
Gần 20 năm trong nghề, cô T. cho rằng “chưa bao giờ, giáo viên phải khép mình đến thế”.
Theo cô T., trước đây, chuyện giáo viên phạt học sinh bằng nhiều hình thức như đòn roi, đứng góc lớp, úp mặt vào tường… không phải hiếm. Thậm chí, nhiều phụ huynh khi được giáo viên mời lên trao đổi còn ủng hộ thầy cô phạt nặng nếu con mình không ngoan.
Nhưng cô T. thừa nhận, giờ đây chính cô cũng không dám áp dụng những hình thức phạt như thế.
“Học sinh bây giờ cấp 2 đã có điện thoại di động. Giáo viên cũng không thể kiểm soát những gì các em đăng tải hay chia sẻ trên mạng xã hội. Dù đôi khi giáo viên phạt - thực tâm muốn học sinh thay đổi, nhưng lại bị các em quay lén, thêu dệt cả những chi tiết không có thực.
Người không chứng kiến toàn bộ câu chuyện rất dễ hiểu lầm, sau đó quy chụp giáo viên không đủ đạo đức, chuyên môn đứng lớp”, cô T. nói.
Muốn phạt trò nhưng lại sợ bị quay trộm, theo cô T., khi không thể nói được, cách duy nhất là… mặc kệ.
Chưa từng gặp học sinh ngỗ ngược thách thức lại giáo viên, nhưng cô T. cho rằng, trong trường hợp này, nếu không kiểm soát được cảm xúc, không có những phương pháp xử lý sáng suốt, tất yếu sẽ dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực.
“Càng ngày, nghề giáo càng trở thành một nghề nguy hiểm. Giáo viên không còn thứ “vũ khí” nào khiến học sinh thấy sợ mà học. Và dù có làm gì chăng nữa, giáo viên vẫn sẽ là người bị quy trách nhiệm cuối cùng”, cô T. bày tỏ.
Ra trường đi dạy đến nay hơn 2 năm, cô Hà Phương, giáo viên một trường THCS ở Vĩnh Phúc, kể lại, có những khi đi dạy, học sinh quậy phá gây ức chế, nhưng giáo viên không biết phải làm thế nào.
“Đôi khi ở nhà con hư, bố mẹ có thể đánh mắng rất nặng, nhưng đến trường, cô giáo chỉ đánh một roi cũng có chuyện ngay”.
Là giáo viên trẻ, cô Hà Phương thậm chí từng được “mách nước”, khi học sinh không chịu nghe lời dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có thể phạt bằng cách… cho học sinh tự tát nhau. Đó là cách rèn học sinh mà giáo viên không cần “đụng tay, đụng chân”.
“Tất nhiên tôi không chọn cách làm vậy, nhưng quả thực dạy học sinh bây giờ rất khó. Học sinh giờ đây có quyền cao hơn rất nhiều, giáo viên thậm chí còn không được la mắng chứ không nói tới roi vọt. Nhiều khi tức phát khóc nhưng cũng không biết làm thế nào.
Nếu không thể khuyên răn, tôi thường chọn biện pháp mạnh hơn như lập biên bản, đuổi học cảnh cáo nhằm răn đe, khiến học sinh thấy sợ mà sửa lỗi”, Hà Phương nói.
Cô giáo này cũng cho rằng, hiện nay, giáo viên đang phải chịu quá nhiều áp lực. Ngoài việc phải hoàn thành bài vở, sổ sách chất chồng, giáo viên còn phải căng mình cân nhắc trong cách ứng xử với học sinh – vốn đang được phụ huynh quá bao bọc.
“Nhiều cha mẹ sẵn sàng “xù lông nhím”, thậm chí kiện lại giáo viên nếu dám đụng vào con em mình. Học sinh khi biết mình được bao bọc và bảo vệ, càng trở nên quậy phá, thiếu tôn trọng thầy cô. Do đó, nhiều giáo viên bây giờ rất nản và không còn yêu nghề nữa”, cô giáo trẻ nói.
Không có biện pháp răn đe, giáo viên khó hoàn thành nhiệm vụ
Từng trách mắng một học trò vì không chịu làm bài về nhà nhiều lần, cô giáo M.T.Q (giáo viên THPT tại Hà Nội) đã bị học trò… chửi ngược lại, thậm chí có hành vi vò nát vở trước mặt cô giáo và cả lớp.
Cô Q. sau đó đã kiến nghị việc này lên ban giám hiệu. Nhà trường quyết định hạ hạnh kiểm của học sinh này xuống mức trung bình trong một kỳ.
Tuy nhiên, để “trả đũa” cô giáo, nam sinh đã có hành vi… tháo van xe của giáo viên.
Dù sự việc đã diễn ra cách đây nhiều năm, nhưng cô Q. cho rằng, đó là bài học khiến cô phải học cách bình tĩnh hơn trong việc giao tiếp với học trò.
“Khi ấy, nếu em học sinh này không tháo van xe mà chọn những cách nguy hiểm hơn để “trút giận” thì hậu quả sẽ ra sao?”, cô Q. đặt câu hỏi.
Theo cô Q., với những học sinh cá biệt như vậy, dù đánh đòn hay đuổi ra khỏi lớp, cũng không mấy ai thông cảm cho giáo viên. Trong trường hợp áp dụng các hình thức kỷ luật khác như hạ hạnh kiểm, đôi khi giáo viên lại bị chính phụ huynh làm to chuyện.
“Cho nên, giờ đây không phải “trăm sự nhờ cô” nữa mà thành “trăm sự đổ vạ cho cô”. Và dù có bị học sinh thách thức, xúc phạm, giáo viên sẽ chẳng thể làm gì”, cô Q. nói
Theo cô Q., dù làm trong ngành giáo dục nhiều năm, nhưng lớp chỉ cần 1 – 2 học sinh cá biệt cũng khiến giáo viên cảm thấy bất lực.
“Nếu giáo viên muốn áp dụng hình phạt cao nhất là đình chỉ cũng cần phải họp hội đồng kỷ luật với rất nhiều khâu, bước. Còn nếu áp dụng các nghiệp vụ sư phạm, phân tích tâm lý, học sinh cũng không nghe.
Trong một lớp, vài em học sinh nghịch ngợm, phá bĩnh cũng đủ khiến giáo viên chán nản, không thể dạy và cũng không còn tâm huyết truyền đạt kiến thức nữa”.
Cô Q. cho rằng, tình trạng ấy nếu kéo dài sẽ khiến giáo viên cảm thấy áp lực, chán chường mỗi khi tới tiết dạy. Cho nên, dù không giáo viên nào muốn phạt học sinh, nhưng nếu không có những biện pháp răn đe, thầy cô rất khó hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.
LỜI TÒA SOẠNÁp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Không ít thầy cô cho rằng việc tâm sự, khuyên nhủ hay răn đe, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
VietNamNet mở diễn đàn "Kỷ luật học đường như thế nào để phù hợp?", rất mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả.
Ý kiến gửi về [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>‘Nghề giáo viên quá nguy hiểm, muốn yên thân chỉ biết… mặc kệ học sinh’Chỉ một ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ chính thức bổ sung tên Huawei cùng 68 chi nhánh của công ty tại hơn 20 quốc gia trên thế giới vào danh sách đen thương mại này. Động thái đồng nghĩa, Huawei nếu muốn mua công nghệ và linh kiện của Mỹ hiện phải có sự chấp thuận của chính quyền ông Trump, trong khi điều này không hề dễ dàng.
![]() |
Huawei đang là tâm điểm chú ý của dư luận, liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters |
Chính quyền ông Trump đã cho phép một số miễn trừ tạm thời, nhưng dường như Huawei sẽ mất phần cứng (thiết kế vi xử lý của hãng ARM) và phần mềm (từ Google) mà tập đoàn đang dựa vào để phát triển điện thoại di động và các công nghệ liên quan. Động thái có thể được hiểu là một nỗ lực của Washington nhằm tiêu diệt tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc và cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Người Trung Quốc nhiều khả năng coi đây là một bước ngoặt. Nếu Washington có thể chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ theo ý muốn, Bắc Kinh chắc chắn sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng họ, từ trên xuống dưới.
Huawei dường như đã tiên lượng được tình huống này, nên cho tới nay đã phát triển hệ điều hành của riêng mình, không phụ thuộc vào các công ty Mỹ và có thể triển khai vào cuối năm nay. Song, việc bị hãng ARM "nghỉ chơi" thực sự là tổn thất nặng nề hơn nhiều đối với Huawei, do điều đó khiến công ty cực kỳ khó khăn trong việc tự chế tạo vi xử lý cho các sản phẩm của họ.
Với năng lực công nghệ của Trung Quốc ngày nay, tất nhiên nước này sẽ vươn lên đối đầu với thách thức mới từ Mỹ. Song, chúng ta có thể đang tiến tới một thế giới lưỡng cực trong công nghệ số với hai hệ sinh thái ngăn cách nhau của Mỹ và Trung Quốc. Trong một bài xã luận đăng tải trên báo Washington Post, cây bút Fareed Zakaria cho rằng, sự phân tách này sẽ dần phá hủy nền kinh tế thế giới mở, các mức độ phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng cũng như các đầu tư xuyên biên giới và chuỗi cung ứng đặc trưng cho nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
Theo ông Zakaria, trước khi đi theo con đường nói trên, Mỹ cần đảm bảo rằng họ có chiến lược thông minh nhất để đối phó với thách thức thực sự từ Trung Quốc.
Đầu tiên, chính quyền Trump cần phải làm rõ các nguyên tắc họ đang lấy làm căn cứ để trừng phạt Huawei. Cho đến nay, Washington vẫn chần chừ trong việc công bố các bằng chứng, có lẽ vì chúng được coi là tối mật.
Song, Washington cần giúp thế giới hiểu rằng họ không đơn thuần chỉ ngăn chặn một đối thủ nước ngoài thành công mà còn hành động để bảo vệ an ninh của các hệ thống và quyền riêng tư của các cá nhân. Chính phủ Anh kết luận rằng, họ có thể dùng công nghệ của Huawei chừng nào một số biện pháp an toàn nhất định vẫn còn có hiệu lực. Mọi người cần hiểu tại sao London sai và Washington đúng.
Thứ hai, Mỹ cần phải xây dựng một liên minh quốc tế để chống Bắc Kinh. Theo chuyên gia bình luận Zakaria, ngay từ đầu ông đã ủng hộ quan điểm cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, nhưng bản thân vẫn không hiểu tại sao Washington chỉ "đơn thương độc mã" làm điều đó thay vì tạo ra một liên minh sát cánh với mình. Một quan chức cấp cao châu Âu từng tiết lộ, chính ông Trump đã từ chối các đề nghị của châu Âu về việc hợp tác hành động liên quan đến thương mại.
Ông Zakaria đánh giá việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là "mục tiêu ngu ngốc", chỉ gây tổn hại cho Mỹ và làm lợi cho Trung Quốc.
Thứ ba, Mỹ nên suy nghĩ về việc thế giới lưỡng cực này sẽ như thế nào. Công nghệ Trung Quốc sẽ rẻ hơn vì chi phí lao động thấp hơn, các quy định lỏng lẻo hơn và sự trợ cấp của chính phủ. Huawei đã chiếm ưu thế trong thế giới đang phát triển. Nhiều quốc gia trong số đó có thể tiếp tục lựa chọn công nghệ giá rẻ hơn. Theo quan điểm của họ, bất kỳ công nghệ nào họ chọn đều đi kèm với rủi ro bị chính phủ của đối tác rình mò.
Thứ tư, liệu có thực tế khi Mỹ tấn công Trung Quốc thông qua các lệnh cấm và danh sách đen? Thế giới hiện trong tình trạng phụ thuộc lẫn nhau rất sâu. Một giám đốc điều hành công nghệ cấp cao đề xuất, với Mỹ, cách đối phó Trung Quốc tốt hơn là trở thành lãnh đạo thế giới về mã hóa và chống tấn công mạng. Ông gợi ý rằng, một trường đại học Mỹ, chẳng hạn như MIT nên được giao nhiệm vụ chỉ sử dụng các sản phẩm của Huawei để xây dựng một hệ thống mã hóa đầu - cuối, giúp chặn công ty tiếp cận mọi dữ liệu. Người này cho rằng, đó là "một thách thức lớn nhưng chắc chắn các kỹ sư giỏi nhất của Mỹ có thể giải quyết được".
Cuối cùng, liệu việc thay đổi chính sách và các đầu tư cho phép Mỹ cạnh tranh với Bắc Kinh có phải là giải pháp thực sự cho việc hưởng lợi đặc biệt của Trung Quốc về công nghệ? Thật khó tưởng tượng rằng Washington sẽ có thể ngăn chặn các đổi mới và sự trỗi dậy kinh tế của một đất nước năng động với 1,4 tỉ dân với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Thay vào đó, nước Mỹ cần một "cơn địa chấn" của riêng họ để tập trung tiềm lực đất nước vượt qua Trung Quốc.
Theo ông Zakaria, chiến lược công nghệ như trên được tin có kết quả hơn nhiều so với các cuộc đàm phán thương mại. Về thương mại, chính quyền Trump có nhiều khiếu nại chính đáng về hành vi của Trung Quốc và đang "chơi rắn" với Bắc Kinh. Song, mục tiêu cuối cùng rốt cuộc lại tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế lớn hơn giữa hai nước. Nếu hai bên đạt thỏa thuận, Trung Quốc sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ, đầu tư nhiều hơn vào Mỹ và cho phép các công ty Mỹ quyền tiếp cận lớn hơn vào thị trường nước này.
Một cuộc chiến công nghệ sẽ đưa chúng ta đi theo một hướng rất khác. Nó sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mà là "hòa bình lạnh", trong một thế giới bị chia tách và ít thịnh vượng hơn.
Tuấn Anh
" alt=""/>Nước cờ Huawei đẩy Mỹ vào cuộc chiến công nghệ khác thường với TQ?Tệ hơn, khi thuyền trưởng tuyển Việt Nam cùng các học trò tới khu vực khán đài cảm ơn người hâm mộ tới sân, phía trên hàng loạt tiếng hô “Troussier get out, Troussier get out”… khiến ông thầy 69 tuổi người Pháp quay vội vào đường hầm.
Cách phản ứng của các CĐV Việt Nam dù không thật đẹp, nhưng cũng có phần dễ hiểu khi bị dồn nén cảm xúc khá lâu vì tuyển Việt Nam dưới thời ông Troussier thực sự kém, gây thất vọng.
Và nguyên nhân thất bại bất luận tới từ đâu đi chăng nữa thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm vẫn là thuyền trưởng, để rồi ông Troussier ra đi một cách cay đắng nhất dù thời hạn hợp đồng vẫn còn rất dài.
... và lời cảm ơn sau cùng cho ông Troussier
Giả sử, trận tái đấu với Indonesia tại Mỹ Đình tuyển Việt Nam chiến thắng và giành lợi thế trước khi lấy tấm vé vào vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2026, liệu rằng ông Troussier có mất việc đầy cay đắng như vừa thấy?
Câu trả lời là không, khi mục tiêu đề ra với VFF hoàn thành. Nhưng tiếc cho thuyền trưởng người Pháp điều đó không xảy ra, khiến ông buộc phải nói lời chia tayvới bóng đá Việt Nam.
Nhìn lại hơn 1 năm lương duyên của ĐTQG Việt Nam với ông Troussier, rõ ràng thất bại nhiều hơn thành công. Không thành tích, lối chơi nhạt nhoà hay dấu ấn của cuộc cách mạng về nhân sự cũng khá ít ỏi… nên việc nhà cầm quân từng đưa Nhật vào vòng 16 đội World Cup 2002, mất ghế là chuyện đương nhiên.
Dù không mang về thành tích hay sự đột phá nào quá lớn nhưng công bằng mà nói chính sự xuất hiện cùng mục tiêu giành vé dự World Cup cho tới khi thất bại của ông Troussier, bóng đá Việt Nam cần phải cảm ơn chiến lược gia người Pháp.
Phải cảm ơn, khi chặng đường đáng quên vừa qua, bóng đá Việt Nam mới thực sự trở lại mặt đất (điều lẽ ra phải nhận thấy từ các thất bại tại AFF Cup 2020, 2022) sau chuỗi ngày bay bổng dưới thời ông Park Hang Seo.
Có nghĩa với những gì đang sở hữu, bóng đá Việt Nam chưa đủ lực để tham dự cuộc đua tranh vé dự World Cup, ít nhất là giải đấu diễn ra tại Bắc Mỹ 2 năm nữa.
Ông Troussier sai trong cách dùng người, chiến thuật hay vội vã trẻ hoá… nhưng thử hỏi rằng khi Indonesia mạnh lên, Thái Lan vẫn ổn định, tuyển Việt Nam với các cựu binh mà CĐV yêu cầu đang ở đâu, nếu nhìn cách đá trong trận lượt về ở Mỹ Đình vào tối 26/3?
Họ vẫn ở trên sân, nhưng chẳng còn là chính mình thì giấc mơ World Cup sẽ còn là xa vời. Thế nên, thất bại liên tiếp dưới thời ông Troussier giúp bóng đá Việt Nam tỉnh ngộ. Chúng ta phải cảm ơn chiến lược gia người Pháp vì điều đó!