Công nhân Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An đến xử lý súc rửa bể chứa nước chung của chung cư Golden City 3 (Ảnh: Nguyễn Phê).
Trong 2 ngày 25-26/9, có 59 người/36 hộ gia đình xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy chủ yếu điều trị, nghỉ ngơi tại nhà rồi tự khỏi; 3-4 người đi khám tại bệnh viện nay đã ổn định; hiện tại đa số người dân đã không còn triệu chứng, đi làm và đi học bình thường; một số ít còn triệu chứng nhẹ.
Theo cơ quan chức năng thành phố Vinh, trong 3 ngày 24-26/9, các hộ gia đình tại chung cư này không tổ chức liên hoan, ăn uống chung.
Trước đó, ngày 23/9, tại thành phố Vinh có mưa lớn, ngập lụt nhiều nơi; bể nước của khu chung cư nêu trên, nước lụt cũng mấp mé ngập.
Đến ngày 25/9, người dân thấy nước sinh hoạt có mùi hôi; một số gia đình mua nước về sử dụng nấu ăn thì không bị các triệu chứng trên; các hộ có người sử dụng nước sinh hoạt của chung cư, xuất hiện các triệu chứng nêu trên.
Mẫu nước được cơ quan chức năng lấy làm xét nghiệm (Ảnh: Phan Nguyễn).
"Qua kiểm tra các bể nguồn và bồn chứa nước trên sân thượng màu trong, không có mùi và chưa xác định được nguyên nhân. Hiện đã lấy mẫu nước sinh hoạt của người dân tại chung cư gửi Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An xét nghiệm để tìm nguyên nhân", lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Vinh cho biết.
Ông Trần Đức Kỳ, Trưởng Ban Quản trị chung cư Golden City 3 cho biết, sau khi điều tra lại, số lượng người nghi bị ngộ độc đến ngày 27/9 khoảng 79 người.
Trước đó, do người dân trong khu chung cư hoảng loạn nên báo cáo con số chưa chính xác.
" alt=""/>Trung tâm y tế báo cáo vụ hàng loạt người ở chung cư nghi bị ngộ độcBệnh nhân được tặng bức tranh và nhận 200 triệu đồng ủng hộ (Ảnh: BV).
Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Bệnh viện (người thực hiện ca ghép tim) cho biết, những xúc động, biết ơn, hạnh phúc của ông cùng tất cả những người tham gia ekip ghép tim vẫn còn nguyên.
"Nhưng cũng như ngày này cách đây 1 tháng, chúng tôi vẫn rất cẩn trọng, theo dõi rất sát, cho dù người bệnh đã có thể về nhà. Người bệnh vẫn cần dùng thuốc ức chế miễn dịch, có những chương trình tập luyện vật lý trị liệu dành riêng phục hồi vận động, kèm tư vấn tâm lý để có thể quay trở lại cuộc sống.
Thông thường sau khi mổ ghép tim, người bệnh thường cảm giác mình rất khỏe nên hay chủ quan. Nếu không tư vấn kỹ về tâm lý và phương pháp điều trị thì có thể cố sức, rất nguy hiểm", Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Định cho biết.
Điều dưỡng Trần Thị Anh Hồng, khoa Nội tim mạch chia sẻ, bản thân chị rất lo lắng, hồi hộp khi lần đầu tiên được giao nhiệm vụ trong ekip chăm sóc người bệnh ghép tim, vì sợ không hoàn thành tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Các nhân viên y tế vui mừng khi bệnh nhân ghép tim đã hồi phục (Ảnh: BV).
"May mắn là sức khỏe của anh hồi phục nhanh. Gần một tháng chăm sóc, tôi thấy gần gũi với hai vợ chồng bệnh nhân như người nhà. Sau này, chắc thi thoảng anh sẽ xuống tái khám, nhưng chưa chắc đã gặp vì lại bận với người bệnh khác.
Chỉ mong bệnh nhân khi xuất viện rồi sẽ vui vẻ, bình an với cuộc sống mới mà họ đã phải rất nỗ lực mới có được lần nữa", nữ điều dưỡng bày tỏ.
Hạnh phúc nhất có lẽ là chị T. (vợ anh H.), người chứng kiến hành trình gian nan tìm sự sống cho chồng đã thu về kết quả đẹp.
Chị nhắn nhủ: "Vợ chồng tôi luôn biết ơn các bác sĩ, điều dưỡng. Giờ được trở về nhà, tôi sẽ chuẩn bị sắp xếp lại cuộc sống, quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình. Các con tôi sẽ lại được ngủ ngon bên cha mẹ…".
Ca ghép tim xuyên Việt dù đã được xuất viện nhưng vẫn cần theo dõi sát (Ảnh: BV).
Anh H. được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim từ năm 2021, với chức năng co bóp của cơ tim chỉ còn 18%. Do dịch Covid-19 và điều kiện chẩn đoán chưa đầy đủ tại tuyến cơ sở, anh không thể đi khám và tiếp cận các phương tiện chẩn đoán chính xác.
Từ tháng 7/2023, khi triệu chứng khó thở ngày càng nặng, anh đã tìm đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch không chỉ xác định rõ tình trạng bệnh mà còn phát hiện anh có nhóm máu hiếm Rh âm tính.
12h ngày 24/8, bệnh nhân và gia đình bất ngờ nhận được thông báo chuẩn bị nhập viện để ghép tim. Người hiến tặng tim là anh N.Đ.T. (32 tuổi), đã gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng, không qua khỏi được được cấp cứu tích cực ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).
Sau khi tạng hiến được vận chuyển khẩn cấp từ Bắc vào Nam, ca phẫu thuật ghép tim được thực hiện xuyên đêm tại bệnh viện ở TPHCM, kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Đến 3h ngày 25/8, trái tim "lạ" đã bắt đầu nhịp đập đầu tiên trong lồng ngực của bệnh nhân.
" alt=""/>Ca ghép tim xuyên Việt xuất viện