Dẫn nghiên cứu của McKinsey, ông Ngô Diên Hy cho hay nếu được phổ biến rộng rãi, định danh số sẽ tạo ra một nền kinh tế tương đương với 3-13% GDP vào năm 2030. Định danh số sẽ giúp 3 tỷ người trên thế giới tiếp cận được với các dịch vụ, lợi ích do công nghệ số mang lại và tiết kiệm hơn 100 tỷ giờ làm việc mỗi năm.
Các chính sách, nghị định cho phép số hóa thủ tục hành chính trên môi trường mạng của Chính phủ thời gian qua đã tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ công. Điều này góp phần giúp cho nhu cầu và thị trường định danh số bùng nổ ở Việt Nam.
Dịch vụ chữ ký số từ xa rất khác với dịch vụ truyền thống, khóa bí mật của chứng thư được quản lý tại hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải nằm trên thiết bị của người dùng. Do vậy, khâu trọng yếu nhất là đảm bảo an toàn của chứng thư số và chỉ được sử dụng khi thuê bao cho phép.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mô hình ký số từ xa sẽ là nền tảng then chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng như triển khai thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, mô hình này có thể giúp cho người dân, doanh nghiệp tương tác và ký số mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị.
Ông Ngô Diên Hy chia sẻ, dịch vụ ký số từ xa hướng tới con số 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và 28 triệu người dân giao dịch trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tài chính.
Với xu hướng ký kết hợp đồng điện tử trên mạng, nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử thời gian tới sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp phải kết nối và sử dụng hóa đơn điện tử và định danh số sẽ có nhiều cơ hội phát triển.
Hiện việc sử dụng chữ ký chữ số, sinh trắc học, xác thực khuôn mặt là mức độ cao nhất của định danh. “Trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 17 trường số liệu, thu nhập được các dữ liệu về khuôn mặt, vân tay, đây là một yếu tố quan trọng để xây dựng một hệ thống định danh điện tử cho quốc gia”, ông Hy nói.
Doanh nghiệp Việt sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ
Theo ông Ngô Diên Hy, VNPT đã cung cấp một số sản phẩm định danh. Mới đây, Bộ TT&TT cấp cho VNPT giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa SmartCA, đây là đơn vị tự phát triển module quản lý kích hoạt chữ ký theo tinh thần Make in Vietnam.
Ông Hy đánh giá, SmartCA rất thuận tiện và dễ sử dụng, có thể dùng được trên mọi thiết bị và nền tảng, giúp người dùng có thể “ký” mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu bảo mật cao nhất. Thêm vào đó dịch vụ còn có giá thành hợp lý, hướng tới toàn dân có thể sử dụng các giao dịch điện tử trên môi trường mạng.
Đại diện VNPT đề xuất, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành quy định về định danh điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân; các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số được xác minh danh tính công dân trực tuyến hoàn toàn. Đồng thời, hệ thống định danh xác thực bằng sinh trắc học phải được xác thực bởi những tổ chức có uy tín.
Ông Ngô Diên Hy khẳng định, doanh nghiệp công nghệ Việt đã có đầy đủ công nghệ, sẵn sàng đồng hành cùng với Chính phủ xây dựng, vận hành và khai thác giá trị của định danh số: "Chúng ta đã có đầy đủ điều kiện để thực hiện nền tảng định danh số quốc gia chính thức, có nền tảng định danh số quốc gia sẽ phục vụ tốt cho nền kinh tế".
Duy Vũ - Hương Dung
Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần Misa, sử dụng nền tảng số để quản trị ngân sách không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tạo ra cơ sở dữ liệu tài chính cho các ngành, địa phương và góp phần chuyển đổi số quốc gia.
" alt=""/>Ngô Diên HyNhững bài toán cô giáo chấm cho con anh Vũ Văn Danh rõ ràng là sai, nhưng con thì nhất nhất phải theo cách cô đã dạy ở lớp. Chính vì thế, dù bị bố đánh thì cháu vẫn một mực cãi "cô dạy như vậy" và bài kiểm tra cô chấm đúng. Ai trong hoàn cảnh của anh Danh cũng thấy hoang mang và bực bội vì dạy đúng mà con không nghe còn cãi lời.
![]() |
Cách dạy toán "lạ lùng" của cô giáo |
Bài toán tìm x, nếu bảo cô hạ bút chấm nhầm thì chỉ có thể nhầm ở 1 phép tính x chứ không thể nhầm ở 4 phép tính x. Phụ huynh hẳn nhiên là bất bình vì kiến thức cơ bản đó lại được cô giảng cho con cách làm toán sai, sai đến mức không thể chấp nhận được.
Chúng ta đều tự hỏi khi cô giáo dạy sai cho con, mình phải làm gì để trao đổi lại với cô giáo?
Chỉ có phương án duy nhất là gặp cô, hỏi lại cô giáo thật rõ ràng về phương pháp giải toán mà cô dạy cho con, góp ý với cô để cô hoàn thành tốt việc giảng dạy cho học sinh. Nhưng chính phụ huynh cũng khó lòng lường trước được phản ứng của cô giáo... Chỉ khi các cô giáo xung quanh đều thừa nhận cô dạy sai, cô giáo mới có lời với phụ huynh, mong thông cảm và cô sẽ điều chỉnh.
Tôi thấy hơi tiếc cho anh Danh khi anh chọn thời điểm tới gặp cô giáo của con vào giờ ra chơi, khiến cô giáo bị "mất mặt" với đồng nghiệp và cô hiệu trưởng.
Đọc câu chuyện này, tôi cảm thấy cô giáo thực cố chấp, cô không muốn thừa nhận mình sai trước mặt phụ huynh học sinh. Cô dạy sai nên cô chấm cũng sai, vì cô cho rằng mình đúng.
Hẳn nhiều phụ huynh giống tôi khi đọc bài này đều dấy lên suy nghĩ "trình độ toán của cô giáo tới đâu?". Đây là bài toán quá đơn giản, tại sao cô lại hướng dẫn học sinh sai hoàn toàn?
Phản ứng của cô giáo sau khi phụ huynh tới lớp phản ánh với tinh thần xây dựng, chứ không có ý gì thì cô giáo ngay lập tức không quan tâm tới con anh Danh nữa, không cho con phát biểu trong giờ học. Thái độ "trù úm", "bỏ qua" học trò của cô giáo thật đáng buồn.
![]() |
“Im lặng hay nói ra khi cô giáo dạy sai?” là câu hỏi khó trả lời (Ảnh chỉ mang tính minh họa, nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết. Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Vài tháng nữa là kết thúc năm học, tôi nghĩ anh Danh không cần thiết phải trao đổi lại với cô giáo vì chắc chắn cô vẫn sẽ ngấm ngầm ghét con anh, và giáo viên ở lớp thì thiếu gì cách làm cho học sinh mất tinh thần. Cô không quan tâm, động viên con nữa mà có thể sẽ mắng con vì mắc lỗi này, lỗi kia...
Tôi nghĩ anh nên quan tâm, động viên con học hành và không nên để ý tới thái độ hiện tại của cô giáo lúc này.
Tôi từng biết có nhiều phụ huynh bất bình khi cô giáo đối xử với con ở lớp như tát con, lấy thước đánh vào tay vì con viết xấu, viết chậm hay nói chuyện riêng nhưng họ vẫn im lặng vì sợ cô trù dập con. Bây giờ, trẻ tiểu học thời gian ở lớp, ở trường nhiều hơn ở nhà, nhỡ cô lờ đi không còn để ý tới cô thì bố mẹ còn lo lắng hơn.
“Im lặng hay nói ra khi cô giáo dạy sai?” - câu hỏi thực khó trả lời. Vì nhiều khi nói ra như anh Danh con cái chúng ta "mất" nhiều hơn "được", và trẻ con đâu đáng bị chịu sức ép tâm lý khi cô giáo "khoanh vùng".
Còn nếu cứ im lặng thì con học mà lại dốt đi.
Lời đáp cho câu hỏi này chỉ có thể là: Nếu phụ huynh muốn góp ý với giáo viên của con thì nên hẹn gặp riêng để trao đổi thẳng thắn. Đấy cũng là cách giữ thể diện cho cô giáo mà phụ huynh cũng không phải bực bội vì chuyện bài toán, bài văn ở lớp cô dạy con nữa.