Các công ty Trung Quốc học cách tận dụng lợi thế của hệ thống bản quyền nội địa, đưa ra yêu cầu bồi thường ngay cả khi họ không phải là người đầu tiên phát triển công nghệ được biết đến rộng rãi. Ông Erick Robinson, luật sư trưởng về bằng sáng chế khu vực châu Á Thái Bình Dương của công ty luật Rouse China nhận định: “Việc các hãng Trung Quốc tấn công và chiến thắng trước đối thủ phương Tây còn khá hiếm gặp nhưng bạn sẽ ngày càng chứng kiến nhiều hơn”.
Đây là thách thức mới nhất của Apple tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của hãng chỉ sau Mỹ. Sau vài năm tăng trưởng nhanh chóng, doanh số iPhone tại đây đã giảm trong quý I/2016, góp phần làm tổng doanh thu của công ty trong cùng kỳ giảm lần đầu tiên trong 13 năm. Tháng 4/2016, Trung Quốc đóng cửa hai dịch vụ iBooks và iTunes Movie với lý do không có đủ giấy phép cần thiết, theo nguồn tin thân cận với vấn đề.
Tháng trước, Apple tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD vào dịch vụ gọi xe Didi Chuxing, một động thái đầu tư bất thường. Các nhà phân tích cho rằng quyết định dường như muốn xoa dịu Bắc Kinh. Trong khi đó, CEO Apple Tim Cook lạc quan doanh số giảm không thay đổi triển vọng dài hạn của ông với Trung Quốc, đó chính là cuối cùng sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của công ty.
Ông Cook cũng thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm thể hiện thiện chí khi đến nước này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong 3 năm qua. Ông còn nằm trong ban cố vấn trưởng Quản trị và Kinh doanh của Đại học Tshinghua. Tại buổi tiệc tiếp đãi Chủ tịch Tập Cận Bình của Washington tháng 9/2015, ông Cook cũng ngồi tại bàn quan trọng.
Bây giờ, các thiết bị như iPhone cũng trở thành đối tượng bị xem xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Công nghệ Trung Quốc tháng 5/2016 phát đi thông báo hối thúc Apple mở rộng hợp tác tại đây sau chuyến thăm của ông Cook nhưng không nêu rõ hình thức hợp tác nào.
" alt=""/>Bắc Kinh cấm bán iPhone, Apple vấp phải muôn vàn thử tháchNói tới camera, dân công nghệ thường hay nghĩ đến những mẫu camera trên smartphone, hay những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, có những mẫu camera có kích thước siêu nhỏ, thậm chí nhỏ chưa bằng một hạt muối. Một sản phẩm như thế mới đây vừa được các nhà khoa học thuộc trường đại học Stuttgart (Đức) phát triển thành công.
Sản phẩm của các nhà khoa học này là một mẫu camera 3 ống kính với kích thước bề ngang chỉ 0,1 mm, đủ nhỏ để tiêm vào cơ thể bằng một chiếc ống tiêm. Đây được xem sẽ là một thiết bị hoàn hảo để áp dụng cho việc nội soi cơ thể. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để quan sát cơ thể bệnh nhân từ bên trong. Khi đã được "cấy" vào cơ thể, camera có thể ghi lại hình ảnh rõ ràng các vật thể trong vòng bán kính 3 mm. Camera được sản xuất bằng máy in 3D, và bạn có thể in nó dưới các hình dạng khác nhau (hình tròn hoặc tam giác) tuỳ vào mục đích sử dụng.
" alt=""/>Camera siêu nhỏ, tiêm được vào cơ thể để theo dõi sức khoẻMáy bay cất cánh từ sân bay JFK thuộc New York (Hoa Kỳ) vào thứ Hai và hạ cánh sân bay ở Seville (nam Tây Ban Nha) sáng sớm thứ Năm trong cùng một tuần.
![]() |
Máy bay Solar Impulse 2 đang trên bầu trời Sevilla, chuẩn bị hạ cánh sau hành trình vượt Đại Tây Dương. Ảnh từ Jean Revillard/Rezo. |
Đây là chặng bay thứ 15, chặng gần cuối trong cuộc hành trình đặc biệt vòng quanh Trái Đất của Solar Impulse 2 khởi hành ngày 9/3/2015 ở Abu Dhabi thuộc Trung Đông, rồi xuyên qua châu Á, Thái Bình Dương và nước Mỹ.
Chặng bay thứ 15 này dài 6.272 km và mất 70 giờ bay (gần 3 ngày), là chặng bay dài thứ thứ hai chỉ sau chặng bay thứ 8 từ Nagoya (Nhật) đến Hawaii (Mỹ) dài 8.924km và 118 giờ bay (gần 5 ngày).
Những người hâm mộ các phát kiến mới về khoa học công nghệ trên thế giới đang theo dõi từng chặng bay trong cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của chiếc máy bay Solar Impulse 2 không mang theo nhiên liệu. Máy bay chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời bằng quá trình biến tia nắng thành dòng điện (qua các tấm quang-điện- bán-dẫn) rồi tích lũy trong hộp pin-ion-Lithium, từ đó dòng điện làm quay 4 động cơ cánh quạt để kéo phi cơ bay; ngay cả vào ban đêm.
![]() |
Sơ đồ các chặng bay của máy bay Solar Impulse 2 với chặng bay 15 (New York – Seville). Ảnh từ nguồn Solarimpilse.com. |
Trong dự án ban đầu của chuyến bay Solar Impulse 2 vượt Đại Tây Dương, điểm hạ cánh không phải là Seville (Tây Ban Nha) mà dự định Paris (Pháp). Nhưng trong thực hiện, ý định này bị phá sản bởi dự báo tuần này nhiều mây mù ở Paris, vì vậy để bảo đảm an toàn phải chọn Seville. Mặt khác, việc cất cánh từ sân bay Seville dễ dàng hơn từ sân bay ở Paris, điều này liên quan đến mật độ dày đặc máy bay lên xuống ở Paris.
Chặng bay tiếp tục theo dự kiến sẽ là chặng bay băng qua biển Địa Trung Hải (Mediterranean) trên đường kết thúc cuộc hành trình bay vòng quanh Trái Đất. Để trở lại điểm xuất phát - Abu Dabhi - có thể không chỉ thêm một chặng (thứ 16) mà còn phải thêm một vài chặng bay nữa!
Trần Minh
" alt=""/>Máy bay Solar Impulse 2 vượt đại dương, an toàn hạ cánh châu Âu