nhau rồi chị mới vỡ mộng, bởi Minh đã không thay đổi mà còn công khai tính trăng hoa của mình.
Cưới nhau được ba tháng thì chị Mai có thai. Trong lúc vợ đang khổ sở vì những cơn nghén thì chồng cứ ung dung hò hẹn gái gú. Chị ấm ức đòi ly hôn, anh ta trắng trợn tại vợ có bầu, anh ta “đói” nên mới “ăn vụng”, rồi hứa sẽ không tái phạm. Nhưng chỉ được một thời gian chị lại bắt gặp chồng hú hí với một cô bồ khác. Phần còn thương chồng, lại thêm cô nhân tình biết điều, đến gặp chị xin lỗi và hứa sẽ rời xa anh nên chị cũng dằn lòng bỏ qua. Những tưởng, sau hai lần được vợ tha thứ anh ta sẽ biết lỗi mà sống tốt hơn thế nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Thậm chí nhiều hôm say rượu anh ta còn cao hứng kể cho chị nghe những chuyện ấy, rồi phán một câu xanh rờn “đàn ông là phải trăng hoa”.
Hơn mười năm sống chung, chị không nhớ hết số lần bắt gặp chồng ôm ấp người phụ nữ khác. Lúc đầu chị cũng ghen tuông, khóc lóc ầm ĩ, cũng lồng lộn lên vứt hết đồ đạc của anh ra đường, hoặc bỏ bê nhà cửa con cái để dằn mặt anh. Nhưng càng làm tới thì cuộc sống càng thêm tồi tệ, con cái thêm khổ mà chẳng có chút hiệu quả nào, nếu có thì cũng chỉ là hiệu quả tức thời, vài ba tháng thì bệnh cũ vẫn tái phát.
Phần thương con, chị Mai không muốn ly hôn, nhưng phần lớn hơn là vấn đề kinh tế. Minh là trụ cột chính trong nhà, tất tật mọi thứ đều phụ thuộc vào anh ta. Giờ bỏ nhau, chị một nách hai con nhỏ, lại không có nghề nghiệp biết lấy gì nuôi con? Dù sao chồng vẫn là chỗ dựa vật chất cho ba mẹ con chị. Nghĩ vậy mà chị bấm bụng cam chịu.
Chị Thùy Trang cũng thừa nhận, ngoài cái tật “ham của lạ” thì chồng chị không có điểm gì đáng chê trách. Nhà cửa con cái bấy lâu một tay anh chăm sóc, nhờ vậy chị mới yên tâm bôn ba bên ngoài. Chồng chị còn rất hiếu thảo và khéo léo trong việc đối nội đối ngoại với cha mẹ và họ hàng hai bên nên rất được mọi người quý mến. Với vợ anh cũng chẳng bao giờ lớn tiếng. Chính vì vậy mà chị cố nhìn những ưu điểm của chồng để khỏa lấp lỗi lầm của anh hết lần này đến lần khác. Mặt khác, tính chị tuy nóng nảy nhưng lại dễ mềm lòng, mỗi lần anh xuống nước năn nỉ, thêm con cái khóc lóc không muốn cha mẹ bỏ nhau, là chị lại xí xóa cho chồng.
Đổi mới để “chữa”
Phụ nữ vốn vị tha, dễ tha thứ lỗi lầm. Đó là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm. Chính vì nắm bắt được điều này nên đàn ông thường có xu hướng làm liều, lần thứ nhất trót lọt thì lần sau họ vẫn có thể được bỏ qua. Thông thường phụ nữ ít khi cứng rắn, dứt khoát với chồng, nhất là khi còn tình cảm và cũng nghĩ đến “cái nghĩa” nhiều hơn. Hầu hết đàn ông đều nắm được điểm yếu này, nên luôn tận dụng triệt để để được tha thứ.
Bên cạnh đó, đàn ông cũng hay khẳng định cái tôi. Họ quan niệm, dù đã có gia đình, con cái nhưng họ vẫn có sức thu hút người phụ nữ khác và cảm thấy tự tin, thích thú với điều này. Vì vậy, đôi khi đàn ông ngoại tình không có nghĩa là họ không còn yêu vợ mà chẳng qua chỉ là muốn thể hiện mình.
Lý giải về vấn đề này, TS Võ Văn Nam (giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm TP.HCM) nhận định, dưới góc độ tâm lý học giới tính thì đàn ông thích chinh phục, mạo hiểm, ưa tìm và thử cái mới, cái lạ hơn phụ nữ. Về mặt tình dục, phụ nữ chỉ có thể tình nguyện “lên giường” với người đàn ông mà họ yêu thương, trong khi đàn ông có thể ăn nằm với bất kỳ người phụ nữ nào, dù có yêu hay không. Tuy nhiên, “mê” đến mức luôn tìm cái mới như trên thì đó là “bệnh”, ít nhất là bệnh về tâm lý. Để trị “căn bệnh” này, đòi hỏi người vợ phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Có khi nó xuất phát từ chính cuộc sống vợ chồng mà người vợ không nhìn thấy được, chẳng hạn những mâu thuẫn, xung đột dẫn đến cảm giác thất vọng, chán nản trong đời sống vợ chồng mà người chồng không giải tỏa được. Hoặc, có thể do vợ đã vô tình tạo “hoàn cảnh” cho chồng; hoặc hai vợ chồng không “dìu nhau đến đỉnh”.
Nếu nguyên nhân từ những mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến sự nguội lạnh thì vợ chồng nên cùng nhỏ to với nhau, kiên trì và hợp lực để điều trị, nên nhớ “đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Ngược lại, nếu đó là tính cách của ông chồng thì cần có thời gian và sự “đầu tư” của vợ, bởi “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, người vợ cần phải khéo léo chuyển hướng đam mê, chuyển hóa cảm hứng từ chồng. Liệu pháp chữa bệnh là phải luôn luôn đổi mới trong mắt chồng. Để chồng không chạy đi tìm “phở” thì “cơm” phải biết đổi món thường xuyên.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>“Bệnh” trăng hoa"Tôi rất vui mừng nhưng cuối cùng đó là quyết định ngu ngốc và tôi hối hận rất nhiều".
Ca phẫu thuật của Parralo gặp trục trặc. Cô cảm thấy cơ thể bị biến dạng nhưng không có tiền để kiện phòng khám hoặc tiến hành một cuộc phẫu thuật khác nhằm khắc phục sự cố.
"Trước cuộc phẫu thuật, tôi hầu như không được thông báo về bất cứ điều gì. Họ cứ nói như sự cố là một điều gì đó bình thường, rằng bộ phận cấy ghép có thể vỡ ra nhưng không chịu trách nhiệm", cô nói.
Ở nhiều phòng khám giá rẻ, người giải thích mọi thứ cho bệnh nhân (hay đúng hơn là khách hàng) là nhân viên bình thường, không được đào tạo về y tế. Khách hàng có rất ít thời gian nói chuyện trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật.
Theo các chuyên gia, hiệp hội y tế, điều này cùng với các chương trình khuyến mại rầm rộ và việc tiếp xúc ngày càng nhiều với hình ảnh đẹp phi thực tế, đặc biệt là qua mạng xã hội, đang tạo ra nhận thức mù mờ về tác động của các phương thức làm đẹp.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Diego Tomás Ivancich cho biết: "Một số người nghĩ rằng quy trình giống như đến tiệm làm tóc. Họ không hiểu rằng các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật".
Tiền nào của nấy
Các phòng khám giá rẻ như cho mọc lên ngày càng nhiều đang làm gia tăng những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ thất bại, gặp biến chứng.
Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Quốc tế (ISAPS) nhận thấy xu hướng gia tăng các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ trong những năm tới, sau khi đại dịch làm giảm số liệu thống kê vào năm 2020.
Trước đại dịch, Mỹ, Brazil và Đức là những nước thực hiện nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ nhất.
Yolanda Cabrera, giảng viên ngành giới và định kiến tại Đại học Valencia, giải thích rằng điều này một phần có thể là do truyền thông xã hội đã củng cố các tiêu chuẩn khắt khe về ngoại hình.
Bác sĩ phẫu thuật Diego Tomás cảnh báo bất kỳ ai đang có ý định phẫu thuật thẩm mỹ tại các phòng khám giá rẻ hãy thật cẩn trọng và cân nhắc.
"Không có cái gọi là bữa trưa miễn phí. Họ tiết kiệm vật liệu, tiền lương, cơ sở vật chất, không để bệnh nhân ở lại đủ thời gian sau phẫu thuật. Họ chỉ có một bác sĩ gây mê duy nhất cho hai ca phẫu thuật cùng lúc. Điều này khiến nguy cơ gặp biến chứng tăng lên".
Esther Pineda, tác giả của Beautiful to die for: Gender stereotypes and aesthetic violence against women, nói: "Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phổ biến, được đại chúng hóa. Nó không còn là đặc quyền của những người giàu nữa. Nhưng điều gì cũng có mặt trái, kể cả sự phát triển của ngành làm đẹp giá rẻ".
Pineda ám chỉ chương trình "đi 3 tặng 1" (phẫu thuật 3 người, miễn phí một người), các gói dịch vụ phẫu thuật ở quốc gia khác bao gồm vé máy bay, khách sạn và phẫu thuật rẻ hơn nếu đi đông người.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là chiêu trò câu kéo khách hàng của một số phòng khám. Francisco Menéndez, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hơn 40 năm kinh nghiệm, than thở rằng những trung tâm này không được quản lý bởi bác sĩ, mà chủ yếu do doanh nhân điều hành.
Mạng xã hội khuếch đại nỗi sợ
Nhà tâm lý học lâm sàng Aurora Gómez, chuyên gia về các hành vi kỹ thuật số, giải thích rằng chúng ta có xu hướng kết luận những gì mình thấy thường xuyên nhất chính là điều bình thường, chuẩn mực.
"Thanh thiếu niên thường thấy gì nhất? Đó là các hình ảnh được chỉnh sửa trên mạng xã hội: đôi mắt mở, da không nếp nhăn, gương mặt trẻ trung. Điều đó dần trở nên 'bình thường' và họ bắt đầu thay đổi nhận thức về cơ thể của chính mình".
Gómez nói về rối loạn bản thể (somatization sisorder), bệnh lý mạn tính trong đó bệnh nhân than phiền nhiều về cơ thể, có thể được tạo ra do liên tục tiêu thụ vẻ đẹp không thực tế.
"Người bệnh tạo ra nhận thức thay đổi về bản thân. Khi ngoài đời không còn bộ lọc (filter) như mạng xã hội, cách duy nhất để đạt được hình ảnh hoàn hảo đó là dao kéo".
Điều đó phù hợp với những gì nhà xã hội học Esther Pineda định nghĩa là aesthetic violence (tạm dịch: bạo lực thẩm mỹ): Một tập hợp những câu chuyện kể, lời nói, hành động gây áp lực hoặc hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ để buộc họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cái đẹp.
Áp lực xã hội gây ra những hậu quả về thể chất và tâm lý đối với phụ nữ và điều đó thường dựa trên 4 cơ sở: phân biệt giới tính, chứng sợ tuổi già, phân biệt chủng tộc và chứng sợ béo.
Pineda giải thích nhu cầu về nữ tính, gầy, trắng và trẻ trung đã được duy trì theo thời gian và cách mà bạo lực thẩm mỹ được thực hiện ngày nay đã làm gia tăng điều đó.
"Trước đây, chúng ta chỉ nghe nhận xét từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhưng bây giờ cơ thể chúng ta thường xuyên tiếp xúc với sự đánh giá của vô số người, dù biết hay không, thông qua mạng xã hội".
Theo Zing
" alt=""/>Tiền mất tật mang vì ham phẫu thuật thẩm mỹ giá rẻBảo vệ cơ thể trong những ngày thời tiết nắng nóng
Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày trời nắng nóng, chúng ta cần lưu ý:
Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h-16h;
Không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời;
Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi;
Uống tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày, bổ sung rau và hoa quả trong mỗi bữa ăn.
Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần: Bố trí công việc, tránh ở ngoài trời quá lâu trong khoảng thời gian nắng nóng nhất trong ngày, cần có quãng nghỉ ở trong nhà hoặc bóng râm để hồi sức; Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng quần áo chống nắng thoát mồ hôi, mũ, kính râm, kem chống nắng...; Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước thanh nhiệt, giảm nóng trong, bổ sung năng lượng tránh mệt mỏi và mất sức khi đang làm việc.
Sủi thanh nhiệt Livecool đồng hành trong thời tiết nắng nóng
Bổ sung nước và những sản phẩm thanh nhiệt làm mát từ bên trong cơ thể rất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe những ngày nắng nóng. Do đó, cần có một giải pháp giải nhiệt, giảm nóng, vừa an toàn lại vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Hiểu được nhu cầu này, nhãn hàng Livecool đã “xuống phố” giải nhiệt cho người dân, đặc biệt là những người phải làm việc vất vả dưới cái nóng. Chương trình nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực của người dùng sau khi dùng thử sản phẩm. Những cốc nước sủi thanh nhiệt được trao tận tay bà con như tiếp thêm năng lượng, giảm mệt mỏi dưới cái nắng nóng oi bức.
Anh Bình, một shipper chia sẻ: “Tình cờ đi làm ngang qua, thấy chương trình uống thử và tặng quà của Livecool đang diễn ra nên tôi ghé vào. Sau khi dùng thử, tôi thấy sản phẩm có mùi thơm nhẹ, vị trái cây, là loại sủi nên cảm giác sảng khoái ngay sau khi uống. Tôi thích vị dưa gang, còn vợ tôi hay uống vị chanh nên tôi đã mua thử mỗi vị một hộp để trải nghiệm. Sủi thanh nhiệt Livecool giúp giảm mệt mỏi do thời tiết, hỗ trợ tăng cường sức khoẻ, phù hợp với những người làm việc cả ngày ngoài trời như chúng tôi”.
TPBVSK Sủi thanh nhiệt Livecool đã để nhiều dấu ấn trong hơn 5 năm có mặt trên thị trường, trở thành sản phẩm được nhiều người tin dùng. Đây cũng là thương hiệu được vinh danh “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022” (Vietnam Value) và mới đây đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).
Bộ sản phẩm TPBVSK Sủi thanh nhiệt Livecool chứa vitamin C cùng chiết xuất thảo mộc thiên nhiên như: atiso, rau má, chanh... hỗ trợ giảm nhiệt miệng, nóng trong, mệt mỏi, hỗ trợ tăng sức đề kháng. GPQC số: 2815/2020/XNQC-ATTP Đơn vị phân phối: Công ty CP Nam Dược - Số 51 đường Trương Công Giai, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại: https://livecool.vn/ Các sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh! |
Thu Loan
" alt=""/>Bảo vệ sức khỏe trong ngày nắng nóng