Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam năm 2022 của BambuUp cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt đang bước vào giai đoạn bùng nổ từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 đến nay.
Điều này được thể hiện qua số lượng thương vụ cũng như số vốn được các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đổ vào các startup trong nước. Trong đó, kỷ lục là năm 2021 với tổng cộng 165 thương vụ và tổng vốn đầu tư lên đến 1,4 tỷ USD.
Thống kê cũng chỉ ra rằng, mức đầu tư trung bình vào một startup Việt rơi vào khoảng 1,15 triệu USD với giai đoạn đầu (early-stage) và đạt giá trị 9,5 triệu USD ở giai đoạn trung và cuối (medium & late stage).
Lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào startup công nghệ Việt Nam ngày càng nhiều giúp mở ra cơ hội, đồng thời đặt ra thách thức buộc bản thân startup phải hoạt động tốt hơn nhằm đáp ứng kỳ vọng tương xứng với số vốn bỏ ra của các nhà đầu tư.
Gọi vốn thành công mới chỉ là điểm khởi đầu cho một startup. Để tăng độ uy tín và tin cậy của cộng đồng quốc tế về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, việc cần làm tiếp theo là duy trì hiệu quả hoạt động của startup sau khi nhận vốn.
Theo ông Từ Minh Hiệu - Phó trưởng phòng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo (Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ - NATEC), Việt Nam đã và đang có những cơ chế, chính sách và hoạt động hỗ trợ rất thiết thực cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bộ Khoa học & Công nghệ đang thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các nguồn lực trong khu vực công, tư nhân và các đối tác trong, ngoài nước để hình thành, thử nghiệm và thực thi các sáng kiến đổi mới sáng tạo mở, tập hợp và công bố các bài toán, thách thức của doanh nghiệp, của ngành, lĩnh vực và quốc gia.
“Đây là định hướng phù hợp để thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy phát triển thị trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khuyến khích họ chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Hiệu nói.
Sau một khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ, đây là lúc hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hướng tới trở thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở toàn diện để đảm bảo sự phát triển bền vững, với trọng tâm là chất lượng và kết quả.
" alt=""/>Mỗi startup Việt nhận đầu tư trung bình 1,15 triệu USDTrước đó, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn về việc triển khai thu phí, lệ phí “0 đồng” trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đầy đủ danh sách thủ tục hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đủ điều kiện thu phí, lệ phí “0 đồng” đối với 8 khoản phí và 5 khoản lệ phí tại Nghị quyết số 18 để triển khai áp dụng; hoàn thành trước ngày 1/8.
Đến nay, Trung tâm Công nghệ TT&TT đã hoàn thành cấu hình đầy đủ mức thu đối với Danh mục thủ tục hành chính ban hành của 6 sở nói trên trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.
UBND tỉnh đề nghị các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, thu phí, lệ phí "0 đồng" đúng yêu cầu của UBND tỉnh và Nghị quyết số 18 của HĐND tỉnh khi người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến; Đồng thời phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã để niêm yết, công khai danh sách thủ tục hành chính thu phí, lệ phí "0 đồng" trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương và tại bộ phận "một cửa" các cấp.
Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định mức thu phí, lệ phí “0 đồng” đối với 13 khoản phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến như sau: 1. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Phí đăng ký biện pháp bảo đảm. 3. Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. 4. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. 5. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất. 6. Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt. 7. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất. 8. Phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường. 9. Lệ phí đăng ký kinh doanh. 10. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 11. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng. 12. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. 13. Lệ phí hộ tịch. |
An Nhiên
" alt=""/>Quảng Nam áp dụng thu phí, lệ phí ‘0 đồng’ đối với dịch vụ công trực tuyến