![]() | ![]() |
Danh tính nạn nhân được xác nhận là Tâm Ngữ, 10 tuổi, học xiếc từ nhỏ. Mẹ của cô bé cũng xác nhận tin dữ qua mạng xã hội. "Con tội nghiệp của tôi, mẹ sẽ đau khổ suốt đời", người mẹ viết.
Trên Weibo, nguyên nhân khiến Tâm Ngữ qua đời được mọi người bàn tán. Vài người trong ngành cho biết cô bé mắc lỗi kỹ thuật, dẫn đến không thể đưa chân vào dây kịp thời nên rơi xuống.
Nhiều khán giả khi xem video cũng nhận ra mặt đất không có lưới bảo hộ, nệm đỡ hay huấn luyện viên người lớn túc trực sẵn.
Video vụ tai nạn biểu diễn xiếc:
Tờ163 nhận định khi Tâm Ngữ và 2 người khác ngã xuống, đơn vị tổ chức không xử lý một cách khoa học. Những người chạy đến giúp đỡ đều không có chuyên môn xử lý. Họ kéo, lay mạnh người và đầu của nạn nhân, vô tình khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
"Các diễn viên xiếc đều đi giày cao gót để biểu diễn. Khi sự cố xảy ra họ sẽ khó tiếp đất bằng chân vì dễ bị chấn thương chân hoặc cột sống. Tuy nhiên cú ngã đập mạnh đã tước đi mạng sống của cô bé", QQ phân tích thêm.
Rạp xiếc Linh Linh Hạ Môn đứng ra nhận trách nhiệm và hứa sẽ đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Các tiết mục khác đều phải dừng vô thời hạn sau vụ việc thương tâm trên.
![]() | ![]() |
Vụ tai nạn xiếc xảy ra tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến hôm 26/4. Khi nhóm 8 người đang trình diễn trên không, dây bảo hộ bất ngờ bị đứt. Ba người bất ngờ rơi xuống nền không có đệm đỡ. Một người trong số đó không qua khỏi do đầu bị chấn thương nặng.
Các đoạn clip, hình ảnh ghi lại vụ tai nạn được chia sẻ khắp các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để sớm có thông tin chính thức. Số khác cho rằng cần phải nghiêm túc siết chặt quy trình cấp phép, kiểm tra cơ sở vật chất các đoàn xiếc, tránh những vụ tai nạn thương tâm.
Hồi tháng 4, một tai nạn tương tự cũng xảy ra tại tỉnh An Huy. Nghệ sĩ xiếc họ Tôn tử vong vì rơi xuống sân khấu ở tiết mục trên không.
Thuý Ngọc
Thống kê của MIT cho thấy, đến 2025 sẽ có 175 Zettabytes dữ liệu được sinh ra. Nếu mỗi USB là 1GB dữ liệu, cần có 175 nghìn tỷ USB mới lưu trữ hết được dữ liệu của thế giới. Lượng USB khổng lồ này có thể xếp vòng quanh 222 lần đường xích đạo.
Giám đốc giải pháp của SAP Việt Nam cho rằng, dữ liệu giờ đây đã trở thành một loại tư liệu sản xuất. Dữ liệu là một loại tài sản quý, vô hình nhưng lại không xuất hiện trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Thậm chí, có những ước tính cho thấy, 25% giá trị một doanh nghiệp phụ thuộc vào lượng dữ liệu mà công ty đó đang nắm giữ.
Lấy ví dụ về tầm quan trọng của dữ liệu, ông Triết nhắc tới câu chuyện của 2 doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô là General Motors và Tesla. General Motors có hơn 100 năm tuổi, trong khi Tesla chỉ mới thành lập năm 2011, thế nhưng giá trị của Tesla chỉ sau 10 năm đã ngang bằng với General Motors vào năm 2018.
Theo ông Triết, sở dĩ Tesla có giá trị cao bởi công ty này sản xuất ra sản phẩm càng xài càng tốt, càng xài càng hiểu người dùng. Đây là một ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp dùng dữ liệu để sản xuất ra sản phẩm thay thế cho những công ty truyền thống.
Ở một ví dụ khác, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng dữ liệu nhằm hỗ trợ việc lên kế hoạch sản xuất và làm việc với các đối tác. Một số công ty tại Ấn Độ hiện đã sử dụng dữ liệu để dự đoán nhu cầu, từ đó đặt mua trước nguyên liệu sản xuất với giá thấp hơn. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam không làm được.
Đưa ra lời khuyên, Giám đốc giải pháp của SAP Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp, tổ chức cần kết hợp dữ liệu bên trong (internal data) với các dữ liệu bên ngoài (extenal data) để đưa ra phân tích, từ đó hỗ trợ việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, con người vẫn là chủ thể cuối cùng, quyết định mình cần làm gì với những đề xuất, dữ liệu này.
Doanh nghiệp Việt đang làm gì để khai thác tài nguyên dữ liệu?
Chia sẻ về tư duy dữ liệu trong việc xây dựng giải pháp, ông Thái Trí Hùng – Giám đốc công nghệ MoMo cho rằng, công nghệ hay dữ liệu phải là công cụ để phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Bộ phận quản lý dữ liệu phải có trách nhiệm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Đây là cách MoMo ứng dụng dữ liệu trong sản phẩm của mình.
MoMo hiện đang ứng dụng dữ liệu trong việc xác thực điện tử (eKYC), chấm điểm tín dụng và điểm tin cậy. Nhờ vây, ví điện tử này nâng cao được trải nghiệm khách hàng. Ví dụ trong trường hợp thanh toán lỗi, với những người có điểm tin cậy cao, MoMo sẵn sàng ứng trước để hoàn trả cho khách hàng vì biết rằng với điểm tin cậy cao, họ sẽ không lợi dụng nền tảng.
Theo ông Hùng, không phải cứ nhiều dữ liệu đã tốt, nó có thể tạo ra một đầm lầy dữ liệu (dataswamp) với cả những dữ liệu tốt và dữ liệu xấu, khiến người xử lý phải tìm cách gỡ rối. Chi phí cho hệ thống xử lý giao dịch của MoMo cỡ 1-2 triệu USD/năm. Trong khi chi phí cho hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu lên đến 2-4 triệu USD/năm. Do đó, nếu không xác định được đúng mục tiêu, thậm chí doanh nghiệp phải đối mặt với khả năng càng làm càng lỗ.
Từ kinh nghiệm của mình, CTO MoMo cho rằng, dữ liệu là dầu mỏ, nhưng thông tin mới là xăng để doanh nghiệp hoạt động. Để ứng dụng dữ liệu hiệu quả, chúng ta có thể suy đoán vấn đề dựa trên kinh nghiệm, sau đó dùng dữ liệu để hỗ trợ việc ra quyết định bằng cách loại bỏ những giả định sai lầm.
Chia sẻ một góc nhìn khác, ông Huỳnh Long Thủy – Tổng Giám đốc Vieon cho biết, là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình OTT, gần như mọi hoạt động của Vieon đều dựa trên dữ liệu.
Theo Tổng Giám đốc Vieon, trong vấn đề xử lý dữ liệu, sự nhạy bén, cảm nhận của người làm kinh doanh là vấn đề rất quan trọng. Khi có nhiều dữ liệu, doanh nghiệp sẽ cần có một đội ngũ biết cách kể câu chuyện của những dữ liệu này.
Ông Thuỷ cũng lưu ý về việc cần sử dụng “social listening” để thu thập ý kiến trên mạng xã hội, từ đó lắng nghe các phản hồi của người dùng. Nhờ các công cụ này, doanh nghiệp sẽ có thể cải thiện sản phẩm và ngay lập tức nhận biết về vấn đề để khắc phục khủng hoảng từ trước khi thông tin bùng nổ.
Bộ ảnh mang tên “Life In Flight” thực hiện bởi Kate Dean, kể câu chuyện về loài người qua hình tượng loài chim.
Kate Dean năm nay 32 tuổi. Cô bắt đầu quá trình vẽ nghệ thuật trên mặt từ năm 17 tuổi. Đến năm 2005, cô quyết định chuyển từ vẽ mặtsang vẽ lên cơ thể người.
Bức hình Chim công đẹp mê hồn này cần đến 15 giờ để hoàn thành với 12 người mẫu.
Con chim ruồi - đại diện cho sự thân mật giữa các mối quan hệ - là một trong những tác phẩm nổi bật của Kate.
Nếu không tinh tường, sẽ khó để nhận ra đây là bàn tay người mẫu chứ không phải một con vẹt.
Cô phủ những lớp sơn lên toàn bộ cơ thể của những người mẫu để biến họ thành những loài chim thật sự.
Kate mất 8 tháng để lên kế hoạch, hóa trang cho người mẫu, và chụp những bức ảnh vô cùng độc đáo này.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, có thể bạn sẽ nhầm lẫn...
Kate đang tỉ mẩn với công việc của mình. Cô luôn làm việc không ngừng nghỉ, và không muốn lãng phí thời gian.
“Tôi đã theo đuổi công việc bán thời gian là vẽ mặt từ năm 17 tuổi cho tới suốt những năm học đại học. Tôi làm trong các công ty cao cấp cùng với những người mẫu nổi tiếng. Nhưng phải đến Tuần lễ body painting thế giới năm 2005, với tác phẩm có sự tham gia của 2 người chị, tôi mới được công nhận” - Kate cho biết.
N.A(theo Dailymail)
" alt=""/>Cô gái có biệt tài hóa chim trên người