Nếu năm ngoái Jose Mourinho giúp Chelsea xưng vương và toàn mùa mới phải nhận có 3 thất bại ở NH Anh thì tại giải năm nay, mới qua 16 vòng, sắc xanh đã có đến 9 lần thảm bại. Điều cay đắng nhất với "người đặc biệt" là quân không chịu đá, khiến ông lực bất tòng tâm, chấp nhận cảnh bị mất việc.
![]() |
Mou sẽ lên thay Van Gaal trong tương lai không xa? |
Hai ngày sau khi nhận quyết định sa thải, thông qua công ty đại diện ở Los Angeles, Jose Mourinho đã có những phát biểu đầu tiên, trong đó có kế hoạch tương lai.
Thông điệp nổi bật nhất mà ông gửi đi là không cần kỳ nghỉ phép nào cả, vì rất khoẻ và muốn trở lại với công việc càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, "người đặc biệt" không quên cảm ơn các CĐV Chelsea đã luôn ủng hộ trong cả 2 nhiệm kỳ cũng như tự hào về những gì làm được cho đội bóng.
"Jose vô cùng tự hào về 8 danh hiệu đạt được cùng Chelsea và cảm ơn người hâm mộ đã luôn ủng hộ trong cả 2 nhiệm kỳ của ông. Trong sự nghiệp của mình, đôi khi Jose chọn lựa ra đi nhưng Chelsea là CLB duy nhất quyết định việc ra đi của ông ấy.
Ông sẽ không đi nghỉ nghỉ xả hơi. Ông ấy cảm thấy không cần, vì chẳng thấy mệt mỏi gì. Tinh thần của ông rất thoải mái và sẵn sàng cho những thử thách ở phía trước.
Vì tình yêu với bóng đá, bạn sẽ nhìn thấy ông đến các sân bóng làm việc cũng như ủng hộ bạn bè. Tuy nhiên, ông ấy sẽ không tham gia bất cứ trận đấu cao cấo nào bởi không muốn có bất cứ đồn đoán nào về tương lai của mình.
Mourinho sẽ vẫn sống ở London và hi vọng ông cùng gia đình sẽ có một cuộc sống riêng tư. Trong thời gian tới, Jose sẽ không nói về tình hình hiện tại của ông và yêu cầu các phương tiện truyền thông tôn trọng điều này".
Việc Mou tuyên bố sẵn sàng trở lại ngay tức thì khiến Van Gaal trong nỗi lo bị sa thải, càng run hơn, bởi lẽ sau trận thua Norwich thì Mourinho nổi lên như ứng viên nặng ký có thể nhất "chiếm ghế" nhà cầm quân Hà Lan.
Trước đó, ESPN cho hay, ông đã có những bước đi đầu tiên để biến ý đồ dẫn dắt Quỷ đỏ thành hiện thực.
L.H
Cầu thủ Chelsea bị fan chửi rủa phản bội Mou" alt=""/>Mou tuyên bố 'đanh thép', Van Gaal runĐể đến tay khách hàng, đội ngũ R&D thậm chí phải bỏ đi cả ngàn sản phẩm nghiên cứu khi hãng tự chủ hoàn toàn chu trình sản xuất một chiếc smartphone.
Hàng nghìn bước “tôi luyện” một chiếc điện thoại
“Bản test phần cứng các sản phẩm thế hệ tiếp theo của Vsmart đã xong, chuẩn bị cho kiểm thử phần mềm rồi đưa vào sản xuất hàng loạt”, ông Nguyễn Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị di động VinSmart cầm bản test hồ hởi nói.
“Đó là cả khối lượng công việc khổng lồ. Thật khó có thể tưởng tượng được đội ngũ R&D VinSmart hơn 300 con người mới ngồi đây được hơn 8 tháng”, ông Khoa tiếp lời.
Với sản phẩm đầu tiên ra mắt vào tháng 12/2018, VinSmart đang có những bước đi thần tốc trong ngành khi đến nay đã có 8 mẫu smarphone trên thị trường. Xuất phát sau, tuy nhiên chỉ sau 6 tháng, điện thoại Vsmart đã chiếm tới 2% thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam - một thị trường tưởng chừng như bão hoà với sự xuất hiện của đầy đủ các ông lớn trong ngành.
VinSmart cũng chỉ mất 4 tháng để ra mắt một vòng đời sản phẩm mới - dù thông lệ các hãng phải mất ít nhất 6-9 tháng. Tuy nhiên, ông Khoa cho biết, để có thể tung ra một sản phẩm mới, đội ngũ R&D của VinSmart đã xử lý hàng loạt công đoạn khi hãng tự chủ hoàn toàn chu trình sản xuất một chiếc smartphone:
“Mỗi chiếc Vsmart đến tay khách hàng đều phải trải qua hàng nghìn bước kiểm thử khắt khe từ phần cứng đến phần mềm. Hàng nghìn chiếc được sản xuất thử, đập đi xây lại vì chỉ cần sai lệch dù là nhỏ nhất cũng khiến sản phẩm không còn hoàn hảo”, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị di động VinSmart giải thích về quy trình sản xuất smartphone theo chuẩn quốc tế.
Ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết bị di động - Công ty VinSmart cho biết, để theo kịp tốc độ mãnh liệt như vậy, VinSmart chỉ tuyển kỹ sư ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm có thể bắt tay vào việc ngay. Song song đó, nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, hãng điện thoại Việt một mặt bắt tay hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới để chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại nhất, một đội R&D tinh nhuệ được cử đi học hỏi. Đồng thời, đội kỹ sư thiết kế của VinSmart ngày đêm nghiên cứu để hoàn toàn tự chủ trong sản xuất.
Không chỉ đầu tư vào con người với đội ngũ hơn 300 chuyên gia R&D giàu kinh nghiệm (mục tiêu nâng lên 700 người vào cuối năm tới), VinSmart đã chọn cách làm lớn ngay từ đầu khi đầu tư hàng triệu USD xây dựng hệ thống 8 phòng Lab hiện đại nhất thế giới phục vụ việc nghiên cứu, phát triển smartphone của hãng.
Kỹ sư Việt phát triển VOS nhắn tin, gọi điện miễn phí như iPhone
Trong đó, phải kể đến phòng Lab camera đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ 77 trên thế giới được xây dựng và kiểm định chất lượng bởi DxOMark - hãng đánh giá chất lượng hình ảnh số 1 thế giới. Đội ngũ kỹ sư hơn 20 người của VinSmart có những chuyên gia nước ngoài sở hữu “đôi mắt vàng” tinh chỉnh bằng tay tác động của ánh sáng cho ra bức ảnh đẹp nhất, phù hợp nhất với điều kiện ánh sáng, thời tiết tại Việt Nam. Ngoài ra, phòng lab giúp kỹ sư tối ưu hoá tốc độ camera, đưa thêm thuật toán AI xử lý hình ảnh, các hiệu ứng độc quyền vào Vsmart.
“Ưu việt về camera là vũ khí quan trọng để Vsmart cạnh tranh trên thị trường. Với phòng Lab này, Vsmart sẽ là điện thoại được sản xuất dành riêng cho việc chụp ảnh tại Việt Nam”, ông Lê Tiến Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Ứng dụng - Giải pháp, Công ty VinSmart chia sẻ.
![]() |
![]() |
Các Lab về sóng, kiểm tra vật liệu, độ bền, độ tin cậy… giúp smartphone của VinSmart vận hành tốt nhất trong mọi hoàn cảnh. |
![]() |
Eric Kasinga từng phải để lại giày ở hàng Internet vì dùng quá giờ. Ảnh: BBC. |
Là sinh viên năm cuối, Malenga phải chi tiêu nhiều hơn cho việc nghiên cứu. Nơi anh sống, thủ đô Kinshasa của Congo, người dân dành 26% thu nhập cho mạng dữ liệu di động. Nhiều người bạn của Malenga cũng đứng trước lựa chọn giống anh.
Congo là một trong những nước mà dịch vụ di động đắt đỏ nhất, theo nghiên cứu năm 2019 của hiệp hội Internet giá hợp lý. Dịch vụ này định nghĩa "giá hợp lý" là khi người dùng có thể bỏ 2% thu nhập hàng tháng đổi lấy 1 GB dữ liệu di động.
Cách Malenga 2.000 km, Eric Kasinga, người đang chuẩn bị trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ cũng từng có một lần muối mặt. Anh phải ra hàng để có Internet nhằm gửi hồ sơ tiến sĩ sang một đại học có tiếng ở Hà Lan.
"Internet quá chậm nên tôi mất đến 3 giờ mới có thể gửi hồ sơ", Kasinga kể lại. Trong khi đó, anh chỉ có đủ tiền trả cho 1 giờ.
Khi mang câu chuyện kể với chủ quán, Kasinga bị chửi bới vì "Internet không dành cho người nghèo". Anh đã phải để lại đôi giày mới ở tiệm và đi bộ về nhà.
"Tôi cảm thấy rất nhục nhã", Kasinga kể lại.
![]() |
Vanessa Baya, chủ một công ty marketing cho biết khách hàng của cô hiếm khi dám tải file qua email vì sợ hết dung lượng mạng. Ảnh: BBC. |
Bộ Thông tin truyền thông Congo thống kê chỉ có khoảng 17% dân số nước này được sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Internet tại đây được coi như một thứ xa xỉ. Những nguyên nhân được chỉ ra là công thức tính giá không rõ ràng và tình trạng độc quyền trong khai thác.
"Chất lượng đường truyền ở đây quá tệ, tôi thường xuyên phải chuyển đổi giữa mạng của 2 công ty", Vanessa Baya, chủ một công ty marketing chia sẻ. Cô phải mua thêm dữ liệu mỗi lần chuyển đổi, và rất dễ bị vượt dung lượng cho phép.
"Khi gửi một bản báo giá cho khách hàng, họ cũng hiếm khi tải về vì sợ sẽ bị hết mất dung lượng Internet", Baya chia sẻ.
" alt=""/>Nơi Internet đắt như vàng tại châu Phi