Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là tổ chức tư vấn, có vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực; chỉ đạo triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ giáo dục quốc gia, các chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, các đề án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nội dung về đổi mới giáo dục và đào tạo.
Nghiên cứu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực. Nghiên cứu, tư vấn, góp ý kiến về việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, đề án quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và những vấn đề chuyên môn khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực hoạt động theo Quy chế hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Quy chế hoạt đông của Hội đồng.
Hội đồng có cơ quan giúp việc là Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động. Văn phòng Hội đồng có biên chế công chức thuộc Bộ GD&ĐT, làm việc theo chế độ chuyên trách, kiêm nhiệm hoặc biệt phái.
Thanh Hùng
" alt=""/>29 thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lựcĐặc biệt, nam sinh chia sẻ bản thân hoàn toàn tự học tiếng Anh để thi IELTS.
“Mình chia ra thành hai kĩ năng Đọc - Nghe và Nói - Viết. Để luyện kĩ năng Đọc - Nghe, mình làm đề nhiều rồi sau đó sẽ rút ra được những lỗi sai để từ đó dần hình thành tư duy và áp dụng được vào nhiều bài khác nhau.
Còn với Nói - Viết thì bản thân luôn phải chủ động tự tạo cho mình thói quen nói chuyện và suy nghĩ bằng tiếng Anh và đọc nhiều sách, bài tiếng Anh để trau dồi kiến thức” - Phương Nam nói về cách ôn luyện của mình.
Một điều khá bất ngờ là Phương Nam còn là một học sinh giỏi Toán khi từng đạt giải Nhất quốc gia kỳ thi giải Toán bằng tiếng Anh qua mạng - Violympic năm 2017.
“Trước đây, mình học Toán khá chăm và cũng có thể nói là giỏi ở môn học này. Thế nhưng gần hết cấp 2, minh rẽ hướng sang học tiếng Anh để thi vào Chuyên Ngoại ngữ bởi cảm thấy bản thân phù hợp với môi trường đó hơn”.
Còn giờ đây, ở một môi trường mới lạ và khác biệt so với khi còn là học sinh, Nam cho rằng trường đại học là nơi “mọi người trưởng thành hơn nhưng vẫn rất thân thiện", vẫn khiến cậu "cảm thấy hạnh phúc".
"Ngoài ra, xung quanh có rất nhiều sinh viên ưu tú và tài giỏi khiến mình luôn phải cố gắng nhiều hơn nữa”.
Phương Nam trong cuộc thi King and Queen tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Dù còn khá ngập ngừng và chia sẻ rằng bản thân thật sự chưa có dự định nào rõ ràng trong tương lai, nhưng trước mắt, Phương Nam cho biết cậu theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế là bởi muốn theo đuổi ngành logistics và phát triển bản thân theo ngành này. Đồng thời, Nam cũng muốn củng cố thêm nền tảng kiến thức về chuyên ngành kinh tế.
Đức Trung
" alt=""/>'Nam thần' Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với IELTS 8.0Bức tranh ban đầu được đấu giá là 3000 đô (69,2 triệu đồng). Sau nhiều lần vòng đấu giá, cuối cùng bức tranh được chốt lên tới 8000 đô (184,7 triệu đồng), gấp 2,6 lần so với định giá ban đầu.
“Trong buổi đấu giá, mình phải thuyết trình về ý nghĩa bức tranh. Trong lúc đang thuyết trình, mình vô cùng bất ngờ khi có người ra giá 5000 đô và rồi cứ tiếp tục tăng. Cuối cùng bức tranh được chốt tới 8000 đô” - Tuấn nhớ lại.
Chia sẻ với VietNamNet, Đặng Thái Tuấn cho biết bản thân đã đam mê hội họa từ nhỏ và luôn mày mò vẽ lại những nhân vật hoạt hình. Thế nhưng, trước ngưỡng cửa đại học, cậu bạn lại quyết định theo ngành công nghệ thông tin.
“Mặc dù theo học chuyên ngành không liên quan đến nghệ thuật, nhưng mình vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với hội họa. Và mình cũng nhận được rất nhi sự ủng hộ của bạn bè và gia đình, đặc biệt là từ cha của mình” - Tuấn nói.
Ban đầu, bức tranh “Hà Nội rong” được Tuấn đem tới tham dự cuộc thi “Hà Nội là…”. Để hoàn thiện bức tranh, Tuấn phải mất hơn 3 tuần. Khi ấy, Tuấn dành gần 1 tuần để tìm và lên ý tưởng, đi khắp Hà Nội và nói chuyện với người dân về chính những địa điểm được thể hiện trong bức tranh. Sau đó, Tuấn đã bắt tay vào thực hiện vẽ trên máy và mất thêm 2 tuần nữa để hoàn thiện. Tuấn thường xuyên phải thức đêm để hoàn thiện vì công việc chính của chàng sinh viên vẫn là đi học.
Tuấn cho biết bản thân mong muốn lưu giữ và lan tỏa đến các bạn trẻ và người nước ngoài về hình ảnh Việt Nam thật đẹp, thật bình dị và dễ mến theo một cách đặc biệt của riêng mình.
“Nói về nét đẹp của Hà Nội, Tuấn nghĩ đến những gánh hàng rong, nhưng để làm sao cho hình ảnh đó thật đặc biệt thì cũng mất khá nhiều thời gian để suy nghĩ. Một câu hỏi đã bật ra trong đầu mình lúc đó là tại sao không để gánh hàng rong gánh hết những nét đặc trưng nhất của Hà Nội.” - Thái Tuấn chia sẻ.
Chính nhờ suy nghĩ độc đáo đó, bức tranh đã giành giải Nhất cuộc thi "Hà Nội là...".
“Đó thực sự đó là thành quả mà những nỗ lực mà mình đã phải bỏ ra trong suốt hành trình của mình” - Tuấn nói.
Sau đó bức tranh được đem đi đấu giá, chạm tới mốc 8000 đô (184,7 triệu đồng). Chàng sinh viên cho biết đã quyên góp nửa số tiền để ủng hộ các trẻ em nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Trong thời gian sắp tới, Thái Tuấn sẽ hoàn thành việc học của mình và dự định thực hiện một số dự án cá nhân giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam đến cho bạn bè quốc tế thông qua những bức tranh. Tuấn cũng mong muốn những bức tranh của mình được đem đi đấu giá để có thể giúp đỡ cho các dự án vì cộng đồng.
Trương Vinh
" alt=""/>Tranh về Hà Nội của nam sinh được chốt giá 8000 USD