Loại luôn những người không tự trọng
Đàn ông không tự trọng lấy đâu mà biết yêu và trân trọng người khác. Hãy tìm một người biết tự trọng, anh ấy sẽ đảm bảo cho bạn mối quan hệ lành mạnh trong đó bạn được đối xử tôn trọng, nâng niu.
"Lựa chọn" kỹ càng một chút
Nhìn vào cuộc sống mà anh ấy đã tạo ra, anh ấy có mối quan hệ lành mạnh, bền vững với gia đình, bạn bè hay không? Anh ấy sống có trách nhiệm và vững vàng tài chính chứ? Muốn mời một người đàn ông bước vào cuộc sống của bạn, trước hết cần biết chắc rằng cuộc sống của anh ấy hoàn toàn không có vấn đề gì.
Không chấp nhận đàn ông cư xử tệ
Nếu bạn từng trải qua những mối quan hệ trong đó người ta gây tổn hại, làm đau bạn, đừng bao giờ quên. Người cũ hung hăng, tiêu cực, hay chỉ trích, lạnh lùng, từ chối giao tiếp? Nếu chàng trai bây giờ cũng có chung những hành vi đó, yêu cầu anh ta chấm dứt ngay. Nếu anh ta không thể, vậy thì đến lúc bạn phải đi rồi, bạn xứng đáng được cư xử đẹp hơn.
Với đàn ông, hãy nhìn điều anh ta làm, đừng nghe lời anh ta nói
Hơn cả lời nói, hành động của một người đàn ông mới thể hiện tình cảm anh ta dành cho bạn. Người ấy có dành thời gian cho bạn hay không? Có liên lạc khi anh ấy không thể bên cạnh bạn? Một người bạn trai biết nghĩ cho nửa kia, chăm sóc cô ấy, hào phóng, kiên định, một ngày nào đó sẽ trở thành người chồng lý tưởng cho bất kỳ cô gái nào. Đó mới là người bạn nên chọn lựa.
Không vội vã trao thân
Tình dục là trải nghiệm tuyệt vời, nhưng bạn phải nhớ câu "đúng người, đúng thời điểm". Nên chờ đợi cho tới khi bạn tìm được "đúng người", khi mối quan hệ này cho cả hai bạn thời gian tạo ra những cảm xúc gần gũi tuyệt vời. Hãy nhớ, một người đàn ông thật sự thích bạn, yêu bạn, sẽ chờ đợi đến khi bạn sẵn sàng mà không thúc giục, ép bạn lên giường cùng anh ta. Một người đàn ông bạn phải mang tình dục ra để giữ chân, thì ngay từ khi đến, anh ta đã nhấp nhổm muốn đi rồi.
Theo Dân trí
Để được giữ lại tên từ thời con gái, nhiều người chọn không kết hôn hoặc ly hôn trên giấy tờ với chồng.
" alt=""/>Phụ nữ thế này đàn ông không dám đùa giỡn tình cảmVào năm 2018, bang Indiana của Mỹ thông qua đạo luật cho phép những người sinh trước năm 1994 truy cập vào hồ sơ nhận nuôi. Tò mò, Karen đã liên hệ Bộ Y tế và nhận được kết quả vào tháng 4/2019.
Karen vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra mình còn có một người anh sinh đôi. “Những năm tháng qua, tôi luôn cảm thấy trống trải như thiếu mất một nửa. Anh ấy chính là một nửa mà tôi đã không hề biết tới trong suốt 50 năm,” Karen nói.
Ngay lập tức, Karen bắt đầu hành trình tìm kiếm người anh sinh đôi của mình. Cô đã liên hệ với Tổ chức ủy quyền nhận con nuôi của bang Indiana, làm các xét nghiệm ADN và thậm chí còn thuê một điều tra viên riêng. Tuy nhiên, sau một năm ròng rã tìm kiếm, Karen vẫn không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào về người anh song sinh của mình.
Vào tháng 11/2020, Karen đến một văn phòng địa phương để được giúp đỡ về hóa đơn điện nước. Nhân viên tại đó tình cờ lại là người biết tới hành trình tìm kiếm anh trai song sinh của cô nên đã đề nghị tìm giúp trong danh sách cử tri của bang Indiana.
Nhờ đó, Karen đã biết được tên và địa chỉ của 3 người đàn ông có cùng ngày tháng năm sinh và sinh cùng bệnh viện với Karen.
Karen đã xác định được hai người không phải anh trai cô, nhưng người thứ 3, Michael Jackman lại là một người quen mà Karen biết từ thời cấp 2. Cả hai người từng ở trong một ban nhạc, Michael chơi trống, còn Karen chơi kèn clarinet. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa họ chỉ dừng ở mức quen biết.
Karen đã nhắn tin hỏi Michael và nhận được câu trả lời rằng anh đúng là con nuôi, được sinh ra tại bệnh viện Saint John’s Hickey Memorial. Họ của cha mẹ ruột của anh là Cunningham, giống với họ của cha mẹ ruột Karen.
Đó là tất cả những gì Karen đã tìm kiếm bấy lâu nay. “Ôi trời, tôi nghĩ anh là anh trai sinh đôi của tôi”, Karen gọi điện cho Michael trong tâm trạng xúc động.
![]() |
Karen và Michael đoàn tụ. Ảnh: The Epoch Times |
Sau đó, hai anh em phát hiện ra họ không chỉ sống cách nhau 7 dãy nhà, Michael còn từng sống trong cùng một tòa chung cư với Karen nhiều năm trước; chỉ là anh đã chuyển đi ngay trước khi Karen chuyển đến. Họ đã học cùng trường cấp 2 và cấp 3 và không hề biết rằng họ là một cặp sinh đôi.
Trước sự trùng hợp ngẫu nhiên này, Michael đã rất kinh ngạc. “Tôi vẫn luôn cảm thấy thiếu một điều gì đó trong cuộc đời mình và giờ em gái sinh đôi của tôi đã tới lấp đầy khoảng trống đó”, Michael chia sẻ.
Kết quả xét nghiệm ADN đã xác nhận quan hệ huyết thống của hai người. Hiện tại, cặp song sinh đang dành thời gian bên nhau để hiểu nhau hơn. Gần đây, họ vừa phát hiện ra mình còn có 3 anh chị em cùng cha khác mẹ.
Xem thêm video: Bí ẩn làng sinh đôi ở Ấn Độ
Diệu Linh(Theo The Epoch Times)
Bất chấp những lời đàm tiếu, bà Trương sống tại TP Yên Đài, Trung Quốc khẳng định bản thân không hối hận khi sinh con ở tuổi 58.
" alt=""/>Cặp anh em sinh đôi người Mỹ sống cạnh nhau 50 năm mà không biếtNgày nào ông cũng xuống xưởng vài bận. Dù bận rộn, ông vẫn dành thời gian tuần tra, hỏi han công nhân, nhân viên đang trực tiếp thao tác. Nhà xưởng rộng tới gần 20 ngàn mét vuông với hơn 1.000 công nhân, nhưng ông đi hết, không bao giờ quên ghé vào các góc khuất, ít người để ý như phòng điện, khu bảo trì, nhà xe, bãi rác, các buồng vệ sinh.
Ông là giám đốc quản lý nhà máy cũ nhất trong các nhà máy của chúng tôi, được xây dựng từ năm 1995. Sau ngần ấy năm sử dụng, nhiều hạng mục xuống cấp, cũ kỹ. Dù vậy, ông luôn gửi đi thông điệp rất rõ ràng: cũ nhưng phải luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là phải thuận tiện và đảm bảo an toàn cho nhân viên sử dụng.
Sếp cao hơn ông, vị phó chủ tịch tập đoàn mẹ ở nước ngoài sang thăm công ty mỗi năm đôi lần. Lần nào cũng vậy, đặt vali ở phòng làm việc, chào hỏi mọi người qua loa, ông lập tức đi thẳng xuống khu nhà vệ sinh, nhà bếp. Rồi ông đến khu vực phòng nghỉ của nhân viên, ra nhà xe, bãi rác, bước qua những con đường nội bộ trong khuôn viên, quan sát rồi mới vào làm việc. Nội dung đầu tiên của buổi họp, ông đề cập đến tình trạng những nơi vừa khảo sát.
Ban đầu tôi ngỡ người Nhật kỹ tính nên khi nào cũng tỉ mỉ. Nhưng điều đó xuất phát từ một quan điểm khác mà chính giám đốc nhà máy giải thích cho tôi, rằng sở dĩ những nơi đó cần lưu tâm nhất vì là nơi làm việc, sinh hoạt, ngủ trưa, nghỉ ngơi của những người ở cấp bậc thấp nhất. Đồng thời, khu vực sinh hoạt chung thường dễ bị mất vệ sinh, bừa bộn và khó xác định người thiếu tuân thủ. Nếu khu vực chung luôn sạch sẽ, gọn gàng chứng tỏ công ty chăm chút cho người lao động, và ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân đối với tập thể cũng tốt. Người sử dụng, nếu nhìn thấy một nhà vệ sinh sạch sẽ cũng ý thức hơn khi dùng; xa hơn còn là thái độ của mỗi người với cộng đồng, xã hội. Làm được như vậy, chúng ta sẽ là tập thể mạnh và đáng tin cậy.
Sạch sẽ, gọn gàng và thuận tiện, phù hợp nhất cho người sử dụng trở thành một nguyên tắc và văn hóa của công ty tôi. Dù hoạt động trong lĩnh vực cơ khí với máy móc, dầu mỡ và số lượng công nhân viên trên ba ngàn người, nhưng các tiện ích, thiết bị luôn trong trạng thái gọn gàng, tiện nghi một cách thực sự để phục vụ nhân viên và đề cao vai trò của người sử dụng chứ không phải sạch một cách hình thức. Kể cả cái buồng kho nhỏ duy nhất một người dùng cũng phải được sắp xếp tinh tươm như ở khu vực đông đúc. Một chút luộm thuộm rất dễ bị phát hiện và được xem là bất thường.
Tôi từng làm ở một số công ty trước đó và nhận thấy họ chú trọng nhiều vào hình thức. Có công ty xây cái cổng rất to, giá vài tỷ đồng. Nhưng đi ra phía sau, đường ống nước thải bị nứt. Nước thải xì lên mặt đất, đóng thành vũng gần cửa sổ nhà ăn, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Trưởng phòng đề xuất lên sếp xin sửa nhiều lần, nhưng không được giải quyết vì "chưa phải vấn đề cần ưu tiên". Hay có những công ty mua sắm, trang bị các thiết bị phòng họp, phòng tiếp khách rất xa xỉ, lộng lẫy, nhưng buồng vệ sinh của nhân viên bị tắc nước không được sửa. Nhà ăn của nhân viên nóng như lò lửa. Ở những đơn vị này, sinh hoạt tối thiểu và cơ bản nhất của nhân viên, từ ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi trở thành cực hình. Ở nhiều cơ quan, nơi làm việc là những công trình đồ sộ hàng nghìn tỷ đồng, nhưng hệ thống phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, thoát nạn chưa được hoàn thiện hoặc làm cho có, thấp hơn quy chuẩn rất nhiều.
Tôi đoán nguyên nhân đầu tiên, các vị sếp nơi đó có thể quan tâm cái áo bên ngoài mà quên mất phần ruột và những người sử dụng. Có thể việc coi trọng đời sống, tâm tư nguyện vọng của người lao động ở rất nhiều nơi chưa phải vấn đề lớn. Nhiều công ty, ông chủ còn mang nặng hình thức, hô khẩu hiệu chứ chưa thực sự đặt mối quan tâm và nỗ lực để cung cấp môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Có những giám đốc, lãnh đạo một năm chỉ xuống nhà xưởng, hiện trường làm việc của công nhân vài lần - nơi công nhân của họ ở đó ít nhất 40 giờ mỗi tuần.
Tôi từng nghe nhiều công ty quảng cáo rằng họ được chọn là "nơi làm việc tốt nhất", nhưng nhân viên công ty cho biết họ không đủ chỗ để xe và nghỉ trưa, phụ nữ mới sinh phải vào nhà vệ sinh vắt sữa. Không phải "nơi làm việc tốt" nào cũng có chỗ nghỉ ngơi cho nhân viên.
Nhiều khảo sát cho thấy môi trường làm việc và phúc lợi nhân viên được người lao động quan tâm nhất, hơn cả thu nhập. Một khảo sát trên hơn 3.000 người lao động tại các thành phố lớn của Việt Nam năm 2019 cho biết, tỷ lệ cao nhất các ứng viên cho biết họ chọn nơi làm việc đầu tiên là nhìn vào văn hóa của người quản lý và của công ty, thứ hai là ở môi trường làm việc công bằng, tôn trọng và có cơ hội phát triển nghề nghiệp; kế đó mới tới mức lương hấp dẫn và tiền thưởng.
Điều kiện làm việc và phúc lợi cho nhân viên được điều chỉnh bởi các quy định của luật Lao động và các quy chế khác. Một mặt, cơ quan chức năng có thể giám sát môi trường làm việc của các công ty và có chế tài thích đáng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ở mặt khác, nếu những người đứng đầu chỉ muốn tiện nghi một cách hình thức cũng không khó gì.
Khi thấy một khu vệ sinh chưa gọn sạch, chúng ta vẫn thường đổ lỗi cho người sử dụng, rằng ai đó thiếu ý thức. Có thể ý thức người dùng cần cải thiện, nhưng nếu người quản lý ở đó thực sự tôn trọng lợi ích và phẩm giá của những người từ thấp bé nhất, vị sếp ấy luôn có giải pháp để chăm sóc các công trình phụ như các công trình chính.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Ưu tiên của sếp