Hình ảnh cuộc cứu hộ hai nhà leo núi Việt Nam gặp nạn trên đỉnh núi tuyết Matterhorn (Ảnh: Zermatt).
Theo ghi nhận, thời tiết ở thời điểm đó rất xấu. Đội cứu hộ không thể tiếp cận hiện trường bằng đường hàng không hay đường bộ. Mãi tới 13h00, ba chuyên gia cứu hộ của Zermatt đã quyết định leo lên đỉnh núi Matterhorn bằng đường bộ để tới điểm xảy ra tai nạn.
Họ sử dụng hệ thống cáp treo để tới Schwarzsee. Từ đó, ba người tiếp tục hành trình leo đỉnh núi đầy gian nan. Đội cứu hộ phải đối diện với tuyết, gió, băng, sương mù và cái lạnh ở độ cao lên tới 3.500m.
Cuối cùng, các chuyên gia của Zermatt đã tìm thấy hai nhà leo núi người Việt Nam. Họ đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Hai người gặp nạn bị mắc kẹt ở khu vực có địa hình khó khăn. Họ không được trang bị cần thiết, mà chỉ đi giày nhẹ và mặc quần nỉ mỏng. Thân nhiệt của họ đã bị hạ xuống nghiêm trọng.
Do điều kiện thời tiết bất lợi nên những nhà leo núi không được đưa khỏi khu vực mắc kẹt bằng máy bay. Đội cứu hộ đã phải đu dây xuống nơi họ bị mắc kẹt và đưa họ trở lại bằng cách đu dây lên.
Do không thể dùng trực thăng tiếp cận hiện trường, các chuyên gia đã phải leo lên đỉnh núi tuyết Matterhorn bằng đường bộ (Ảnh: Zermatt).
Tiếp theo, tất cả phải đối diện với hành trình xuống núi vô cùng khó khăn. Họ đã đi tới nơi trú ẩn ở Hornlihutte. Air Zermatt đã chuẩn bị một chiếc trực thăng, sẵn sàng tiếp cận nơi trú ẩn nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.
Mãi tới 2h sáng ngày 24/9, hai chuyến bay của đội trực thăng đến Matterhorn đưa những nhà leo núi và lực lượng cứu hộ rời khỏi nơi an toàn.
Cuộc giải cứu nghẹt thở kéo dài 14 giờ đã khép lại. Sau khi được các bác sĩ của Air Zermatt kiểm tra y tế, hai nhà leo núi người Việt Nam đã trở về nhà với sức khỏe ổn định.
" alt=""/>Cuộc giải cứu nghẹt thở 2 nhà leo núi Việt Nam gặp nạn trên đỉnh núi tuyếtBinh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: RIA Novosti).
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật mới vào ngày 23/11 về việc xóa nợ cho những tân binh tình nguyện sang chiến đấu ở Ukraine, một trang web của chính phủ Nga cho biết.
Truyền thông Nga đưa tin rằng, luật này quy định xóa nợ lên tới 10 triệu rúp (95.000 USD) cho những người ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng để chiến đấu tại Ukraine trong ít nhất một năm, bắt đầu từ ngày 1/12.
Luật này áp dụng cho tất cả những tân binh tiềm năng đã bị mở quy trình thu hồi nợ.
Động thái này sẽ giúp Nga đảm bảo tuyển quân hiệu quả hơn trong cuộc chiến tiêu hao với Ukraine gần 3 năm qua.
Hồi tháng 7, ông Putin đã ký sắc lệnh nhằm tăng gấp đôi khoản thanh toán trả trước cho những người tình nguyện chiến đấu ở Ukraine.
Tất cả người Nga ký hợp đồng với quân đội để sang Ukraine tham chiến sẽ nhận được khoản thanh toán trả trước là 400.000 rúp (4.651 USD). Sắc lệnh này cũng khuyến nghị rằng các chính quyền khu vực nên chi khoản thanh toán này từ ngân sách địa phương với mức tương đương.
Trước đó, con số trên ở mức 204.000 rúp. Sau khi sắc lệnh đi vào hiệu lực, những binh nhì tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ có mức lương tối thiểu trong năm đầu tiên là 3,25 triệu rúp (31.500 USD).
Ngoài tăng lương, người Nga tự nguyện nhập ngũ sang chiến đấu ở Ukraine còn nhận được nhiều đặc quyền khác như miễn giảm lãi suất hàng tháng đối với các khoản vay tiêu dùng và bảo lãnh của nhà nước đối với các khoản vay đó trong trường hợp tử vong.
Một phần nhờ vào các chính sách này, Nga có thể tăng cường lực lượng sang Ukraine tham chiến mà tránh phải tiến hành một đợt động viên khác như hồi tháng 9/2022.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 23/11 cho biết Nga không cân nhắc đợt huy động quân nào nữa vì nước này vẫn đang dựa vào nguồn lực tình nguyện viên mạnh mẽ sẵn sàng tham gia quân đội.
Nga đã công bố một đợt động viên cục bộ vào mùa thu năm 2022, triệu tập khoảng 300.000 quân dự bị để sang Ukraine thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.
Bất chấp những tin đồn lan truyền trong những tháng gần đây về một chiến dịch động viên mới, không có thông báo nào được đưa ra trong khi các quan chức Nga liên tục khẳng định rằng Moscow không cần thiết phải có các biện pháp như vậy.
Ông Peskov cho biết, công dân Nga "rất tích cực ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng".
Ông cho hay, những người tình nguyện gia nhập lực lượng đông đảo với hàng trăm người ký hợp đồng mỗi ngày với Bộ Quốc phòng.
Vào tháng 7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết chỉ riêng trong năm 2024 đã có hơn 190.000 công dân ký hợp đồng quân sự, đồng thời cho biết trung bình có 1.000 người nhập ngũ mỗi ngày.
Hiện tại, mức lương tối thiểu hàng năm của các quân nhân hợp đồng Nga chiến đấu ở Ukraine ở mức gấp 3 lần so với mức lương trung bình trên cả nước.
Trong khi đó, Ukraine đang đối mặt với thách thức liên quan tới nỗ lực tuyển quân do tâm lý mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài gần 3 năm qua. Nhiều tháng trở lại đây, truyền thông phương Tây đưa tin về tình trạng thiếu nhân lực ngày càng gia tăng đối với lực lượng vũ trang Ukraine.
Hồi tháng 4, ông Zelensky đã ký một đạo luật hạ tuổi huy động nam giới vào quân đội từ 27 xuống 25, động thái sẽ giúp Kiev có nhiều lựa chọn hơn trong hoạt động gọi nhập ngũ.
" alt=""/>Tổng thống Putin ký luật xóa nợ cho tân binh sang Ukraine tham chiếnTheo tìm hiểu, khách hàng muốn ký kết hợp đồng đầu tư (ký kết hợp đồng cho vay) vào Công ty GFDI phải đáp ứng số tiền thấp nhất 120 triệu đồng, 50%/năm (trả 1 lần cả lãi và gốc sau khi hết hạn). Ngoài ra, công ty cũng có lãi suất 3, 6 và 9 tháng tùy nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra, công ty còn có nhiều chương trình ưu đãi thu hút khách hàng. Chẳng hạn, trong tháng 11, khách hàng ký mới hợp đồng giá trị dưới 500 triệu đồng sẽ được tặng tiền mặt 0,5% giá trị hợp đồng; hay hợp đồng từ 1 tỷ đồng trở lên được tặng tiền mặt giá trị 1,5% hợp đồng.
Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (trụ sở tại 92 đường 23/9, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) do ông Nguyễn Quang Hoàng (SN 1988) làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Ngoài ra, ông Hoàng còn là người đại diện pháp luật Công ty cổ phần sản xuất thương mại Seneco và các chi nhánh của Công ty GFDI.
Công ty GFDI được thành lập vào tháng 5/2018 với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Đến tháng 3/2019, công ty này tăng vốn lên 20 tỷ đồng. 2 năm sau, doanh nghiệp tiếp tục tăng vốn lên 40 tỷ đồng. Đến tháng 12/2022, vốn điều lệ GFDI đạt 80 tỷ đồng.
Theo giới thiệu của đơn vị này, sau hơn 6 năm hoạt động, công ty này đã có hàng nghìn khách hàng khắp cả nước. Từ lĩnh vực quản lý vốn ban đầu, đến nay công ty đã dần mở rộng hoạt động sang 6 lĩnh vực khác bao gồm: Quản lý vốn; kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống; sản xuất hàng tiêu dùng và thương mại; đầu tư hoạt động nghệ thuật; thể thao và thể thao điện tử.
Ông Nguyễn Quang Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty GFDI (Ảnh: GFDI).
Doanh nghiệp này cho biết đang có 10 chi nhánh tọa lạc tại các tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn - Bình Định, Nha Trang - Khánh Hòa, Đắk Lắk - Buôn Mê Thuột, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM và Cần Thơ.
Các dự án được GFDI đầu tư như: Dự án Seneco - sản xuất chén dĩa bằng lá sen; dự án K-Products - sản xuất thực phẩm; sản xuất hạt nêm Enzy; tòa nhà văn phòng cho thuê GFDI tại trung tâm Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng)...
Trước đó, tối 5/11, mạng xã hội lan truyền tâm thư được cho là của ông Nguyễn Quang Hoàng - Tổng giám đốc Công ty GFDI.
Văn bản này thể hiện việc các mảng đầu tư của GFDI đã không còn mang lại lợi nhuận như kỳ vọng nên công ty đang rà soát, tái thẩm định và sẽ tạm dừng những dự án đầu tư không còn khả năng sinh lợi tốt để đảm bảo quản lý tốt nhất nguồn vốn của khách hàng.
Cùng ngày, công ty này cũng có thông báo về việc "hệ thống đang được bảo trì nên công ty sẽ tạm ngưng giao dịch đến khi có thông báo mới".
" alt=""/>Công ty GFDI huy động vốn, khách khoe được trả lãi suất 50%/năm là bên nào?