
“Content blocking” là tên gọi chung cho các extension (tiện ích phụ, tiện ích mở rộng) trên Safari cho phép người dùng khóa các nội dung trên web mà họ thấy không cần thiết. Một số các nội dung dạng này bao gồm: quảng cáo, các công cụ theo dõi (tracker), các đoạn mã script, cũng như các nội dung khác có nguy cơ làm tăng thời gian tải trang. Nhờ đó, khi sử dụng, người dùng có thể lướt web nhanh hơn, tiết kiệm lưu lượng dữ liệu, tăng thời gian dùng pin, tập trung hơn vào nội dung bài viết. Content blocking cũng hứa hẹn giúp người dùng bảo vệ tốt hơn các thông tin cá nhân bởi các công cụ theo dõi đã bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, ngược lại thì nó có thể sẽ là một "cơn ác mộng" của các nhà xuất bản vốn dựa vào quảng cáo để kinh doanh, duy trì hoạt động. Dưới đây là những điều bạn cần biết về tính năng mới hứa hẹn gây "đột phá" này của iOS 9.
"Khóa nội dung" không đồng nghĩa với "khóa quảng cáo"
 |
|
Dù các extension khóa nội dung trên iOS 9 sẽ cho phép bạn chặncác quảng cáo khi lướt web, nhưng đó không phải là tác dụng duy nhất của chúng. Theo như giải thích của Apple trên websitedành cho các lập trình viên, content blocking còn cho phép người dùng chặn "cookie, ảnh, các thành phần nội dung, pop-ups, và các nội dung khác". Điều đó có nghĩa là các nội dung gây khó chịu như video tự chạy, các đoạn mã script theo dõi luôn "đi theo" bạn mọi nơi mọi lúc trên web, cũng sẽ không có cơ hội tồn tại.
Vì sao bạn cần content blocking?
Nhờ có cấu hình phần cứng máy, máy tính để bàn có thể nhanh chóng tải các trang web nặng, những trang nhiều quảng cáo bên ngoài và các script ẩn có chức năng theo dõi người dùng... Tuy nhiên, theo thời gian, khi mà các site ngày càng được bổ sung nhiều nội dung như video, plug-in... hiệu năng duyệt web bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Trên thiết bị di động, việc các trang web bổ sung thêm nội dung càng ảnh hưởng tới tốc độ tải hơn do cấu hình của thiết bị khá hạn chế, không thể mạnh như máy tính.
Ý tưởng đằng sau tính năng khóa nội dung của Apple đó là bắt các nội dung mà chủ site thêm vào phải ngừng chạy, từ đó giúp người dùng tăng tốc độ tải trang. Trước đây, khi trình duyệt Safari phải tải tất cả các thành phần, từ nội dung nổi ở ngoài lẫn nội dung chạy ngầm mà chủ website đưa vào, hiện tượng trễ (delay) sẽ xuất hiện. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng phải mất thời gian chờ đợi vô ích, bởi nhiều nội dung mà Safari tải về không có tác dụng gì với họ. Tất cả những gì người dùng cần chỉ là đọc văn bản, xem ảnh... trên trang mà thôi.
Bên cạnh đó, việc các trang web sử dụng công cụ theo dõi thói quen lướt web của người dùng cũng khiến nhiều người cảm thấy lo ngại về quyền riêng tư. Content blocking - với chức năng chặn script và cookie theo dõi - sẽ giúp xóa tan những lo ngại này. Bản thân các ứng dụng khóa nội dung sẽ không theo dõi lịch sử duyệt web của bạn, hay theo dõi các nội dung mà bạn đã khóa. Chúng đơn giản chỉ sử dụng các quy tắc được quy định trước nhằm báo cho trình duyệt biết các nội dung không được tải về. Nói cách khác, khi sử dụng content blocking, bạn không phải lo sợ chính các extension này... theo dõi lại mình.
Cách sử dụng
Để khóa các nội dung không mong muốn, người dùng sẽ phải cài đặt extension khóa nội dung được phát hành trên App Store của Apple, sau đó vàoSettings>Safari>Content Blockersđể kích hoạt chúng.
Hiệu quả đến đâu?
iOS 9 vẫn chưa được phát hành nên extension khóa nội dung vẫn chưa có mặt trên App Store mà chỉ đang trong quá trình được các lập trình viên thử nghiệm. Do đó, hiện tại chúng ta vẫn chưa thể đánh giá được tính hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, theo phản hồi của các lập trình viên thử nghiệm tính năng này, content blocking của Apple tỏ ra rất hứa hẹn. Theo Dean Murphy, nhà phát triển của một ứng dụng khóa nội dung có tên Crystal, ứng dụng và extension của anh giúp trang tải nhanh hơn 3,9x lần, và thời gian tải trang được giảm xuống tới 74%. Thêm vào đó, trung bình các trang sẽ tiết kiệm được 53% băng thông mạng. Khi thử truy cập vào 10 trang web, bao gồm các báo lớn như New York Times và Huffington Post, Dean Murphy nói rằng anh tiết kiệm được 70 giây và 35 MB dữ liệu (xem bảng trên).
Tuy nhiên, một số thử nghiệm với các extension khóa nội dung khác cho thấy chúng không giúp giảm thời gian tải trang được là bao nhiêu. Điều này là do nhiều trang web cũng đã cắt giảm bớt các nội dung không cần thiết trên phiên bản mobile để tối ưu cho độc giả của họ.
" alt=""/>Vì sao tính năng 'khóa nội dung' trên iOS 9 sẽ là cơn ác mộng của các nhà xuất bản?

|
Mobiistar Prime Xense được thiết kế theo đúng trào lưu của các máy cao cấp hiện nay: khung kim loại nguyên khối và hai tấm kính cường lực ốp ở hai mặt trước sau. Khung kim loại của máy được cắt CNC kỹ càng với các nét cắt tinh xảo. Phần khung này sử dụng kim loại nhám nên cảm giác sờ vào rất “đã” tay. Trong khi đó, những phím âm lượng và phím nguồn được thiết kế nổi, cũng được gia công tỉ mỉ khiến chúng khớp với máy hoàn hảo. Các khe cắm sạc và giắc tai nghe 3,5mm của máy đều được lót các miếng nhựa mềm để khi cắm cáp được chắc chắn hơn.
Với nguyên tắc thiết kế đơn giản, mặt trước và sau của Mobiistar Prime Xense được ốp kính liên tục, chỉ khoét ở những vị trí như loa, camera, khiến chiếc máy nhìn như một tấm kính viền kim loại. Với camera được thiết kế không lồi, việc đặt máy trên bàn kính là một trải nghiệm thú vị khi máy gần như bị hút xuống mặt bàn, dường như không có không khí giữa khoảng hở của máy và bàn.
Nhìn chung, thiết kế và độ tiện dụng của máy gần đạt đến hoàn hảo khi hầu như không có chi tiết nào đáng để chê trách. Tuy nhiên, theo cảm nhận cá nhân, phiên bản màu trắng của máy bắt mắt hơn bản màu đen mà ICTnews đang trải nghiệm.
Sử dụng
Với kích thước màn hình 5 inch, Mobiistar Prime Xense rất lý tưởng khi có thể cầm trên tay gọn gàng nhưng vẫn đủ lớn để xem nội dung thoải mái. Với thiết kế vuông vức, các góc được bo tròn, camera không lồi, chiếc điện thoại của Mobiistar rất dễ dàng khi lấy ra hay đưa vào túi quần. Viền kim loại cứng cáp và các mặt làm từ kính cường lực nên người dùng sẽ yên tâm khi đặt máy xuống mặt bàn hay nhét túi quần mà không sợ máy bị trầy xước. Mặc dù hai mặt làm từ kính nhưng Prime Xense không trơn trượt mà trái lại, cầm khá vững tay. Cá nhân người viết bài rất thích những chiếc điện thoại có mặt sau làm từ kính vì khi cầm trên tay, cảm giác như đang cầm một phụ kiện thời trang sang trọng hơn là một thiết bị công nghệ thuần túy.
Khe cắm SIM được thiết kế ẩn vào cạnh máy và có thể tháo ra dễ dàng bằng đinh kim đi kèm, hoặc bạn có thể dùng tăm nhọn để tháo khe SIM này. Ngoài ra, bộ phím âm lượng và nút mở/khóa màn hình đặt cạnh nhau rất dễ thao tác dù cho người sử dụng thuận tay trái hay phải. Nhìn chung, về mặt thiết kế và sử dụng bên ngoài, Prime Xense đáp ứng rất tốt.
Camera
Ấn tượng đầu tiên về chiếc Prime Xense chính là… camera tự sướng. Cầm trên tay một chiếc điện thoại siêu phẩm ra mắt cách đây một năm nhưng khi chụp hình tự sướng trong thời tiết mờ sương ở Đà Lạt khoảng hơn 4 giờ sáng thì siêu phẩm… bó tay, cho ra hình ảnh mờ nhạt, thiếu sức sống. Trong khi đó, Prime Xense thể hiện khá tốt, mặc dù không cho ra hình ảnh chất lượng nhưng rõ ràng tốt hơn chiếc điện thoại từng có giá 16 triệu đồng cách đây hơn một năm.
" alt=""/>Mobiistar Prime Xense: Camera selfie tốt, pin khá