Theo hãng tin CNN, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đều chưa thể xác nhận vệ tinh của Triều Tiên đã hoạt động bình thường trong quỹ đạo hay chưa. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định vụ phóng là hành động“vi phạm rõ ràng” nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Vào tháng 5 và 8, Triều Tiên từng 2 lần phóng vệ tinh do thám quân sự nhưng không thành công. Vụ phóng vào đêm 21/11 là lần thứ 3 Triều Tiên cho phóng vệ tinh trong năm nay. Bình Nhưỡng khẳng định sẽ còn tiến hành thêm các vụ phóng khác trong tương lai gần.
Theo các nhà phân tích, chỉ cần có một vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo cũng đã làm thay đổi sức mạnh của quân đội Triều Tiên.
“Nếu vệ tinh hoạt động, nó sẽ cải thiện năng lực chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, tình báo và giám sát của quân đội Triều Tiên. Nó sẽ giúp cải thiện năng lực chỉ huy các lực lượng Triều Tiên trong tình huống xảy ra xung đột”, ông Carl Schuster, cựu lãnh đạo Trung tâm tình báo chung thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nhận định.
Ông Ankit Panda tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho rằng, “vệ tinh sẽ giúp Triều Tiên sở hữu những năng lực chưa từng có như hỗ trợ nhắm mục tiêu quân sự, và đánh giá thiệt hại”.
Cũng theo ông Panda, những kinh nghiệm rút ra từ vụ phóng vệ tinh lần thứ 3 sẽ được Triều Tiên sử dụng để phát triển các vệ tinh trong tương lai.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng cần phải xem xét kỹ năng lực thực sự từ vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên. Theo họ, Triều Tiên mất nhiều hơn là được sau khi phóng vệ tinh.
Giáo sư Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha ở Seoul cho biết: “Các hoạt động giám sát bằng máy bay không người lái của Hàn Quốc có thể sớm được tiến hành dọc theo Khu phi quân sự (DMZ), và Seoul sẽ thu thập được nhiều thông tin tình báo hữu ích hơn so với chương trình vệ tinh thô sơ của Triều Tiên”.
Hôm 22/11, ngay sau khi Bình Nhưỡng thông báo phóng thành công vệ tinh do thám, Hàn Quốc ra tuyên bố đình chỉ một phần thỏa thuận quân sự từng ký với Triều Tiên hồi năm 2018. Theo đó, chính quyền Seoul sẽ cho khôi phục một loạt hoạt động trinh sát và do thám xung quanh DMZ và biên giới liên Triều.
Các gia đình khá giả cũng thường thuê một bảo mẫu tại nhà để chăm sóc mẹ và em bé trong tháng đầu tiên, với mức chi phí khoảng 15.000 NDT (khoảng hơn 2.300 USD).
Thậm chí, nhiều bà mẹ còn chọn đi tới các trung tâm sau sinh với chi phí đắt đỏ nhằm được đáp ứng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Một cơ sở như vậy ở Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh) có giá từ 150.000 - 350.000 NDT/ tháng (khoảng 23.500 – 54.700 USD).
Nhà ở và giáo dục
Khi trẻ đến tuổi đi học, các bậc phụ huynh khá giả thường tìm kiếm những căn hộ ở các quận trung tâm như Hải Điến (Bắc Kinh), nơi có giá nhà trung bình hơn 90.000 NDT/ m2 (khoảng 14.000 USD/ m2), ngang bằng với mức giá trung bình ở Manhattan (New York, Mỹ).
Những người không có đủ điều kiện cho con vào học các trường công lập vì không có giấy phép cư trú sẽ phải cho con theo học trường tư với mức học phí từ 40.000 - 250.000 NDT/ năm (khoảng 6.200 - 39.000 USD).
Ngoài học trên trường, các bậc phụ huynh còn đầu tư cho con bằng cách đăng ký cho trẻ học gia sư riêng, tham gia các lớp học ngoại khóa như piano, tennis hay cờ vua,...
Theo báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, một gia đình có thu nhập trung bình sống ở quận Tĩnh An, Thượng Hải chi gần 840.000 NDT (hơn 131.000 USD) cho một đứa trẻ từ lúc sơ sinh cho đến bậc trung học cơ sở, khi đứa trẻ lên 15 tuổi, trong đó 510.000 NDT chỉ tính riêng cho giáo dục.
Các gia đình có thu nhập hàng năm thấp, ở mức dưới 50.000 NDT (khoảng gần 8.000 USD), ước tính chi hơn 70% thu nhập của họ cho con cái, báo cáo cho biết.
Thời Vũ(Theo SCMP, Reuters)
Học cưỡi ngựa đang trở thành hoạt động ngoại khóa thu hút nhiều em nhỏ ở tham gia. Môn học không chỉ góp phần rèn luyện thể lực còn giúp các em vượt qua sợ hãi có thêm sự tự tin để chinh phục những chú ngựa to lớn.
" alt=""/>Chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc là bao nhiêu?Nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình, người phụ nữ dân tộc La Phù với khuôn mặt thất thần, đôi mắt thâm quầng không khỏi rơi lệ. Bà chia sẻ, con trai bà là anh Phùng Văn Long (SN 1985, trú thôn Trạng Sô, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) kết hôn với chị Lý Thị Chuyên suốt 4, 5 năm ròng nhưng chưa có nổi một mụn con.
Chị Chuyên sức khỏe yếu, mắc bệnh thần kinh, thường xuyên lên cơn động kinh, co giật. Anh Long là trụ cột chính trong nhà, đi làm tự do, thu nhập không ổn định. Những lúc đi làm xa, anh phải gửi gắm vợ cho cha mẹ đã già cả.
Trong lúc cuộc sống còn nhiều khó khăn, ngày 14/4 vừa qua, anh Long gặp tai nạn kinh hoàng trên đường từ quê xuống Hà Nội, nhập viện Bệnh viện E trong tình trạng chảy máu não. Các bác sĩ phải mổ cấp cứu lấy máu tụ trong não khẩn cấp mới giữ được tính mạng cho anh. Tuy nhiên, sau ca mổ, anh Long vẫn còn lơ mơ, liệt nửa người và phải ăn uống bằng đường xông.
Nghe tin chồng gặp nạn, chị Chuyên lập tức tới bệnh viện để chăm chồng song ngay tại đây, chị lại lên cơn động kinh rồi ngất đi. Các nhân viên y tế phải đưa chị đi cấp cứu gấp trong ngày.
Cùng lúc con trai và con dâu đều nhập viện cấp cứu, bà Lan như ngã khuỵu. Một mình bà chạy đi chạy lại giữa 2 nơi trong bệnh viện, lo chăm sóc, thuốc men. Có lúc, người mẹ già không còn đủ sức để tiếp tục trông coi hai người bệnh.
Nguy cơ phải từ bỏ sự sống
Bên cạnh nỗi lo về tính mạng con mình, bà Lan gần như không có khả năng thanh toán tiền viện phí. Khi con trai bị tai nạn, trong nhà không có tiền, hàng xóm thương tình gom góp một ít, bà Lan cũng phải bán đi quả đồi để cứu con. Chỉ qua 2 tuần điều trị, số tiền ấy không đủ, bà vẫn còn nợ viện phí.
Không còn một đồng nào, bà chẳng dám thuê trọ mà chỉ vạ vật ngoài hành lang, ngóng tin con hàng ngày từ các bác sĩ. Thậm chí, có nhiều hôm bà chịu đói, nhịn ăn vì trong người hết sạch tiền. Sức khỏe bà Lan ngày càng suy nhược hơn.
"Con tôi từng bị tai nạn hỏng một bên mắt, phải bươn trải khắp nơi kiếm tiền nuôi gia đình. Giờ lại gặp nạn lớn thế này, thật sự tôi muốn cứu con mà hết cách rồi. Tôi không muốn cho con về đâu nhưng giờ ở lại, tôi không biết phải làm sao khi thuốc thang mỗi ngày quá nhiều. Đồi bán được 55 triệu cả cây và đất mà giờ đã hết rồi”, bà Lan nghẹn ngào.
Được biết, tình trạng của anh Long có thể phục hồi, tiên lượng tốt nhưng chi phí điều trị, tiền thuốc men tốn đến vài triệu đồng mỗi ngày dù đã được bảo hiểm y tế chi trả, hỗ trợ một phần. Gánh nặng kinh tế quá lớn khiến hy vọng chữa khỏi cho anh ngày một ít đi.
Nhìn vào phòng bệnh, chứng kiến con vẫn đang mê man, bản thân không có cách nào giúp con, bà Lan tủi thân vô cùng. Nước mắt người mẹ không ngừng rơi xuống, ướt đẫm lớp khẩu trang bên ngoài. Rất mong hoàn cảnh của anh Long nhận được nhiều sự tương trợ, giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Đặng Thị Lan, ở thôn Trạng Sô, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. SĐT: 0366542024. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.104 (anh Phùng Văn Long) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
" alt=""/>Bi kịch mẹ già chăm con trai tai nạn nguy kịch, con dâu động kinh