Giải pháp kết nối thông minh của Viettel trình diễn là những giải pháp được xây dựng dựa trên việc giải quyết các bài toán của chính Viettel hoặc của Việt Nam đặt ra đồng thời đã và đang được triển khai tại 11 thị trường mà Viettel kinh doanh.
Từ 25 - 28/2/2019, Viettel tham dự Hội nghị Di động Thế giới (Mobile World Congress - MWC) với chủ đề “Kết nối thông minh” tại Barcelona. Đây là lần thứ 5 liên tục Viettel là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của ngành công nghệ di động trên toàn cầu.
Tại MWC 2019, Viettel mang đến bốn giải pháp kết nối thông minh, bao gồm: Nhóm giải pháp về nhà mạng thông minh hướng đến việc cá thể hóa tới từng khách hàng trong hoạt động kinh doanh và trải nghiệm người dùng. Đồng thời hỗ trợ hệ thống sẽ lên tới hàng tỷ thuê bao khi triển khai kết nối vạn vật. Nhóm giải pháp về đô thị thông minh tập trung đáp ứng nhu cầu có khả năng giám sát, điều hành các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thành phố như: Giao thông, An ninh công cộng, Ứng cứu khẩn cấp... Nhóm giải pháp về an ninh mạng phục vụ nhu cầu phát hiện sớm các bất thường hoặc các đợt tấn công từ xa vào hệ thống CNTT của các tổ chức. Nhóm giải pháp về thiết bị đầu cuối thông minh cho ngành hàng hải hỗ trợ cả nhu cầu quản lý của cơ quan chức năng và nhu cầu bảo vệ ngư dân trên biển.
Tất cả các sản phẩm này đều là những giải pháp được xây dựng dựa trên việc giải quyết các bài toán của chính Viettel hoặc của Việt Nam đặt ra đồng thời đã và đang được triển khai tại 11 thị trường mà Viettel kinh doanh.
Bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm thể hiện tầm nhìn về chuyển dịch số, Viettel còn đặt ra mục tiêu tìm kiếm đối tác để cùng nghiên cứu, sản xuất và triển khai 5G ở Việt Nam.
![]() |
Viettel đưa 4 nhóm giải pháp kết nối thông minh tới MWC 2019 |
Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Khi đem 8 giải pháp công nghệ số tới hội nghị di động thế giới, chúng tôi muốn giới thiệu Viettel không chỉ là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Top 30 thế giới. Viettel đã trở thành một nhà cung cấp giải pháp công nghệ số”.
Ngay trước ngày khai mạc MWC 2019, Hiệp hội Di động - GSMA đã công bố Viettel là 1 trong 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới và là nhà mạng duy nhất của Việt Nam đã triển khai thành công công nghệ NB-IoT - công nghệ giúp triển khai kết nối vạn vật. Việc triển khai thành công NB-IoT là một trong những bước đi nhằm xây dựng xã hội số ở Việt Nam.
Hội nghị Di động thế giới là sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm của ngành di động, thu hút 200 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó 60% đến từ thị trường châu Âu, 18% đến từ châu Mỹ và 15% đến từ châu Á…). MWC có trung bình hơn 2.400 gian hàng triển lãm và thu hút hơn 3.500 cơ quan truyền thông quốc tế đến tham dự và đưa tin.
![]() |
Gian hàng Viettel tại MWC 2019 |
CEO Facebook Mark Zuckerberg
Báo cáo của Ủy ban Kỹ thuật số, văn hoá, truyền thông và thể thao Anh nêu đích danh CEO Facebook Mark Zuckerberg vì thất bại trong tư cách lãnh đạo và cá nhân. Báo cáo dài hơn 100 trang cho thấy các công ty như Facebook đã chứng tỏ sự không hiệu quả trong việc ngăn chặn nội dung độc hại và thông tin sai lệch trên nền tảng của họ. Ông Damian Collins, Chủ tịch Ủy ban, cho rằng cần có sự thay đổi triệt để về cán cân quyền lực giữa nền tảng và con người.
Ông khẳng định thời đại tự quản lý của các công ty phải chấm dứt. “Quyền công dân cần được thiết lập theo luật định thông qua yêu cầu các hãng công nghệ tuân thủ bộ quy tắc được đưa vào luật bởi Quốc hội và được giám sát bởi một cơ quan độc lập”.
" alt=""/>Facebook phải được giám sát bởi một cơ quan độc lậpSân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, các hãng chuyển phát DHL, Fedex... là những "điểm nóng" bị đối tượng buôn lậu lợi dụng. Ảnh Internet
Theo nguồn tin từ Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, năm 2018, lực lượng kiểm soát hải quan đã phát phát hiện, bắt giữ 632, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 92 tỷ đồng, chủ yếu tạicác địa bàn nóng như sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; bưu điện Hà Nội, TP.HCM và cả các hãng chuyển phát nhanh DHL, Fedex…
Hàng hóa buôn lậu chủ yếu là hàng cấm, hàng nhỏ gọn có giá trị cao, dễ cất giấu như vàng, điện thoại di động, vũ khí, ma túy, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm…
Đối tượng thường là hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần không rõ mục đích chuyến đi; cá nhân, tổ chức gửi hoặc nhận hàng bưu phẩm, bưu kiện, quà biếu với số lượng lớn...
Hàng hóa thường được các đối tượng ngụy trang trong một loại hàng hóa khác đặt trong hành lý mang theo khi nhập cảnh; thuê người vận chuyển thay; lợi dụng các chính sách tạo thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để buôn hàng cấm và hàng nhập khẩu có điều kiện.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng nhận định tuyến đường biển, cảng sông quốc tế cũng “nóng” về tình hình buôn lậu với trọng điểm vẫn là khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu; vùng biển Đông Bắc và Miền Trung.
" alt=""/>“Vạch mặt” hàng lậu lợi dụng hãng chuyển phát nhanh DHL, Fedex tuồn vào Việt Nam