Thông tin từ VNISA cho hay, hệ thống thi thử của cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 sẽ được mở từ ngày 16/2/2022.
Theo kế hoạch, sau lễ phát động vào ngày 3/3/2022, dự kiến thời gian để các thí sinh tham gia cuộc thi chính thức sẽ kéo dài trong 3 tuần, từ ngày 3/3/2022 cho đến 24/3/2022.
Nội dung thi tập trung vào các kiến thức về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; cùng những kiến thức, kỹ năng cơ bản phòng chống nguy cơ mất an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và một số tình huống ví dụ điển hình. Các thí sinh sẽ dự thi trực tuyến theo hình thức trắc nghiệm, qua website do Ban tổ chức cung cấp.
Giao diện trang web cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022. |
Cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” là một hoạt động hưởng ứng Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/6/2021.
Chương trình hướng tới “mục tiêu kép”: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chương trình, Bộ TT&TT đã thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (gọi tắt là Mạng lưới). Đây là tổ chức phối hợp liên ngành để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới đã được Bộ TT&TT ban hành hồi tháng 10/2021, VNISA có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cơ quan điều phối là Cục An toàn thông tin và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”.
Bên cạnh đó, Hiệp hội còn được giao phối hợp với cơ quan điều phối, thành viên Mạng lưới nghiên cứu, xây dựng phương pháp, tài liệu chống lại hành vi xâm hại và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Tìm kiếm, giới thiệu và phối hợp với cơ quan điều phối đánh giá các công nghệ, sản phẩm, nền tảng, ứng dụng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Vân Anh
Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên mạng sẽ được ban hành trong quý IV. Đây là giải pháp xử lý việc xuất hiện các nhóm trên mạng xã hội có đa số thành viên là trẻ em, nhưng chia sẻ nhiều nội dung độc hại.
" alt=""/>Cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 sẽ được mở vào tháng 3Nhiệm vụ năm học vẫn bám vào 9 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp được đặt ra từ 2 năm trước.
Theo đó, ngành giáo dục xác định nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Với giáo dục mầm non, cần tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Với giáo dục phổ thông, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1. Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.
Với giáo dục đại học, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Với giáo dục thường xuyên, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định. Rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.
Ngôi trường Tiểu học đông học sinh lớp 1 nhất nhì Hà Nội |
Để thực hiện được phương hướng này, Bộ trưởng cũng đưa ra 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản.
Các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cùng đó Bộ trưởng cũng vạch ra 5 giải pháp cơ bản: Hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.
Thanh Hùng
Đó là 1 trong những giải pháp được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ thị ưu tiên tập trung thực hiện trong năm học 2018 – 2019.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vạch phương hướng của ngành giáo dục năm học 2018