Loại cuối cùng là máy "bình thường", dành cho những người làm văn phòng hoặc chuyên trách về chu trình/tài liệu trong phần mềm. Loại này tôi không mua mà chỉ tư vấn cho bạn bè không làm công nghệ, cũng chẳng mê game. Với họ, bỏ tiền ra mua máy "xịn" hơn cũng chẳng để làm gì, bởi nhu cầu của họ "bình thường" và có nâng cấp cao hơn cũng chẳng mang đến sự khác biệt dễ nhận thấy.
Suy nghĩ ấy làm tôi thực sự bối rối.
Bởi vì trong khi văn phòng chỉ cần cấu hình rất bình thường thì lướt web đang ngày một khủng khiếp. Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng một chiếc máy cấu hình mạnh nhưng khá cũ: chip Core i7 đời Ivy Bridge, RAM 6GB, ổ cứng 1TB 7200RPM. Trong khi chiếc máy này đã cũ, phần lớn laptop thời nay vẫn sử dụng chip Intel lõi kép và có dung lượng RAM chỉ khoảng 4GB. Do đó, tôi cho rằng chiếc máy cũ của tôi vẫn đủ để đại diện cho một lượng lớn PC tại Việt Nam.
Sau đây là một vì ví dụ để thấy vì sao tôi phát khiếp vì nhu cầu hiệu năng của web:
Phía còn lại thì sao? Tôi có thể mở những file Word hàng chục trang mà không gặp phải vấn đề gì. Đáng ngạc nhiên hơn, các trang được sửa bằng ứng dụng Word và lưu trực tiếp vào OneDrive qua chế độ đồng bộ của Microsoft cũng không bao giờ gây nghẽn máy.
Ví dụ, ở dưới đây tôi có file gần 5 nghìn chữ.
Dĩ nhiên, nâng cấp lên SSD có thể giảm bớt tình trạng web giật/treo/gây nóng máy, song thực tế là hết sức rõ ràng: lướt web không hề nhẹ ký như bạn nghĩ. Bên cạnh sự trỗi dậy của các loại công nghệ HTML5/JavaScript càng ngày càng phức tạp, thế giới web lúc nào cũng vẫn tồn tại những nội dung quảng cáo dễ gây treo, các nội dung video/giao diện nặng ký và cả... các lập trình viên kém cỏi.
Chính bởi lý do này, đừng nghĩ bỏ ra ít tiền để mua máy "lướt web văn phòng bình thường" là bạn đã được sở hữu trải nghiệm "lướt web văn phòng bình thường" tốt nhất có thể. Máy cấu hình yếu khi lướt web vẫn có thể gây bực mình, và nguyên tắc nói chung vẫn áp dụng: tiền nào của nấy, máy càng khỏe thì lướt web càng nhanh!
Theo GenK
" alt=""/>'Mua laptop lướt web văn phòng bình thường thì không cần quá mạnh', có thật không?Các chuyên gia bảo mật phát hiện sự tồn tại của WeChat Ransom từ 1/12. Khi đó, khoảng 20.000 chuỗi tên đăng nhập và mật khẩu được tìm thấy trên một trong nhiều máy chủ WeChat Ransom lưu dữ liệu.
Kẻ tạo ra WeChat Ransom phát tán malware này tới mục tiệu nhờ trợ giúp của hàng chục ứng dụng bị xâm nhập, cùng công cụ được thiết kế như giải pháp quản lý cho các tài khoản QQ đóng vai trò là kênh phát tán chính.
Tính tới ngày 5/12, số lượng máy tính nhiễm WeChat Ransom đã tăng lên 100.000 máy, chủ yếu do máy tính nạn nhân không sử dụng phần mềm chống malware.
Ngoài ra, một lượng lớn nạn nhân có tài khoản Alipay cũng bị đánh cắp thông tin khi sử dụng các mạng xã hội Trung Quốc. WeChat Ransom yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc bằng thẻ tín dụng hoặc Bitcoin.
Nguyễn Minh (theo Softpedia)
Hiện tại đã có hai ứng dụng bị phát hiện có hành vi này và có thể sẽ còn nhiều ứng dụng khác tương tự.
" alt=""/>Lây lan phần mềm tống tiền người dùng WeChatTrong chuyến đi đang diễn ra của mình tại châu Âu, CEO Apple đã có buổi phỏng vấn với tờ The Independent về nền tảng ARKit của Apple và hãng đã tích hợp ARKit lên iOS như thế nào cũng như những ứng dụng Táo Khuyết đang nung nấu cho công nghệ hứa hẹn này là gì.
Tim Cook giải thích rằng một trong những thế mạnh lớn nhất của hệ sinh thái iOS đó là Apple có thể giành “phần việc nặng” - tức xây dựng nên một framework như ARKit, để rồi sau đó các nhà phát triển có thể tận dụng và triển khai ứng dụng của mình trên nền tảng công cụ đó.
“Cách để Apple có thể thu hút được thật nhiều ý tưởng thiên tài đó là đứng ra làm phần việc nặng trước tiên, xây dựng nên một nền tảng phần mềm phức tạp và đưa nó vào trong hệ điều hành. Sau đó cộng đồng nhà phát triển có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào những gì họ làm giỏi nhất”, Cook nói.
Chưa dừng lại ở đó, hệ sinh thái iOS còn tạo cho Apple ưu thế trong cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất smartphone khác, Greg Joswiack, Phó giám đốc mảng marketing cho iOS, iPad và iPhone, cho biết:
“Các đối thủ của chúng tôi chỉ đang cố gắng mô phỏng những gì chúng tôi làm. Nhưng họ không thể mô phỏng được quy mô mà chúng tôi đem lại”.
" alt=""/>CEO Apple ca ngợi tương lai của AR nhưng khẳng định kính AR chưa thể trở thành hiện thực