-Kim Thanh chia sẻ,ươngmặtphuthêtậpQuyềnLinhbứcxúcvớithanhniênmuahoacúngtặngngườiyê24h bong dá lúc yêu nhau, cô được chồng tặng cho bó hoa cúc vạn thọ - loại hoa chuyên dùng trong các hoạt động cúng bái.
-Kim Thanh chia sẻ,ươngmặtphuthêtậpQuyềnLinhbứcxúcvớithanhniênmuahoacúngtặngngườiyê24h bong dá lúc yêu nhau, cô được chồng tặng cho bó hoa cúc vạn thọ - loại hoa chuyên dùng trong các hoạt động cúng bái.
Ngày 16/2, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị về Chỉ số Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc diễn ra ngày 17/1/2017. Hội nghị này có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: TT&TT, GD&ĐT, KH&ĐT, Tài chính, LĐTB&XH, TN&MT, Y tế, Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Văn phòng Chính phủ và một số chuyên gia trong lĩnh vực CNTT.
Thông báo của Văn phòng Chính phủ cho hay, sau khi nghe VAIP báo cáo, phân tích về Chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, việc ứng dụng CNTT phục vụ triển khai Chính phủ điện tử tại các bộ, ngành, địa phương và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận, xếp hạng của Liên hợp quốc về Chính phủ điện tử không đơn thuần là việc xếp hạng, so sánh giữa các quốc gia mà liên quan trực tiếp đến tín nhiệm của quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài, đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đến chi phí vốn vay của quốc gia và doanh nghiệp, việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại quốc tế…
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Trong Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử do Liên hợp quốc công bố năm 2016, Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2014, đứng thứ 89/193.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, bên cạnh kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: Việt Nam vẫn nằm trong số các nước trung bình về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử. Năm 2016, nước ta tụt hạng trong bảng xếp hạng ASEAN (từ thứ 5 xuống thứ 6), không đạt mức ASEAN 4 như mục tiêu tại Nghị quyết 36a. Trong đó, 2 chỉ số thành phần của chỉ số Chính phủ điện tử còn thấp, cụ thể là chỉ số hạ tầng viễn thông xếp thứ 110 và chỉ số hạ tầng nhân lực xếp thứ 127. Điều này chưa phản ánh đúng thực tế do số liệu cung cấp cho Liên hợp quốc còn thiếu và chưa được cập nhật đầy đủ.
Để nâng cao chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo, khẩn trương khắc phục tồn tại, bất cập, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a và các văn bản liên quan về Chính phủ điện tử.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phảitriển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách đồng bộ'Sự kiện diễn ra trong hai ngày 23 và 24/2/2017 tại Cung triển lãm Kiến trúc, quy hoạch và xây dựng Quốc gia, số 1 Đỗ Đức Dục, Hà Nội cùng với “Triển lãm gia công phụ tùng Nhật Bản 2017”.
Hội chợ có 134 doanh nghiệp tham gia gian hàng, bao gồm 19 tập đoàn lớn của Nhật như Toyota, Canon, Honda, Yamaha, Tamron, NEC, Sony EMCS…; 106 doanh nghiệp Nhật Bản vừa và nhỏ có pháp nhân tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam; 9 doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chế tạo trên địa bàn Hà Nội.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm kim loại, sản phẩm ô tô, đường sắt, tàu thuyền, ngành khai khoáng, kim loại màu, dụng cụ thường, dụng cụ thiết bị điện, dụng cụ thông tin truyền thông, thiết bị linh kiện điện tử, dụng cụ máy móc chính xác, sản phẩm dệt may, ngành hóa học…
“Sự kiện lần này sẽ là cơ hội tốt giúp cho các doanh nghiệp ngành chế tạo và các doanh nghiệp liên quan tại Việt Nam có thể phát triển kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội mới tại thị trường Việt Nam”, đại diện Ban Tổ chức cho hay.
Đây cũng là hội chợ chuyên biệt, quy tụ số lượng doanh nghiệp chế tạo Nhật Bản nhiều nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Sự kiện do Sở Công Thương Hà Nội và Công ty cổ phần NC Network Việt Nam tổ chức.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
![]() |
Hơn 100 công ty, trong đó có nhiều hãng công nghệ lớn, cùng nhau đưa ra văn bản pháp lý phản đối lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump và tranh luận nó có thể tạo động lực mạnh mẽ cho họ chuyển việc làm ra ngoài nước Mỹ.
Chiều muộn hôm Chủ nhật (5/2), Apple, Google, Microsoft và các doanh nghiệp khác nộp văn bản “thân hữu của tòa án” (friend-of-the-court) lên Tòa phúc thẩm khu vực 9 tại San Francisco. Họ cho rằng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân của 7 nước Hồi giáo và tất cả người tị nạn “gây thiệt hại đáng kể đến việc kinh doanh của Mỹ”.
Tesla và SpaceX của Elon Musk cũng ký vào văn bản hôm thứ Hai (6/2), nâng tổng số các công ty tham gia lên 127. Musk là một thành viên trong ban cố vấn kinh tế của ông Trump và đang chịu sức ép về vị trí này sau khi CEO Uber Travis Kalanick đã rút lui vì tranh cãi liên quan đến lệnh cấm.
Sắc lệnh ông Trump ban hành hôm 27/1 tạo ra làn sóng náo loạn và biểu tình tại Mỹ cũng như các sân bay quốc tế vào cuối tuần tiếp đó. Tổng thống Mỹ xem đây là biện pháp cần thiết để rà soát những người đến Mỹ và bảo vệ tốt hơn quốc gia trước nguy cơ khủng bố.
Hôm thứ Sáu tuần trước (3/2), Thẩm phán liên bang James Robart ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh nói trên sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện.
Trong văn bản, các công ty phản biện lệnh cấm gây ra sự bất ổn đối với những doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nhân lực nước ngoài và việc kinh doanh toàn cầu để đổi mới và tạo ra việc làm tại Mỹ.
" alt=""/>Hơn 100 công ty Mỹ phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump