GS Võ Quý đã qua đời ngày 10/1, thọ 88 tuổi.
Trong sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của mình, GS Võ Quý được biết đến với các nghiên cứu tiên phong về động vật hoang dã của Việt Nam và những nỗ lực của mình để khôi phục lại môi trường sống nhiệt đới đã bị phá hủy.
"Có thể gọi ông là người cha bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam" - David Hulse, phụ trách văn phòng Hà Nội của tổ chức môi trường WWF quốc tế 1992 - 1999 nói với phóng viên The New York Times như vậy.
GS Võ Quý là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Vườn quốc gia và Khu bảo tồn quốc tế (WCPA/IUCN), Hội đồng quốc tế về Bảo vệ các loài nguy cấp (SSC/IUCN).
GS Võ Quý làm việc ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (sau này là ĐHQG Hà Nội); tham gia giảng dạy ở nhiều trường ĐH trong nước và Anh, Mỹ.... Ông còn là người đứng đầu hoặc là người sáng lập và thành viên tích cực của nhiều tổ chức như Tổng hội Các nhà sinh học Việt Nam, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam…
GS Quý theo chuyên ngành Điểu loại học ngay từ khi bắt đầu giảng dạy tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956). Ông đã cùng các đồng nghiệp, học trò lập hồ sơ cho 1.000 loài và phân loài chim ở nước ta.
Ông là tác giả của 14 cuốn sách, tiêu biểu như: "Chim Việt Nam" (tập 1, 2), "Cuộc sống các loài chim", "Danh mục các loài chim Việt Nam"...; là dịch giả chính của ba cuốn sách về môi trường đồng thời cũng là tác giả của hơn 100 công trình khoa học đã công bố trong nước và nước ngoài.
Ông được trao tặng nhiều phần thưởng quý giá. Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời ông – nhà sinh học hàng đầu Việt Nam.
![]() |
GS. Võ Quý và phu nhân năm 1955 |
![]() |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và GS. Võ Quý, một trong nhiều lần Đại tướng về thăm và làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội |
![]() |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tham gia chủ trì Hội nghị khoa học sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường |
![]() |
![]() |
![]() |
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một lần về thăm và làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS. Võ Quý đứng bìa phải của ảnh |
![]() |
Hình ảnh GS. Võ Quý đi thực địa trong các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam |
![]() |
Ông đã tiến hành nghiên cứu thực địa của mình trong suốt chiến tranh và cho xuất bản cuốn sách đầu tiên vào năm 1975 |
![]() |
Kỷ yếu 100 năm ĐHQG Hà Nội ghi nhận: "Ông dành nhiều tâm sức để nghiên cứu về đa dạng sinh học, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, giúp đỡ các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững. |
![]() |
Trong sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của mình, GS Võ Quý được biết đến với các nghiên cứu tiên phong về động vật hoang dã của Việt Nam và những nỗ lực của mình để khôi phục lại môi trường sống nhiệt đới đã bị phá hủy. |
![]() |
GS. Võ Quý giới thiệu một số phần thưởng cao quý do các tổ chức quốc tế trao tặng |
![]() |
Ông được trao tặng nhiều phần thưởng quý giá: Huy chương vàng về thành tích bảo vệ động vật hoang dã và xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) trao tặng (1988) |
![]() |
Ông có huy chương John Philipps của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) |
![]() |
![]() |
GS Võ Quý cũng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến ngày hôm nay nhận bằng Danh dự Global 500 của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (1992). Bên cạnh đó, còn có giải thưởng hạng nhất của Đức về bảo vệ môi trường sinh thái (1994); nhận giải thưởng về môi trường của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ (1995).... |
![]() |
Hai trong nhiều cuốn sách khoa học làm nên tên tuổi của GS. Võ Quý |
Ngân Anhtổng hợp
Ảnh: Bùi Tuấn(ĐHQG Hà Nội)
Với trải nghiệm về khái niệm công dân toàn cầu qua quá trình học và làm việc bản thân, tôi cho rằng điều quan trọng là giáo dục về đạo đức và trách nhiệm của một công dân toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam.
![]() |
Nếu không thành thạo tiếng Anh, học sinh chưa qua được "biên giới" Việt Nam (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Tiếng Anh: Ngại gì mắc lỗi!
Dù chúng ta nói gì về công dân toàn cầu, mà không có thành thạo tiếng Anh, ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ toàn cầu, đang thống lĩnh các mặt kinh tế - nghiên cứu khoa học – thương mại trên thế giới, thì học sinh của chúng ta vẫn chưa đi qua được “biên giới” Việt Nam.
Với thực tế của kết quả thi tốt nghiệp 2015 ở cấp phổ thông trung học, thực trạng đào tạo tiếng Anh ở đại học và sau đại học (kể cả cấp tiến sỹ), chúng ta buộc phải tập trung cao độ về đào tạo và phổ cập tiếng Anh ở các cấp độ, càng nhanh càng tốt.
Để nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh các cấp, tránh sự lặp lại thất bại của Đề án Ngoại ngữ 2020, chúng ta có lẽ cần khảo sát và tìm ra lý do của thất bại trong đào tạo tiếng Anh giai đoạn từ 2008 – 2016.
Cùng với đó là sử dụng những nguồn tài chính còn lại và xã hội hóa đẩy mạnh các hoạt động Xã Hội Học Tiếng Anh, xúc tiến tất cả các chương trình tình nguyện viên nước ngoài vào giúp cho các trường, các giáo viên Việt Nam dạy tiếng Anh cho học sinh Việt, và đào tạo lại giáo viên Việt dạy tiếng Anh.
Cá nhân tôi có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng học ngoại ngữ của học sinh Việt. Chúng ta không kém, nhưng chúng ta luôn kìm hãm bản thân vì “ám thị mình kém”. Điều này cản trở sự cởi mở, sự chấp nhận chưa chuẩn trong sử dụng tiếng Anh…
Thành thật mà nói, các bạn bản xứ tiếng Anh vẫn có lỗi trong nói và viết tiếng Anh, chúng ta có gì phải ngại cho việc mắc lỗi!
Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản và ứng dụng ICT là điều tiên quyết
Mặc dù cả thế giới đang “sốt” về thời công nghệ 4.0, tôi lại có quan tâm nhiều đến số lượng học sinh sinh viên Việt Nam có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo trong quá trình học tập. Và tôi cũng quan tâm tương tự cho kỹ năng sử dụng ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) trong quá trình dạy và học ở Việt Nam.
Xét về chỉ số ICT Development Index 2016, chúng ta đang “đi lùi”, đứng hạng 105 trên thế giới.
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Nói gì thì nói, các kỹ năng sử dụng máy tính trong học tập và lao động ở mức phổ thông và cơ bản là điều tiên quyết cho học sinh phổ thông trung học. Bởi vì điều này giúp cho học sinh chúng ta có thể đi học, đi làm ở các nước trong khối EAC hay bất kỳ đâu, nếu họ thành thạo tiếng Anh và các chương trình máy tính cơ bản.
Xin rất tránh đề cao năng lực công nghệ ở Việt Nam dựa trên số lượng người có máy tính hay smartphone, như một số báo cáo gần đây đưa tin. Có thể chúng ta có số lượng người dùng smartphone nhiều và tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất khu vực, nhưng điều đó không trả lời cho câu hỏi: Họ dùng máy tính và smartphone cho mục đích gì?
Đạo đức và trách nhiệm: Cần hành động như công dân toàn cầu
Là một người Việt Nam, chúng ta hiện nay cần có tư duy và trách nhiệm hành xử đạo đức phù hợp với không chỉ luật pháp và văn hóa Việt Nam, mà hơn thế, cần hành động như công dân toàn cầu.
Những thách thức trong giáo dục, trong lối sống, trong hành động, với trách nhiệm của công dân, đặc biệt quan trọng cho học sinh sinh viên (giới trẻ) trong thế giới phẳng (với internet).
Tất cả mọi người đều thích thú với việc sử dụng máy tính, smartphone và internet cho các mục đích học tập và giải trí. Nhưng cũng với cùng những phương tiện đó, nếu không có những giáo dục đầy đủ, hướng dẫn cẩn trọng từ giáo viên, cha mẹ và cộng đồng, rất dễ phát sinh những hành vi không phù hợp (hay thậm chí là phạm pháp), như đơn giản là nghiện game, thích lướt facebook “chém” gió, tệ hại hơn là hacking tài khoản mạng và ngân hàng, phá hoại trang web của tổ chức, xâm nhập trái phép vào những hệ thống không được phép, tổ chức xem phim hoặc tạo dựng những website “đen”...
Đạo đức làm người, đạo đức trong học tập, cuộc sống hàng ngày không thể tách rời với những công nghệ máy tính và tiếng Anh trong quá trình học làm công dân toàn cầu. Sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa nếu một học sinh thành thạo tiếng Anh và máy tính, nhưng lại trở thành hacker tội phạm trong ngân hàng.
Chưa khi nào, hướng dẫn và nêu gương nhân cách của con người đạo đức lại cần được đề cao hơn bao giờ hết.
Chính vì lẽ đó, trước khi chúng ta nghĩ đến bất kỳ chương trình công dân toàn cầu nào vào hệ thống giáo dục, rất cần Bộ GD-ĐT khảo sát kỹ lại. Khảo sát này nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi: Liệu với những chương trình học như hiện nay, chúng ta có cách nào làm nó quốc tế hóa, toàn cầu hóa với 3 tập trung cơ bản: giáo dục con người có đạo đức trong học tập, tiếng Anh, và kỹ năng sử dụng máy tính?
Nguyễn Thị Lan Hương(Nghiên cứu sinh, NewAsia Global Learning)
" alt=""/>Giáo dục Công dân toàn cầu: 3 điều không thể thiếuVẽ đề tài về những người phụ nữ nhưng vợ chồng họa sĩ có cách thể hiện khác biệt. Trong khi Thu An theo đuổi trường phái hiện thực thì Đức Huy lại theo đuổi bán trừu tượng.
Thu An lấy cảm hứng từ phong cách các danh họa Lê Phổ, Mai Trung Thứ... hòa trộn cùng những cảm nhận cá nhân về đường nét, biểu cảm. Họa sĩ nhận xét các thiếu nữ hiện nay vẫn mặc đồ truyền thống nhưng việc kết hợp, chải chuốt đã phá cách, Âu hoá hơn. Tuy nhiên, khi đưa vào tạo hình trong tranh chị đã khai thác theo hướng khác và vẫn luôn gìn giữ những gì thuộc về giá trị văn hoá truyền thống.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
“Trong hầu hết các tác phẩm của tôi, hình tượng người phụ nữ toát lên một vẻ đẹp rất riêng rất cá tính và cũng rất sinh động, đa sắc thái, diện mạo. Các tác phẩm của tôi tập trung vào biểu cảm thế giới nội tâm chứ không chỉ cố thể hiện vẻ đẹp dịu dàng tha thướt của các nàng trong trang phục áo dài, hay những dáng ngồi, đứng yểu điệu gợi cảm", Thu An chia sẻ.
Trong khi đó, loạt tranh Ánh sángcủa Nguyễn Đức Huy là một bước hoàn toàn mới trên hành trình sáng tác của anh. Nam họa sĩ từ bỏ hình tượng phụ nữ trước kia để tìm kiếm những cảm hứng và cách biểu đạt mới. Anh muốn thể nghiệm phong cách mới về bản ngã, thân phận con người,... giữa những mối liên hệ đa đoan trong cuộc sống. 2 chất liệu sơn mài và sơn dầu - acrylic như một phương tiện anh chọn để thể hiện trọn vẹn, đủ đầy niềm cảm hứng.
PGS-TS Phan Thanh Bình (Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế) nhận định: "Sự kết hợp tính lãng mạn trữ tình hiện đại của Thu An với nét bồng bềnh tư lự của Đức Huy tạo cho những sáng tác của cặp đôi này thêm chất lý tưởng và sự gắn kết thẩm mỹ đặc sắc. Đó là điều không phải cứ muốn là có được mà nó chỉ có thể hình thành và khởi phát từ sự đồng cảm, chia sẻ và gắn kết nghề rất chuyên nghiệp và lâu năm của họ".
Vợ chồng Thu An - Đức Huy vốn cùng quê hương Đồng Hới, Quảng Bình. Họ từng học chung trường ở Đại học Nghệ thuật Huế. Cả hai kết hôn, xây dựng tổ ấm và cùng chia sẻ niềm đam mê hội họa. Cả hai là thành viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế và từng tổ chức chung triển lãm Men đàn bà vào năm 2017.
Một số tranh trưng bày trong triển lãm
Tranh của họa sĩ Thu An
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Tranh của họa sĩ Nguyễn Đức Huy
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |