Dưới đây là bài viết cuả bà Nguyễn Thụy Phương, tiến sĩ Giáo dục học, ĐH Paris Descartes về sự kiện này.
![]() |
Các đại biểu tại hội thảo |
Hội thảo diễn ra trong 3 ngày, từ 12 đến 14/6 tại Sèvres, ngoại ô Paris, với sự tham gia của 120 diễn giả, là các giáo sư đại học, nhà nghiên cứu, chuyên gia cấp cao quốc gia và quốc tế về nhiều lĩnh vực (giáo dục, kinh tế, triết học, xã hội học, chính trị học, lịch sử) đến từ châu Á, châu Âu và các tổ chức quốc tế (UNESCO, OECD, Văn phòng Giáo dục quốc tế (BIE)...
Những nước châu Á sau xuất hiện trong hội thảo với tư cách là đối tượng nghiên cứu và có đại diện đến trình bày nghiên cứu: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Indonesia, Lào, Malaysia, Nhật Bản, Pakistan, Singapore, Sri-Lanka, Trung Quốc và Việt Nam.
Chủ đề của hội thảo là một câu hỏi súc tích và không gì có thể cập nhật hơn: thế giới nói chung và nước Pháp nói riêng muốn khám phá để hiểu về những thực trạng giáo dục của một châu lục đa dạng và quan trọng trên bản đồ thế giới bằng điểm nhìn của năm 2014. Một đại lục quan trọng bởi sức nặng về dân số, kinh tế và địa chính trị đang diễn ra trên bàn cờ thế giới nhưng tiếc thay đến thời điểm này, nền giáo dục Á châu lại ít được châu Âu biết đến.
![]() |
Những thao tác "giải mã"
Muốn hiểu về châu lục này thì có lẽ một trong những thao tác đầu tiên là phải thoát khỏi những quan sát phiến diện và cổ lỗ, bắt nguồn từ những định kiến và hiểu lầm, về những hiện trạng như : vai trò và tác động của các triết lý hay học thuyết truyền thống lên giáo dục, hoặc sự phát triển theo cấp số nhân của một thứ “giáo dục trong bóng tối” (tức tình trạng học thêm) hay giả thuyết cho rằng bảng xếp hạng cao của một số quốc gia châu Á là do ghanh đua thái quá giữa các học sinh.
Thao tác tiếp theo là đặt ra những câu hỏi mang tầm phổ quát, để cho giáo dục của châu Á không còn nằm ở ngoại biên, như: các quốc gia châu Á, trên phương diện giáo dục, tham dự vào tiến trình đa cực hóa hay nhất thể hóa của thế giới ? Đâu sẽ là tầm ảnh hưởng quốc tế của châu Á? Châu Á sẽ giải quyết như thế nào giữa một bên là đào tạo ra giới tinh hoa trong các lĩnh vực khoa học và tài chính và bên kia là đại trà hóa giáo dục vì nguy cơ nhãn tiền là sự mất cân bằng trong tính cố kết của xã hội?
Vì vậy, hội thảo cũng là cơ hội để suy ngẫm về những lời giải đáp của các nước châu Á trước những thách thức về giáo dục trong chính đất nước của họ, qua đó, đem lại những đối chiếu với các châu lục khác. Những câu hỏi đặt ra cho các hệ thống giáo dục châu Á cũng là những câu hỏi mà các nhà giáo dục học so sánh đặt ra ở những châu lục khác.
Nhưng điều đáng để nghiên cứu sâu hơn trong giáo dục Á châu chính là mối liên kết chặt chẽ của ba yếu tố: giáo dục, truyền thống và văn minh.
Câu hỏi được nêu lên là: ngày nay, truyền thống và văn minh ảnh hưởng như thế nào đối với sự tiếp nhận tri thức, với cách thức thực thi chính sách của Nhà nước, hay với tôn giáo và học thuyết ? Nếu như các nền giáo dục của châu Á được bắt nguồn từ hai mô hình thuộc hai nền văn minh lớn, Trung Hoa và Ấn Độ, thì những truyền thống giáo dục khác, ít đặc trưng hơn, như giáo dục Hồi giáo cũng được hội thảo bàn đến.
Và hội thảo cũng chú trọng đến tiến trình lịch sử, đặc trưng chính trị và tư tưởng ở các quốc gia châu Á khác nhau làm sản sinh ra nền giáo dục của nước mình.
Ba chủ điểm
Bằng phương pháp so sánh và đa ngành, ba chủ điểm sau được tìm hiểu và phân tích trong cuộc hội thảo này. Nhà trường trong các hệ thống giáo dục, là chủ điểm thứ nhất, được soi xét dưới nhiều góc độ: kiến thức dạy và học, nội dung chương trình, phương pháp sư phạm, vị trí của học sinh trong nhà trường hiện tại và trong xã hội tương lai.
Chủ điểm thứ hai đặt nhà trường như một thiết chế của xã hội : thay đổi trong tổ chức và cơ chế nhà trường trước sự biến đổi trong xã hội, những thách thức và cách thức đầu tư tài chính vào giáo dục, nhà trường và xã hội – thử thách của lòng tin.
Chủ điểm cuối cùng kết nối giáo dục châu Á và thế giới để trả lời được những câu hỏi sau: liệu thế giới sẽ đi theo các mô hình châu Á, theo hướng cạnh tranh hay hợp tác?, đâu sẽ là các mô hình giáo dục ngoại quốc ảnh hưởng mạnh tại châu Á trong tương lai?, chúng ta sẽ đi đến sự đối chiếu các mô hình hay đối thoại giữa các nền văn minh, hướng đến sự đa dạng hay đồng hóa các mô hình? Mục tiêu hội thảo đặt ra là dự phóng tương lai về sự phát triển của các hệ thống giáo dục châu Á dưới góc nhìn của những châu lục khác: Âu, Phi, Mỹ, Úc.
Tại sao châu Âu và Pháp quan tâm tới giáo dục châu Á?
Chúng tôi được biết ông là người khởi xướng ý tưởng cho cuộc hội thảo này. Điều gì dẫn dắt ông dựng nên dự án đầy tham vọng và mới mẻ này? Ông Roger-François Gauthier,Tổng thanh tra Bộ Giáo dục Pháp, Thành viên Hội đồng chương trình cấp cao:Những hội thảo quốc tế trước đây do Tạp chí giáo dục quốc tế (RIES)tổ chức chọn cách đặt vấn đề mang tính toàn cầu và theo lát cắt ngang như "Một thế giới duy nhất, một nhà trường duy nhất?". Điểm mới lần này là nhắm đến một vùng đất rộng lớn trên quả địa cầu: châu Á! Đây là "nhiều" châu Á đa dạng về lịch sử, tôn giáo và các mô hình giáo dục. Việc giúp cho công chúng châu Âu khám phá sự đa dạng này và suy ngẫm về chủ đề này tự thân đã là cách góp phần hiểu biết, học hỏi lẫn nhau. Đây là lần đầu tiên Pháp tổ chức một hội thảo về châu Á ở tầm cỡ này. Tại sao đây là lúc châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng quan tâm đến giáo dục châu Á ? Trước hết, chỗ đứng của châu Á hiện nay trên thế giới, sự phong phú của các nền văn hóa cũng như sự đa dạng của các hệ thống và hiện trạng giáo dục tại đây hoàn toàn thuyết phục được những ai muốn quan tâm. Dường như chúng ta, sống ở mỗi châu lục, vẫn có xu hướng cho là cách đặt vấn đề trong một nền giáo dục tương đồng với kinh nghiệm và đặc tính của nền giáo dục đó. Thế nhưng, chúng ta phải đi tìm hiểu những khác biệt ở nơi khác để hiểu về chính mình. Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi các con số thành tích hay bảng xếp hạng, khiến chúng ta tưởng là có thể xếp hạng được các hệ thống giáo dục hay quy chiếu về cùng một mô hình. Mục đích của chúng tôi trong hội thảo là sự phong phú của các mô hình, hệ thống, hiện trạng hay tư duy, ý tưởng trong giáo dục. Ông và đồng nghiệp đã dựng ý tưởng hội thảo như thế nào? Đó phải là một ý tưởng thích đáng và phải mời được những nhà nghiên cứu có tầm về và tại châu Á cũng như trên toàn thế giới. Người đầu tiên thông đường mở lối là giáo sư Lê Thành Khôi, sau đó là một vài giáo sư đại học châu Á. Đây không phải là cuộc hội thảo ở bậc đại học và mang tính chuyên ngành mà ở tầm quốc gia và đa ngành. Những gì thu lượm được từ hội thảo quan trọng này sẽ được thu lại trong số đặc biệt kỷ niệm 20 năm ra đời Tạp chí giáo dục quốc tế (RIES). Xin chân thành cảm ơn ông! |
Lúc ấy, gia tài của Đức Thịnh chỉ có chiếc xe máy cà tàng. "Cái xe cùi bắp của lão Thịnh cứ nóng máy, làm hai đứa phải leo xuống đẩy bộ. Khi mát máy, nó chịu nổ thì chúng tôi mới chạy tiếp", cô nhớ lại.
![]() |
Đức Thịnh và Thanh Thuý hạnh phúc sau 11 năm gắn bó. |
Khi đó, Thanh Thúy là một trong những diễn viên truyền hình xinh đẹp và có nhiều người theo đuổi. Cô kể có không ít chàng trai mang xế hộp chờ cô trước ngõ. Tuy nhiên cô đã từ chối những người đàn ông giàu có để đến với đạo diễn nghèo Đức Thịnh. Lý do Thanh Thúy chọn ông xã vì "ngưỡng mộ tài năng".
Và trong 11 năm về chung nhà, nữ diễn viên cho hay họ đã cùng vươn lên từ khó khăn. Sau đám cưới, cả hai phải mượn tiền mua nhà. Tiếp đó, cặp đôi có bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng đầy mạo hiểm khi tạm dừng sân khấu và phim truyền hình để sản xuất phim điện ảnh.
![]() |
Ảnh thời mới yêu của Thanh Thúy và Đức Thịnh. |
Sau 4 năm theo đuổi lĩnh vực mới, vợ chồng cô sở hữu nhiều bộ phim đạt doanh thu tốt. Thanh Thúy tự hào khi nhắc đến chồng: "Em muốn gào lên thật to, NSƯT Đức Thịnh".
Tiếp đó, nữ diễn viên kể những ưu điểm của ông xã như luôn đưa tiền cho vợ, chăm chỉ làm việc, không hút thuốc, uống rượu và không gia trưởng.
![]() |
Thanh Thuý chia sẻ hình ảnh cưới của vợ chồng vào năm 2008. |
Cách đây 2 năm, khi cả hai xuất hiện trong một game show, Thanh Thúy cho hay đã rất sốc khi nghe câu hỏi của chồng: "Em có còn yêu anh không?".
Và bây giờ, cô mới đưa ra câu trả lời: "Em rất yêu anh. Yêu đến mức em nghĩ rằng không chỉ một thập kỷ này mà còn 5, 10, 15, thậm chí còn ở kiếp sau, em vẫn muốn làm vợ anh".
Thanh Thúy và Đức Thịnh kết hôn năm 2008. Năm 2009 họ sinh con trai đầu lòng là bé Cà Phê. Vào tháng 2 vừa qua, họ chào đón con trai thứ hai. Hiện họ mở công ty riêng và trở thành nhà sản xuất phim điện ảnh.
Theo Zing
Ép con trai không thành công, bố Vũ (NSND Hoàng Dũng) đành dùng đến kế hạ sách để Vũ (Quốc Trường) đồng ý cưới Thư (Bảo Thanh).
" alt=""/>Thanh Thúy kể về hôn nhân 11 năm nhiều cơ cực với Đức ThịnhGiờ đây họ có dữ liệu để chứng minh điều đó. Một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Miami được công bố hôm thứ 2 trên tờ Eastern Economic Journal đã chỉ ra rằng GPA trong quá trình học trung học không chỉ ảnh hưởng tới cơ hội được nhận vào đại học mà còn cả sau khi tốt nghiệp. Nó cũng tác động tới thu nhập của các em trong tương lai.
“Chỉ một thay đổi nhỏ trong GPA cũng có tác động đáng kể về giáo dục và thu nhập của học sinh đó”, ông Michael T.French - người đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế học sức khoẻ Đại học Miami cho biết.
Thật vậy, với một điểm tăng trong GPA, thu nhập trung bình hàng năm ở độ tuổi trưởng thành của nam giới tăng 12% và nữ giới tăng 14%. (Nam giới và nữ giới được nhìn nhận một cách riêng biệt vì nữ giới thường có thu nhập trung bình thấp hơn nam giới, khoảng $30,000, thu nhập của nam giới rơi vào khoảng $43,000).
Những phát hiện này cũng chỉ ra rằng những người có điểm số cao hơn sẽ có nhiều khả năng tiếp tục học đại học. Ví dụ, một điểm tăng trong GPA sẽ tăng gấp đôi cơ hội hoàn thành chương trình đại học cho cả nam giới và nữ giới, từ 21% lên 42%. Điểm số cao hơn cũng dẫn tới một xác suất lớn hơn cho việc tốt nghiệp trung học và kiếm một tấm bằng cao hơn.
French và nhóm của ông đã thực hiện khảo sát với 4694 nam giới và 5525 nữ giới trong độ tuổi từ 24-34, hoặc những người đã tốt nghiệp trung học trong vòng 10 năm, và tính GPA dựa trên bảng điểm của họ. French cho biết nhóm của ông kiểm tra các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới điểm số của học sinh như: quy mô gia đình, khả năng bẩm sinh và sự giáo dục của cha mẹ.
![]() |
Biểu đồ cho thấy mối tương quan giữa điểm GPA và mức lương trong tương lai |
Mối tương quan giữa điểm số và trình độ học vấn chung thể hiện rõ rệt nhất với phía thiểu số. Người Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha có nhiều khả năng học và tốt nghiệp đại học hơn những người da trắng với cùng điểm GPA. Ông French cho biết đó là một dấu hiệu cho thấy các học sinh tộc người thiểu số với điểm số tốt có thể có nhiều động lực hơn để hoàn thành việc học và nâng cao nhận thức của họ.
Tuy nhiên, điểm số cao hơn ở trường trung học cũng không giúp những người Mỹ gốc Phi có thu nhập cao hơn. Theo ông French, nguyên nhân có thể do những người thuộc tộc người thiểu số ít có cơ hội hơn. Một vài người lại chọn công việc với thu nhập thấp.
Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng học đại học có thể thay đổi tương lai của bạn.
Một nghiên cứu khác cho biết sự chênh lệch thu nhập giữa các sinh viên tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp trung học ngày càng tăng.
Những người ra đời vào năm 1960-1964 và đã tốt nghiệp đại học kiếm được khoảng $802,000 vào thời điểm họ 40 tuổi (những người ra đời vào 1940-1944 chỉ kiếm được khoảng $687,000).
Trong khi đó, thu nhập trung bình của những người tốt nghiệp trung học giảm từ $435,000 xuống còn $243,000 trong cùng khoảng thời gian, nhà kinh tế học Josh Mitchell cho biết.
GPA(Grade Point Average): Điểm quy đổi trung bình sau mỗi kỳ hoặc năm học. Thang điểm cho các môn học là: A = 90-100%, B = 80-89%, C = 70-79%, D = 65-69% và F = 0-64%. |