Xót xa bé gái 21 tháng tuổi mắc bệnh hiếm gặp
"Con chỉ ước mình hết đau đầu"
Lần này gặp lại, chúng tôi nhận ra cô bé Kim Ngân, nhân vật trong bài viết "Tay cha chai sạn lo không cứu được con ung thư máu" đã có thể nhoẻn miệng cười. Đó là một dấu hiệu đáng mừng bởi trước đó, cô bé đã phải chịu biết bao đau đớn với những mũi tiêm, những đợt truyền hóa chất vào người.
![]() |
Chị Thảo làm thủ tục nhận tiền bạn đọc Báo VietNamNet gửi ủng hộ bé Kim Ngân. |
Mắc bệnh ung thư máu, một căn bệnh hiểm ác với quá trình điều trị lâu dài và tốn kém, không chỉ sức khỏe bé Ngân giảm sút mà kinh tế gia đình cũng lâm vào cảnh kiệt quệ. Tình trạng thiếu máu liên tục, cơ thể lúc nào cũng sốt cao ở ngưỡng trên 40 độ, có lúc tưởng chừng tính mạng cô bé hết sức mong manh.
Bởi con luôn phải sử dụng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế, số tiền thuốc mỗi tháng gấp mấy lần tiền lương của cả cha và mẹ nên dù đã đi vay mượn khắp nơi, thậm chí cả vay nóng, vợ chồng chị Thảo vẫn không đủ sức lo chữa bệnh cho con.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet (bên trái) trao tiền cho mẹ bé Kim Ngân. |
Nếu như không có tiền thì cha mẹ bé không mua được những toa thuốc đặc trị. Khó khăn chồng chất khó khăn, gia đình chị Thảo đành phải cầu cứu sự chung tay của cộng đồng.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải hoàn cảnh của bé Ngân, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự thương cảm, mong muốn được giúp đỡ. Số tiền bạn đọc gửi thông qua Báo VietNamNet là 19.015.000 đồng được chúng tôi làm thủ tục chuyển tận tay chị Thảo. Hy vọng với tấm lòng hảo tâm của bạn đọc, gia đình chị có thêm động lực cố gắng tiếp tục chữa bệnh cho con.
Đức Toàn
" alt=""/>Bé gái ung thư cười tươi đón nhận tấm lòng bạn đọcCậu bé bệnh tật khát khao được đi học
Cha ung thư chỉ lo con không đủ tiền đi học
Ngay sau khi hoàn cảnh đáng thương của em Nguyễn Như Hải Đăng (SN 2013) được đăng tải trong bài viết: "Xót xa bé trai 5 tuổi cùng lúc chiến đấu với 3 bệnh ung thư", rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự quan tâm.
Chiều ngày 9/11, đại diện báo VietNamNet đã đến bệnh viện K3 Tân Triều trao số tiền 16.415.000 tấm lòng bạn đọc ủng hộ đến tận tay chị Đồng Thị Phương (mẹ bé Hải Đăng, trú tại thôn 3, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Vô cùng vui mừng, chị Phương xúc động thông báo ngoài số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ qua quỹ báo, gia đình còn nhận được hơn 60 triệu đồng từ các mạnh thường quân trong và ngoài nước và bạn bè của vợ chồng anh chị đến tận bệnh viện giúp đỡ trực tiếp.
Chị cho biết thêm, hiện cháu Đăng đã điều trị xong 8 đợt hóa chất, sức khỏe dần ổn định hơn. Vì con bị bệnh như thế nên chị cũng cố gắng chiều con, nhiều lúc cháu mệt không muốn ăn chị cũng không dám ép. Bé Đăng thích được mẹ bế, mè nheo mẹ những lúc sốt vì mệt.
![]() |
Đại diện báo VietNamNet (bên phải) trao tiền bạn đọc ủng hộ đến mẹ con chị Phương |
Mỗi lần nhìn thấy con đau đớn, vật vã vào thuốc là lòng chị đau quặn thắt. Chị Phương ước gì mình có thể bệnh thay con, đau thay con. Nghĩ đến chuyện đứa con trai bé bỏng có thể rời bỏ mình ra đi lúc nào, chị không cầm nổi nước mắt. Nhiều đêm nằm bên con mà nước mắt chị cứ chảy đầm đìa nhưng phải lấy tay lau vội vì sợ con biết.
Từ ngày con bị bệnh, chị Phương phải nghỉ việc. Cả nhà chỉ còn biết trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chồng làm nghề cơ khí. Bản thân chồng chị cũng đang mang một khối u bã đậu sau đầu đã mổ 1 lần, nhưng do bận rộn và thiếu thốn tiền bạc, anh còn chưa kịp tái khám.
Vì thế, khi được bạn đọc hảo tâm giúp đỡ với một số tiền lớn như vậy, chị Phương vô cùng xúc động. "Những tấm lòng vàng gửi đến gia đình khiến tôi vô cùng xúc động và biết ơn, đây là tình cảm không gì sánh bằng. Gia đình tôi sẽ dành số tiền này để lo chữa bệnh cho cháu”, chị nói.
Phạm Bắc
" alt=""/>Tấm lòng bạn đọc đến với bé Hải Đăng mắc 3 bệnh ung thưThứ hai, tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy tắc ứng xử trong trường học mầm non, giáo dục phổ thông – chiếu theo Điều 6 (ứng xử của giáo viên) và Điều 7 (ứng xử của nhân viên), hai cô vi phạm gì mà Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn kỷ luật?
Thứ ba, tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo – ở Điều 6 của Thông tư này: Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo gồm 11 nội dung – hai cô giáo Kỳ Sơn cũng không sai phạm.
![]() |
Hình ảnh các em học sinh đeo khẩu trang bằng giấy được chia sẻ trên mạng xã hội |
Thứ tư, hình ảnh đeo khẩu trang giấy của học sinh lớp 6B Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Phà Đánh do cán bộ thư viện của trường này đăng ở Facebook cá nhân được lãnh đạo ngành giáo dục Kỳ Sơn quy kết là hình ảnh phản cảm.
Tuy nhiên, trong bức ảnh, các cháu ngay ngắn ngồi, không hề đùa giỡn như nói lên thực tế: trường các cháu đang thiếu khẩu trang y tế. Hình ảnh làm lay động trái tim của nhiều người, như thay lời muốn nói về nguyện vọng tha thiết: Khẩu trang y tế cho học sinh vùng khó để phòng, chống dịch Covid-19.
Phản cảm hay thấu cảm? Như đánh giá của Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn, xin hỏi phản cảm ở chi tiết nào? Và khi nhận định hành vi đó là sai, sai đến đâu, tác hại ra sao, phản ứng của phụ huynh, học sinh tại đây và trong tỉnh – ngành GD-ĐT Kỳ Sơn có khảo sát trước khi ban hành Quyết định kỷ luật hay không?
Thứ năm, với trường hợp cô giáo tại Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Tà Cạ bị khiển trách do đăng tin thiếu chuẩn mực. Với việc thay sách giáo khoa cần phải đầu tư một khoản kinh phí lớn từ Ngân sách Nhà nước hoặc các khoản vay từ Ngân hàng thế giới, thì đây là một sự cảnh báo về hiệu quả, sao ngành giáo dục Kỳ Sơn lại kết luận là thiếu chuẩn mực?
Mấy lần cải cách, thay sách giáo khoa trước đây, tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng, rồi kết quả thế nào? Chẳng hạn, sách giáo khoa phân ban, hiện nay hầu hết các nhà trường THPT đều sử dụng sách giáo khoa Ban Cơ bản, sách giáo khoa dành cho hai ban còn lại đi đâu? Có tốn kém không?
Việc cô giáo đăng dòng trạng thái lo liệu sự tốn kém khi thay sách giáo khoa là cần thiết. Cảnh báo để nhà quản lý giáo dục không đi theo vết xe đổ, cảnh báo để hội đồng chọn sách giáo khoa của từng trường học làm việc cẩn trọng, công tâm – dòng trạng thái đó sao quy kết trái với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục?
![]() |
Thông báo kỷ luật công chức, viên chức của Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn |
Thứ sáu, lẽ thường thì định hướng để tập trung; phản biện để phát huy dân chủ; làm đúng quy định hiện hành để giữ kỷ cương, phép nước. Được vậy sẽ tạo sự đồng thuận cao trong mỗi nhà trường, đến từng giáo viên đối với đổi mới giáo dục nói chung cũng như việc chọn sách giáo khoa lớp Một hiện nay. Chuyện đại sự ấy cần lắng nghe phản ảnh, đề xuất, nguyện vọng và cả những phê phán “Trung ngôn, nghịch nhĩ”.
Thiết nghĩ, hai Quyết định kỷ luật mà Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn vừa ban hành hoàn toàn không phù hợp. Tôi hoan nghênh sự tiếp thu của Sở GD-ĐT Nghệ An, nhưng, cá nhân và tổ chức ban hành kỷ luật sai cần rút kinh nghiệm sâu sắc và căn cứ vào các quy định hiện hành có thể phải xem xét kỷ luật người ký hai Quyết định trên.
Cứ kỷ luật thế này, sao giáo viên dám nói thật? Khách quan mà nói, việc dùng hình thức kỷ luật dù chỉ khiển trách, phê bình của Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn là hoàn toàn sai, bởi những thầy cô giáo ấy không vi phạm gì hết. Về việc chụp hình ảnh học sinh mang khẩu trang giấy, cô Phim cũng chỉ mong muốn cộng đồng có thể chung tay tài trợ cho trẻ vùng khó có được những chiếc khẩu trang để bảo vệ trong mùa dịch. Cô giáo nhận xét sách giáo khoa mới chỉ là “bình mới rượu cũ” - đây chính là ý kiến dựa trên sự hiểu biết của cô. Cô có quyền nói thế và chắc chắn sẽ chứng minh được vì sao mình lại nhận xét như vậy... Không riêng gì Kỳ Sơn, không ít ngành giáo dục của địa phương hiện đang có những quy định ngầm, những luật bất thành văn để khống chế giáo viên. Thầy cô bị tước hết quyền tự do của mình, ngay một cái quyền đơn giản như thích các bài viết về giáo dục cũng chẳng dám (trừ những bài khen ngợi). Ai trái ý lập tức bị gọi lên đe nẹt, hăm dọa kỷ luật và đề nghị chuyển trường đi nơi xa. Giáo viên nào mà chẳng khiếp, chẳng sợ và cách tốt nhất là cấp trên bảo gì làm đó dù bất bình cũng chẳng thể phản kháng. Chưa hết, trong những cuộc họp của ngành, họ liên tục được đưa ra nhắc nhở để những người khác nhìn vào làm gương mà phục tùng. Đụng tý là áp quyền kỷ luật, bảo sao giáo viên không dám nói thật. Ngọc Huyền |
TS Nguyễn Hoàng Chương
Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ đề nghị Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn nghiên cứu lại, nếu văn bản kỷ luật không đúng, không phù hợp thì có thể thu hồi lại.
" alt=""/>Cần thu hồi quyết định kỷ luật hai viên chức tại Kỳ Sơn