Muốn giáo viên mặn mà với ngành, theo nhiều độc giả, trước hết cần khắc phục những bất cập như nâng lương để giáo viên có thể sống được bằng nghề, cắt giảm các hoạt động không đúng với chuyên môn mà giáo viên bắt buộc phải tham gia...
Độc giả Huỳnh Anh cho biết, việc thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc rầm rộ do nhiều nguyên nhân, trong đó có chế độ tiền lương chưa tương xứng với công việc, nhất là giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ngày.
Bên cạnh đó, do đổi mới sách giáo khoa, chẳng hạn giáo viên được đào tạo môn Vật lý giờ đây phải đi tập huấn thời gian hè để dạy thêm môn Toán và Hóa, đã gây nhiều áp lực khi lên lớp vì không đúng chuyên môn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Chưa kể tới chuyện khi sử dụng SGK, Sở GD-ĐT thường định hướng sử dụng bộ sách dùng chung cho cả tỉnh, nhưng khi có học sinh tỉnh khác chuyển tới trường lại không đồng bộ với bộ sách đã học trước đây. Điều này cũng khiến cho giáo viên thêm phần vất vả.
Độc giả Mai Thanh An cho rằng thực tế hiện nay vẫn có những học sinh thích theo đuổi ngành sư phạm. Nhưng bên cạnh đó, sự thờ ơ của học sinh đối với nghề này ngày càng lớn do số lượng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm ngày một tăng, chưa kể tình trạng tiêu cực diễn ra ở nhiều địa phương. Chính vì thế, nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên.
Chia sẻ trên một diễn đàn của giáo viên, người dùng Vũ Văn Anh cho rằng tình trạng nhiều cử nhân sư phạm không xin được việc trong khi vẫn thiếu giáo viên là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên thực tế sự thiếu hụt giáo viên hiện nay thường tập trung chủ yếu ở một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… những nơi có điều kiện khó khăn. Trong khi đó, nhiều cử nhân sư phạm lại muốn làm việc ở các thành phố lớn nên không có nhiều cơ hội.
Ngoài ra, thu nhập của giáo viên không cao so với những công việc khác đòi hỏi cùng trình độ, công sức. Điều này khiến nhiều người lựa chọn ngành nghề khác để đem lại thu nhập cao hơn.
“Giáo viên giờ đây cũng yêu cầu nhiều kỹ năng khác nhau với rất nhiều đòi hỏi mà cử nhân sư phạm khó có thể đáp ứng. Chưa kể đến việc để được vào biên chế cũng không phải chuyện dễ dàng, trong khi lương hợp đồng bèo bọt, chế độ không đủ sống.
Bản thân tôi sau khi tốt nghiệp, nhiều lần vất vả nộp hồ sơ xin vào biên chế không được, đành phải xin vào một trường tư để cố theo nghề. Cho nên có thực lực, bằng cấp, chứng chỉ cũng chưa chắc đã đủ để sống với nghề".
Độc giả có ý kiến về vấn đề này có thể gửi vào phần bình luận của bài viết hoặc gửi về email [email protected]. Xin cảm ơn. " alt=""/>‘Sao thiếu giáo viên nhưng cử nhân sư phạm vẫn không xin được việc?’Các giáo viên đặt vấn đề, 7 năm qua, tại sao hơn 20 giáo viên không được nhận? Theo cô Huyền, số tiền phụ cấp chỉ hơn 500 nghìn/người/tháng nhưng đó là số tiền mà Nhà nước chi trả cho những đóng góp của giáo viên nhà trường, cho sự phát triển và gìn giữ nét văn hoá, nghệ thuật của tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, một nội dung các giáo viên đề cập nữa là việc bất ngờ bị dừng trợ cấp ưu đãi 50% đối với giáo viên nhà trường bắt đầu từ tháng 10/2023.
"Công tác ở trường từ những ngày đầu thành lập (năm 1998), đến nay, tôi khá bất ngờ khi nhận được thông báo dừng áp dụng hệ số phụ cấp ưu đãi 50% đối với giáo viên nhà trường. Hiện, mỗi tháng thu nhập của tôi bị giảm hơn 2 triệu đồng, số tiền này ảnh hưởng một phần đến cuộc sống hiện tại bởi đồng lương giáo viên không cao", cô Huyền chia sẻ.
Các trường trung cấp khác chỉ đào tạo 2 năm, thế nhưng do đặc thù của Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch, nhiều ngành nghề ở đây được đào tạo 3 năm, do đó có thể thấy được sự vất vả của đội ngũ giáo viên nhà trường. Từ ngày 1/9/2007, Nghị định 61 có hiệu lực, UBND tỉnh đã cho giáo viên của trường được hưởng phụ cấp 50%.
"Ngay cả khi Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch chuyển sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các giáo viên của trường vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi 50%", cô Huyền bày tỏ.
Việc dừng 2 khoản trợ cấp là trợ cấp trách nhiệm 0,3 và hệ số phụ cấp ưu đãi 50%, khiến 19 giáo viên trong nhà trường bị giảm thu nhập.
Cô Huyền và các giáo viên của trường mong muốn UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm, tiếp tục cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của trường được hưởng phụ cấp ưu đãi 50% và phụ cấp trách nhiệm 0,3.
Sở Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bắc Ninh nói gì?
Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Ảnh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin.
"Việc này đã được Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo, mọi việc cơ bản đã được giải quyết", ông Ảnh thông tin.
Theo ông Ảnh, việc cấp phụ cấp 0,3 khi dự toán là các giáo viên được hưởng, thế nhưng khi cấp về hiệu trưởng cũ đã chi chung vào các hoạt động của nhà trường, số còn lại đưa vào quỹ cho nhà trường.
"Phụ cấp 0,3 chỉ cho một số giáo viên thế nhưng hiệu trưởng cũ (ông Nguyễn Văn Cương) đã chi chung cho toàn trường là sai quy định. Sau khi biết được sự việc, Sở đã quyết định thu hồi lại số tiền đó nộp lại ngân sách Nhà nước", ông Ảnh thông tin.
Còn về việc dừng tiền phụ cấp ưu đãi 50% đối với giáo viên Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch, ông Ảnh cho biết, trước đây, Nghị định 61 có quy định trường đào tạo về năng khiếu, được hưởng phụ cấp 50%.
"Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh được thành lập ngày 1/7/1998, để phù hợp với xu thế phát triển chung, ngày 27/9/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật Bắc Ninh thành Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, giáo viên được hưởng phụ cấp 50% tiền lương.
Mới đây chúng tôi kiểm tra lại và xin ý kiến của các bộ ngành về việc này, thế nhưng không được trả lời cụ thể. Sau khi họp xong các ngành của tỉnh, chúng tôi đánh giá đây không phải là trường đặc thù, nên không thể chi 50% được", ông Ảnh thông tin.
" alt=""/>Giáo viên 'tố' bị nguyên hiệu trưởng chi sai tiền phụ cấp suốt 7 năm