Tựa game được giới thiệu như sau: "Một cuộc phiêu lưu bớt rùng rợn hơn dành cho những ngày lễ. Bạn đóng vai chủ nhà hàng pizza, làm bánh và cho những đứa trẻ dễ thương no cái bụng, và giành điểm số cao nhất có thể." Nghe cũng đơn giản, ít nhất là bạn có thể cho đám trẻ ở nhà chơi tựa game ít kinh dị hơn nhiều so với những phiên bản được PewDiePie hay những streamer nổi tiếng gào rú trên YouTube.
Thế nhưng một khi đã được cha đẻ Five Nights at Freddy phát triển, mọi thứ chắc chắn không bao giờ đơn giản như 1 + 1 = 2. Lướt qua những comment bình luận đánh giá trên Steam, mọi thứ bắt đầu lộ diện: "Cái game này không giống quảng cáo một tý nào đâu", "Đừng có để bị screenshot và giới thiệu lừa gạt. Tôi không kể được chuyện gì đã xảy ra với game đâu nhưng nó tuyệt lắm, tải nó về máy nhanh lên đi!" Một game thủ khác thì khai hết mọi thứ tạo ra sự ấn tượng của Freddy Fazbear's Pizzeria Simulator: "Sau khi bạn qua màn đầu tiên, tựa game y chang một sự kết hợp tài tình giữa game quản lý và kinh dị, y chang Five Nights at Freddy's vậy."
Dù là gì đi chăng nữa, thì có vẻ như cha đẻ của Five Nights at Freddy'sđang làm khá giống với... Doki Doki Literature Club, tựa game bất ngờ nổi như cồn vì "nói vậy mà không phải vậy", vừa dễ thương vừa kinh hoàng đối với những người chơi thử. Chi tiết về Freddy Fazbear's Pizzeria Simulator và link tải miễn phí, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: http://store.steampowered.com/app/738060/Freddy_Fazbears_Pizzeria_Simulator/
Theo GameK
" alt=""/>Cha đẻ của 1 trong những game kinh dị gây sợ hãi nhất lịch sử ra game miễn phí mớiNgày 19/1, Grant chơi game Fortnite trong khi nói chuyện FaceTime với bạn bè, và cậu bé đã phát hiện ra một lỗ hổng trong ứng dụng FaceTime của Apple. Đột nhiên, cậu bé nghe thấy một trong các cuộc nói chuyện điện thoại của bạn cậu, ngay cả khi người bạn này không trả lời yêu cầu tham gia nhóm chat FaceTime.
Ngay lập tức, Grant và bạn bè bắt đầu nghịch ngợm phần mềm và nhận ra rằng họ không chỉ có thể nghe lén cuộc trò chuyện của những người khác, mà họ thậm chí còn có thể truy cập vào máy ảnh điện thoại của người họ muốn.
"Chúng tôi đã thử nghiệm thêm một vài lần nữa và phát hiện ra rằng chúng tôi có thể khiến mọi người buộc phải trả lời các cuộc gọi FaceTime", cậu bé nói với CNN. "Sau khi xác nhận lỗ hổng này, tôi đã đi nói với mẹ tôi".
Cậu học sinh năm nhất trường trung học đã thông báo cho mẹ mình, Michele, là một luật sư. Bà ngay lập tức cố gắng thông báo cho Apple. Bà đã gửi tweet cho CEO Apple, gửi cả thư đến văn phòng luật sư, gọi cả điện thoại, gửi email và cố gắng liên lạc với người của Apple trong một tuần.
Vào ngày 20/1, bà đã đăng sự việc lên Twitter. Và phải đến tối thứ Hai - nghĩa là 9 ngày sau khi liên lạc với công ty - Apple mới bắt đầu phản hồi.
Và chỉ mấy giờ sau, CEO Apple Tim Cook đã gửi đi một tweet đầy "mỉa mai".
Tweet của Tim Cook tạm dịch như sau: "Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu cho kiểu thế giới mà chúng ta muốn chung sống. Vào ngày #DataPrivacyDay này, hãy để tất cả chúng tôi khẳng định hành động và cải tổ các chính sách bảo vệ quyền riêng tư quan trọng. Những mối nguy hiểm này là có thật và hậu quả quá quan trọng".
Mấy giờ sau, thế giới phát hiện ra iPhone và iPad của họ có thể bị lợi dụng theo dõi chính họ. Apple ngay lập tức vô hiệu tính năng Group FaceTime và hiện vẫn đang sửa lỗi này.
Trong khi các chuyên gia công nghệ cấp cao của Apple đang sửa lỗi FaceTime, họ có thể phải sửa thêm một lỗi khác - đó là làm thế nào để họ dễ dàng chú ý đến những thông tin của những người bình thường gửi đến, khi những cậu bé thông minh chỉ ra thiết bị của hãng có lỗ hổng?
Một điều nữa mà Apple nên làm: thưởng tiền cho Grant vì đã phát hiện ra lỗ hổng gián điệp và ít nhất là đã cố gắng thông báo cho Apple về nguy cơ gián điệp trên các sản phẩm của họ.
Apple có một chương trình thưởng, trong đó trả đến 200.000 USD cho những lần phát hiện lỗi. Hãy nhớ, tweet của Tim Cook nói rằng: "trong kiểu thế giới mà chúng ta muốn sống".
" alt=""/>Làm thế nào một đứa trẻ 14 tuổi tìm ra lỗi FaceTime?