
Thách thức đối với ngành sản xuẩt
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đầu là các doanh nghiệp có vốn FDI, đều có xu hướng chuyển đổi sang nhà máy thông minh, tạo ra khác biệt rõ rệt giữa mô hình sản xuất truyền thống và hiện đại.
Xét một cách lý tưởng, khối lượng dữ liệu khổng lồ ngay tại biên mạng có thể giúp các nhà quản lý cơ sở sản xuất hiểu được chính xác tình trạng vận hành của nhà máy, theo thời gian thực, giảm thời gian “chết” cũng như chi phí liên quan đến bảo trì hệ thống.
Thách thức đặt ra là các nhà máy sử dụng dữ liệu đó như thế nào để đưa ra các quyết định phù hợp với nhu cầu và hệ thống riêng của từng nhà máy, hệ thống phân xưởng. Làm thế nào để chuyển nguồn dữ liệu khổng lồ đó thành thông tin có ý nghĩa, đưa ra được các quyết định thực tế, phù hợp với nhiều khâu, từ công nghệ vận hành, quy trình sản xuất đến phần cứng, phần mềm và toàn bộ hệ thống.
![]() |
Công nghệ điện toán biên của HPE hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc trên hành trình hướng tới sản xuất thông minh.
Với giải pháp công nghệ phù hợp, các nhà sản xuất có thể nhanh chóng phân tích và khai thác thông tin theo thời gian thực về bất kỳ khâu nào trong quá trình vận hành, ví dụ như nhiệt độ và áp suất, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý.
Trong nhiều thập kỷ, HPE đã không ngừng phát triển các sản phẩm và giải pháp hạ tầng IT cho ngành sản xuất và hiện sở hữu năng lực vượt trội với lợi thế AI & IoT.
Giải pháp điện toán biên của HPE cho phép các nhà máy giám sát và thu thập dữ liệu ngay tại nơi chúng phát sinh - các thiết bị IoT, giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình trạng và hiệu suất của thiết bị trong thời gian thực, cải thiện việc ra quyết định bảo trì thiết bị, đưa ra những khuyến nghị kịp thời, từ đó tối đa hóa doanh thu, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.
Hệ thống siêu hội tụ HPE Edgeline hội tụ công nghệ vận hành, chẳng hạn như thu thập dữ liệu, hệ thống điều khiển và mạng công nghiệp - với cấp độ doanh nghiệp. Các thiết bị biên mạng có thể hoạt động trong hầu hết mọi môi trường để mang lại kết nối an toàn và không bị gián đoạn. Khả năng nâng cấp và các tùy chọn I/O cung cấp nền tảng lâu dài cho các kế hoạch phát triển thiết bị IoT trong tương lai, cho phép mở rộng cơ sở hạ tầng IoT của mình vượt ra ngoài giới hạn của trung tâm dữ liệu truyền thống, tránh bị nhà cung cấp khóa hoạt động bất ngờ.
Ứng dụng điện toán biên của HPE hỗ trợ nhà máy kết nối các thiết bị và ứng dụng khác nhau, cho phép truy cập vào nhiều nguồn dữ liệu và tận dụng dữ liệu từ các sản phẩm và hệ thống được kết nối. Đồng thời, các ứng dụng này giúp mở khóa các mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn như cho ra đời các sản phẩm dưới dạng dịch vụ, mở rộng quy mô sang các thị trường mới; nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và sự hài lòng của khách hàng.
Hơn tất cả, HPE có thể tư vấn các doanh nghiệp sản xuất xây dựng những giải pháp IoT hoàn chỉnh và trải nghiệm trí tuệ nhân tạo một cách nhanh chóng và dễ dàng. Cùng các đối tác như Qualitas Technologies - đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp AI, Graymatics - đối tác cung cấp nền tảng đa phương tiện nhận thức và giải pháp phân tích dựa trên CCTV, CMC TS - Nhà tư vấn, triển khai giải pháp chuyển đổi số và bảo mật cho tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, HPE cam kết mang đến một bộ sản phẩm, dịch vụ tư vấn tích hợp, với thời gian chạy cụ thể đã được thử nghiệm và chứng minh có độ rủi ro cũng như chi phí ở mức tối thiểu.
Hãy cùng tham gia với chúng tôi tại hội thảo trực tuyến “Tăng tốc sản xuất thông minh với sức mạnh dữ liệu từ biên mạng”, sự kiện thiết kế riêng cho doanh nghiệp sản xuất. Tại đây, các chuyên gia của HPE và đối tác sẽ chia sẻ với quý vị về mọi ứng dụng công nghệ giúp khai phá sức mạnh dữ liệu từ biên mạng, cải thiện năng suất, hiệu quả và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thời đại IoT.
Link đăng ký tham dự: https://zoom.us/webinar/register/WN_mKIne5nmTJyCAMABmmQJ6w" alt=""/>Tăng tốc trên hành trình hướng tới nền sản xuất thông minhCũng vì chuyện này, anh nôn nóng có con. Anh cho rằng đứa con sẽ là sợi dây kết nối tình cảm giữa hai vợ chồng.
Thế nhưng có lẽ tôi chưa sẵn sàng hoặc không thoải mái khi gần chồng nên mãi chưa có tin vui. Việc tôi chậm con cũng khiến bố mẹ chồng lo lắng.
Chồng tôi là con trai một của người trưởng họ nên việc anh có con, đặc biệt là sinh con trai trở thành trách nhiệm không thể thoái thác. Thấy con trai đã cưới vợ 3 năm nhưng chưa có cháu bế, bố mẹ rất nóng lòng.
Bố mẹ chồng hết gửi đồ bổ, thuốc thang lại giục tôi đi khám bệnh. Trước áp lực ấy, vợ chồng tôi đành đến bệnh viện khám để rồi đau đớn phát hiện tôi không có khả năng sinh con.
Cầm tờ kết quả trên tay, tôi đau khổ, sợ hãi đến tuyệt vọng. Thương tôi, chồng quyết định sẽ giấu bố mẹ chuyện vợ không thể có con.
Nhưng giấy không gói được lửa. Cuối cùng, bố mẹ vẫn biết con dâu không có khả năng thụ thai. Cả hai lộ rõ vẻ đau khổ, thất vọng. Mẹ chồng tôi đay nghiến con trai đã cãi lời “đi cưới đứa con gái ốm o, bệnh tật”.
Trong khi đó, bố chồng hờn mát nói mình sống không tốt đến nỗi tuyệt tự tuyệt tôn. Cũng từ đó, bố buồn bã đến độ không dám ra đường, đến nhà người thân.
Chồng tôi dù không ra lời trách móc nhưng cũng không che giấu nỗi thất vọng, chán chường. Những điều ấy như lưỡi dao khoét sâu vào nỗi đau của tôi.
Cũng vì chuyện này, vợ chồng tôi liên tục bất hòa. Không chỉ thế, tôi cũng xảy ra cự cãi, mâu thuẫn với mẹ chồng khi nghe mẹ nói câu "gái độc không con".
Thấy mẹ và vợ mâu thuẫn, chồng tôi cũng không còn bênh vực tôi nữa. Tôi thường chịu đựng nỗi uất ức, khổ đau một mình.
Sau này, mỗi khi vợ chồng giận nhau hay bị gia đình chồng lạnh nhạt, tôi lại nhớ đến người cũ. Với tôi, Đ. luôn là chốn bình yên, nơi an toàn nhất của đời mình.
Một lần, không thể cầm lòng, tôi lấy điện thoại gọi cho anh với hy vọng tìm được người có thể giãy bày tâm sự. Tôi gặp anh ở quán cà phê cũ, nơi cả hai từng hẹn hò.
Ngày gặp lại anh, tôi rưng rưng xúc động khi biết anh vẫn một mình. Anh nói rằng, sau tôi anh không thể yêu thêm ai được nữa.
Câu nói ấy khiến tôi vỡ òa cảm xúc. Tôi sà vào lòng anh khóc rưng rức rồi kể về những nỗi khổ của mình. Nghe chuyện, anh xót xa cho rằng, tôi không đáng bị đối xử như vậy, tôi đáng thương hơn là đáng trách.
Anh khuyên tôi từ bỏ cuộc hôn nhân nhiều áp lực, đầy nước mắt để được sống cho chính mình. Anh nói rằng tình cảm của anh dành cho tôi chưa từng phai nhạt. Nếu có cơ hội, anh sẽ không để mất tôi thêm lần nữa.
Anh quả quyết không quan trọng chuyện tôi đã có chồng, từng một lần ruồng bỏ anh để chạy theo người khác. Anh cũng không quan tâm việc tôi không thể đem đến cho anh niềm vui được làm cha…
Những câu nói của anh khiến tôi hạnh phúc đến không kìm được nước mắt. Tôi vẫn yêu anh. Bên anh, tôi thấy mình bình yên. Trong vòng tay anh, tôi được sống những phút giây tươi đẹp nhất cuộc đời mình.
Tôi có nên ly hôn chồng để đến với anh hay không? Xin mọi cho tôi lời khuyên chân thành.
Độc giả: A.M.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều lần lỡ hẹn đến nay vẫn chưa đưa vào khai thác
7/10 dự án chậm tiến độ
Nằm trong nhóm dự án chậm tiến độ, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành nhiều tháng nay vẫn giậm chân tại chỗ ở mức hoàn thành 72,41% - chậm 12% so với kế hoạch. Với tiến độ hiện nay, Bộ GTVT đang rất lo ngại dự án này không hoàn thành kịp trước thời hạn kết thúc hiệp định khung vào ngày 14-12-2020.
Mặc dù Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã phối hợp giải quyết vướng mắc nhưng việc thực hiện không hiệu quả dẫn đến tiến độ thực hiện dự án rất chậm.
Tương tự, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cũng đang bị chậm 27% so với tiến độ tổng thể. Sau khi được Bộ GTVT bàn giao nhiệm vụ quyền hạn, UBND tỉnh Tiền Giang đang rất nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, thậm chí ứng vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độ dự án chưa được cải thiện đáng kể.
Điều đặc biệt là trong 7 dự án đang chậm tiến độ thì có tới 5 dự án đường sắt đô thị. Trong đó, 2 dự án đường sắt đô thị TPHCM là tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (mới đạt 62%) hiện đang thanh toán từ vốn tạm ứng của TPHCM và chờ Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
Tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương, ngoài gói thầu CP1 (xây dựng tòa nhà văn phòng) đang nghiệm thu và đưa vào sử dụng, 8 gói thầu còn lại chưa thể triển khai do vướng mắc về điều chỉnh dự án và nguồn vốn cho dự án. Tương tự, 3 dự án đường sắt đô thị của Hà Nội cũng đang chậm tiến độ. Trong đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều lần lùi tiến độ đến nay vẫn chưa thể chốt được thời điểm đưa vào khai thác thương mại, do nhiều vướng mắc về công tác nghiệm thu, chứng nhận an toàn dự án.
Với dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, sau 7 năm thi công, hiện dự án mới chỉ đạt 55% khối lượng, mốc hoàn thành ban đầu là năm 2017 nay đã phải lùi dự kiến đến cuối năm 2022. Cuối cùng là dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi, là dự án trọng điểm nhưng đến nay dự án này vẫn còn đang giai đoạn hoàn thiện hồ sơ gói thầu.
Rõ nguyên nhân, chưa rõ trách nhiệm
Theo Bộ GTVT, các dự án bị chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân, do: thiếu vốn đối ứng, do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, do nguồn cát vật liệu khó khăn, cần rà soát, điều chỉnh thiết kế của một số hạng mục. Trong đó, nhiều dự án vẫn còn đang ngổn ngang vướng mặt bằng, ví dụ như: Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận, Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2, hầm Hải Vân, La Sơn - Túy Loan...
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân đáng lo ngại là năng lực yếu kém của chủ đầu tư và nhà thầu. Thật ngạc nhiên khi dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông với tổng vốn đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, sau 11 năm thi công ròng rã với nhiều lần vỡ tiến độ, Bộ GTVT mới nhận ra năng lực tổng thầu Trung Quốc rất kém.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, đơn vị tổng thầu Trung Quốc không có khả năng điều hành, huy động các nhà thầu và đặc biệt là có rất ít kinh nghiệm trong vận hành khai thác đường sắt đô thị.
Tương tự, với dự án Bến Lức - Long Thành, Bộ GTVT nhận định năng lực chỉ đạo, điều hành của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) và năng lực của các nhà thầu là yếu kém.
Đơn cử, tại gói thầu A4, mặc dù VEC khẳng định liên danh nhà thầu là 2 đơn vị đã được kiểm chứng về năng lực và kinh nghiệm thi công, nhưng thực tế nhà thầu Kukdong và nhà thầu Đông Mê Kông có năng lực yếu, máy móc, trang thiết bị không đủ nên thi công quá chậm. Các gói thầu khác cũng gặp tình trạng nhà thầu không đủ năng lực.
Đại diện VEC thừa nhận, chỉ đạo của chủ đầu tư với các nhà thầu thời gian qua ít hiệu quả, do hạn chế về nguồn vốn, việc thanh toán khối lượng cho các nhà thầu không đáp ứng nhu cầu.
Trước nguy cơ các dự án tiếp tục chậm tiến độ, dẫn đến các hệ lụy như tăng vốn, đổ vỡ dự án, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT đã có nhiều kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ những vướng mắc. Trong đó, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ làm việc với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc để chỉ đạo tổng thầu tăng cường nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhằm sớm đưa dự án vào khai thác thương mại trong năm 2019.
Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn TPHCM tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, làm cơ sở cho các bước tiếp theo của dự án đường sắt đô thị đoạn Bến Thành - Tham Lương, Bến Thành - Suối Tiên, chấp thuận giải quyết tạm ứng vốn để tiếp tục triển khai dự án, thanh toán cho các nhà thầu. Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, trong các kiến nghị đó, cá nhân, cơ quan quản lý nào phải chịu trách nhiệm trong việc để chủ đầu tư, nhà thầu có năng lực yếu kém làm dự án chậm tiến độ, đội vốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Theo SGGP
UBND TP Hà Nội đã ra thông báo thu hồi hơn 80.000m2 đất do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 (Công ty Lũng Lô 5) thuê tại thôn Đông Viên, xã Đông Quang, huyện Ba Vì.
" alt=""/>Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ