Thông tư 70/2015/TT-BGTVT được Bộ GTVT ban hành từ tháng 11/2015 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2016. Theo quy định từ Thông tư mới, ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải và ô tô chở người các loại trên 9 chỗ có thời hạn kiểm định lần đầu là 18 tháng và lần sau 6 tháng đối với những xe chưa cải tạo. Với các loại xe có cải tạo, thời hạn kiểm định là 12 tháng cho lần đầu và lần sau là 6 tháng.
Như vậy, chiếu theo các quy định mới, hầu hết các xe ô tô taxi đang lưu hành trên thị trường hiện nay đều nằm trong diện bị rút ngắn thời hạn kiểm định so với trước đó là 24 tháng cho lần đầu và 12 tháng cho lần sau.
Sau khi quy định mới được ban hành, Thông tư mới đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Hiệp hội taxi Hà Nội và TP.HCM cũng như các doanh nghiệp đang kinh doanh. Các đơn vị này cho rằng, việc rút ngắn chu kỳ kiểm định taxi ngắn hơn so với quy định trước đây đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh khi các doanh nghiệp này phải tăng thêm gấp đôi chi phí kiểm định hàng năm. Đồng thời, việc đưa các xe đi kiểm định cũng gây tốn kém và mất thời gian. Nhiều doanh nghiệp cho biết, việc rút ngắn thời hạn đăng kiểm khiến cho việc giảm cước xe taxi trở nên khó khăn hơn.
" alt=""/>Rút ngắn đăng kiểm taxi xuống còn 6 thángTỷ trọng rất thấp
Sau 5 năm triển khai Quyết định 1073 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã chuyển từ giai đoạn hình thành, tạo lập hạ tầng sang giai đoạn phát triển mạnh, từng bước định hình hạ tầng vững chắc và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng.
Cụ thể, 100% doanh nghiệp lớn sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hơn 80% doanh nghiệp lớn đã có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các website TMĐT để mua bán hàng hóa và dịch vụ năm đạt khoảng 40%.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hiện tỉ trọng luân chuyển hàng hóa bán lẻ của Việt Nam thông qua TMĐT rất thấp, chỉ khoảng 2,8% trong khi ở các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang vào khoảng hơn 12%.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên địa bàn đạt 1,16 tỷ USD (chiếm 4% tổng doanh thu bán lẻ toàn thành phố), 9 tháng của năm 2016 ước đạt 1,04 tỷ USD (chiếm khoảng 4,5% tổng doanh thu bán lẻ toàn thành phố). Con số này được đánh giá là thấp so với tiềm năng của TMĐT trong giai đoạn hiện nay.
Theo bà Lan, hạn chế của hình thức kinh doanh này đó là các chủ thể tham gia TMĐT bằng việc tương tác, giao dịch điện tử sẽ dễ dàng “xóa dấu vết”, cản trở việc thu thập chứng cứ điện tử trong những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các thiết bị di động thông minh thì việc giám sát hoạt động TMĐT khó khăn hơn nhiều so với việc sử dụng máy tính.
“Nghĩa vụ về thuế của chủ thể hoạt động TMĐT chưa được nghiêm túc thực hiện. Tuy pháp luật về thuế điện tử ngày càng được hoàn thiện nhưng ý thức của người nộp thuế chưa cao”, bà Trần Thị Phương Lan cho hay.
![]() |