Theo ông Nam, gần 10 năm trước, có rất nhiều người hỏi mua cây mai vàng Yên Tử về để chơi Tết, khiến giá mỗi cây ngày đó lên tới mấy chỉ vàng. Việc này cũng gây ra cơn sốt khai thác mai vàng Yên Tử, khiến loài cây này có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhìn ra được cơ hội làm giàu, ông Nam bỏ ra vài trăm triệu để mua những gốc cây phôi về để hồi sinh và nhân giống.
"Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên cây phôi chết nhiều, vốn liếng cũng từ đây tiêu tán, nếu bỏ ngang thì coi như mất cả. Tôi đánh liều chăm thêm vài lần nữa, đến năm 2017 thì thành công", ông Nam tâm sự.
Ngoài ghép cành, ươm giống, ông Nam còn chăm cây trong nhà kính. Những hôm thời tiết rét đậm còn phải chong đèn sợi đốt để giữ nhiệt, tránh chết cây.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Hiện tại, trên khoảnh vườn rộng gần 6.000m2, ông Nam đang sở hữu khoảng 2.000 gốc mai vàng Yên Tử với đầy đủ kích cỡ từ nhỏ đến cổ thụ. Trong đó có hơn 60 gốc có giá trị gần 200 triệu đồng/cây.
Thời điểm cận tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, vườn của ông Nam có khoảng 400 cây ra hoa, đủ tiêu chuẩn để đưa vào chậu đem đi bán.
Mai vàng Yên Tử có giá thấp nhất là 4 triệu đồng/cây cao gần 2m. Những cây tầm trung giá dao động từ 30 đến 40 triệu đồng/cây.
"Mai vàng Yên Tử đặc biệt hơn những loài mai khác vì bông nở to, cánh dày, số lượng hoa trên một cành rất nhiều và thời gian nở lâu nên được nhiều người ưa chuộng. Cách đây nửa tháng tôi đã xuất đi được 4 cây có giá từ 50 đến 70 triệu cho một số người đặt từ trước", ông Nam cho biết.
Cũng theo ông Nam, thời điểm này, mỗi ngày đều có khách từ các địa phương lân cận tìm tới ngắm cây và mua. Khách trong tỉnh cũng tới để hỏi thuê cây chưng trong nhà những ngày Tết.
Theo ông Lê Quốc Ruyến, Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Triều, địa phương hiện có 400ha trồng hoa, cây cảnh, trong đó có hơn 10ha mai vàng Yên Tử. Thời gian tới, loài hoa này sẽ là một trong những cây đặc trưng của địa phương, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân bản địa.
Những ngày này, có mặt tại cơ sở sản xuất bánh đa Trần Nam của bà Hoàng Thị Nam (SN 1958, trú khối 7, thị trấn Đô Lương), có khoảng 4 - 5 công nhân đang tất bật làm việc, người thì tráng bánh, người phơi bánh, ai ai cũng bận rộn.
Bà Nam cho biết, để đảm bảo nhu cầu sản xuất những ngày giáp Tết, cơ sở phải thuê thêm một số lao động thời vụ. Tuy nhiên quá trình làm bánh phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết nên vào những ngày trời mưa rét, không thể phơi bánh đa thì sản xuất ngưng trệ“.
"Nghề làm bánh đa phải thực sự chịu khó, chúng tôi phải thức dậy từ 3h sáng làm cho tới đêm mới nghỉ. Dịp này mỗi ngày một người tráng thủ công được khoảng 1.500 - 2.000 chiếc”, bà Nam cho hay.
Vừa tất bật tráng bánh, chị Lê Thị Hương (SN 1973, người dân làng nghề Vĩnh Đức) tiếp lời, gia đình đã làm nghề từ hàng chục năm nay. Từ khâu tráng bánh, đến việc bánh được nướng bằng tay trên những bếp than hồng phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo bánh giòn thơm, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
“Nhu cầu tăng cao vào dịp gần Tết nên hàng ngày tôi phải dậy sớm để xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, nướng bánh… cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Công việc cứ quần quật từ sáng đến tối”, chị Hương tâm sự.
Nhiều người dân làng nghề Vĩnh Đức chia sẻ, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác là bởi cách làm thủ công truyền thống. Nguyên liệu làm bánh cũng được lấy tại chỗ, gồm bột gạo hòa trộn với vừng đen cùng một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.
Bánh đa sau khi tráng chín được rải trên tấm đan bằng tre và đưa ra phơi nắng. Nhiệt độ và thời gian phơi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bánh.
Nâng tầm sản phẩm OCOP
Hiện nay, dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại nhưng người dân nơi đây vẫn chủ yếu dùng tay để tráng bánh đa. Việc nướng bánh bằng tay sẽ giúp bánh thơm, giòn, mang những hương vị riêng nên được khách hàng ưa chuộng.
Từ sản phẩm truyền thống, tháng 1/2022, bánh đa vừng Vĩnh Đức được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã 1 sản phẩm). Các sản phẩm bánh đa làng nghề Vĩnh Đức ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất liệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sản phẩm làng nghề Vĩnh Đức không chỉ có mặt trong các gian hàng siêu thị thương hiệu lớn trong nước mà nay đã vươn xa đến các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore...
Phó chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương Nguyễn Văn Hòa thông tin, năm 2023 làng nghề Vĩnh Đức đã cung ứng ra thị trường 180 vạn cái bánh đa; từ đó đã giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động tại địa phương; thu nhập bình quân 6 đến 8 triệu đồng/lao động/tháng. Tổng sản phẩm năm 2023 ước đạt 1.500 tấn, doanh thu hơn 50 tỷ đồng. Bình quân thu nhập của lao động nghề là 85 triệu đồng/năm.
“Địa phương luôn chú trọng trong việc bảo tồn gìn giữ và phát triển các mặt hàng truyền thống đạt OCOP. Từng bước hỗ trợ nâng cao chất lượng, sản lượng và bao tiêu sản phẩm, tăng thu nhập kinh tế của các hộ gia đình sản xuất mặt hàng truyền thống tại làng nghề”, ông Hòa cho biết thêm.
Xe điện giá rẻ chính là chìa khóa cho khả năng phát triển nhanh chóng của ngành ô tô Trung Quốc trong thời điểm hiện nay và nó thực sự khiến cho những nhà sản xuất có tiếng trên thế giới phải dè chừng.
Hàng loạt các hãng xe nước ngoài từng làm mưa làm gió tại thị trường Trung Quốc tới từ Nhật Bản, Pháp hay Mỹ đã, đang và sắp tới sẽ không còn khả năng cạnh tranh đối với những nhà sản xuất nội địa. Ngược lại, trên thị trường quốc tế, những “ông lớn” này cũng dần cảm thấy sức nóng đến từ quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Ủy ban Châu Âu cho biết thị phần xe điện của Trung Quốc bán ở châu Âu đã tăng lên 8% và có thể đạt 15% vào năm 2025, đồng thời lưu ý rằng giá bán thường thấp hơn 20% so với các mẫu xe do EU sản xuất. Các mẫu xe phổ biến của Trung Quốc được xuất khẩu sang châu Âu bao gồm MG của SAIC và Volvo của Geely.
Còn tại Triển lãm ô tô Munich 2023 năm nay chứng kiến sự góp mặt của khoảng 41% công ty có trụ sở tại châu Á, với số lượng công ty Trung Quốc tham dự gấp đôi năm 2021, nhờ đó lần đầu tiên vượt qua chủ nhà Đức để trở thành quốc gia có số lượng thương hiệu tham gia nhiều nhất.
Sự gia tăng các hoạt động của xe điện Trung Quốc đã khiến Ủy ban Châu Âu mở cuộc điều tra nhắm vào hoạt động “tài trợ” của chính quyền Trung Quốc đối với ngành công nghiệp xe điện. Đây là hoạt động điều tra mang tính quy mô đầu tiên mà một tổ chức quốc tế thực hiện đối với ngành ô tô Trung Quốc trong thế kỷ này.
Theo báo cáo của The Nikkei, trong một thập kỷ vừa qua, chính phủ Bắc Kinh đã chi hàng tỷ đô la để tài trợ cho các nhà sản xuất xe điện quốc nội cũng như trợ giá xe điện cho người tiêu dùng nhằm tạo thói quen thị trường.
Bảo hộ sản xuất là cách duy nhất chống lại sự "xâm lấn" của xe điện Trung Quốc
Mỹ là quốc gia thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ xe điện nhất khi liên tiếp trong 2 đời Tổng thống gần đây đã tung ra nhiều chính sách bảo vệ ngành ô tô quốc nội.
Dưới thời cựu Tổng thống Donal Trump, Washington đã áp mức thuế quan nhập khẩu 27,5% nhắm trực tiếp vào ô tô sản xuất từ Trung Quốc. Chính sách này tiếp tục được thừa hưởng dưới thời Tổng thống Joe Biden, bên cạnh đó, ông còn tiếp tục ban hành một sự bảo hộ mới với Đạo luật Giảm lạm phát, cung cấp mức tín dụng thuế 7.500 đô la đối với người mua xe điện sản xuất tại Bắc Mỹ.
Những chính sách này phát huy hiệu quả tuyệt đối khi gần như tách biệt thị trường Mỹ khỏi sự ảnh hưởng của xe điện giá rẻ Trung Quốc, nhưng ngược lại, nó khiến người Mỹ gần như không có bất cứ sự lựa chọn nào đối với xe điện giá rẻ, phần nào làm chậm quá trình điện khí hóa của ngành ô tô quốc gia.
Nối tiếp Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang rục rịch chuẩn bị các biện pháp bảo hộ mới đối với ngành xe điện của mình nhằm ngăn sự cạnh tranh tới từ Trung Quốc.
Pháp, quốc gia chủ chốt của khối đã “khai màn” hoạt động này thông qua chính sách trợ giá đối với xe điện tới từ châu Âu nhằm tăng tính cạnh tranh với xe điện Trung Quốc nhập khẩu.
Bất chấp các hệ lụy mà chính sách bảo hộ xe điện nội địa gây ra, việc các chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm ngăn chặn các tác nhân bên ngoài là điều hoàn toàn cần thiết để ngành sản xuất trong nước giảm bị ảnh hưởng.
Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực xe điện và đây cũng được đánh giá là loại hình phương tiện mới của tương lai. Việc xe điện Trung Quốc tràn ngập các thị trường quốc tế sẽ nhanh chóng khiến cho sức cạnh tranh của các hãng xe địa phương bị giảm sút một cách đáng kể, từ đó dẫn tới sự thụt lùi của ngành xe điện quốc gia.
Trước sự thách thức mạnh mẽ từ xe điện giá rẻ Trung Quốc, làn sóng bảo hộ xe điện được đánh giá là sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một tương lai không xa sắp tới.
Hùng Dũng (Tổng hợp)