Khi đó, cô mới chập chững bước vào đời, còn anh đã là doanh nhân thành đạt, giàu có. Anh sở hữu công ty kinh doanh thiết bị điện lạnh lớn, đồng thời là chủ của hai quán karaoke.
Câu chuyện kể trên là của cặp vợ chồng Chu Uyển Vân (28 tuổi) và Phạm Hoàng Thắng (58 tuổi) ở Hà Nội.
Mối tình lệch tuổi của họ từng nhận không ít búa rìu dư luận và sự phản đối của gia đình hai bên. Thế nhưng, bằng tình yêu mãnh liệt và sâu sắc, hai người đã cùng vun đắp một tổ ấm nhỏ, tràn ngập hạnh phúc.
![]() |
Vượt qua rào cản tuổi tác, Uyển Vân đến với người chồng hơn mình 30 tuổi |
Định mệnh se duyên
Trước mặt tôi là người phụ nữ phúc hậu, hàm răng đều tăm tắp, nụ cười rạng rỡ như tỏa nắng. Vân chia sẻ, cô và chồng tình cờ quen biết qua một người bạn.
Cô hay đến nhà bạn chơi, gặp anh Thắng cũng ở đó. Ấn tượng ban đầu của cô về chồng là người đàn ông có tuổi nhưng tính cách thanh niên, hòa đồng và yêu trẻ con.
Những cuộc trò chuyện ngắn ngủi, chẳng hiểu hai người cảm mến nhau từ lúc nào. Sau 4 tháng gặp gỡ, họ chính thức hẹn hò.
‘Tôi không ngờ tình cảm nảy sinh nhanh chóng và sâu sắc đến thế. Thứ tình cảm thấu tận tâm can, không thể chia cắt đó’, Uyển Vân nói.
Những tưởng tình cảm chân thành, xuất phát từ hai phía sẽ được gia đình ủng hộ. Nào ngờ, họ phải đối mặt với không ít sóng gió.
‘Ban đầu gia đình tôi biết con gái yêu người hơn 30 tuổi thì phản đối gay gắt. Tôi là con một, cả dòng họ đều làm công an. Từ bé tôi được cưng chiều hết mực nên bố mẹ sợ khoảng cách tuổi tác quá lớn, khó có tiếng nói chung. Như vậy hôn nhân sẽ khó hạnh phúc. Anh Thắng biết điều đó nhưng vẫn kiên trì thuyết phục.
Phía gia đình anh cũng vậy, bố mẹ anh lo lắng tôi tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm sống. Liệu rằng lấy nhau có hòa hợp hay không?’, người phụ nữ 28 tuổi nhớ lại.
![]() |
Ảnh cưới hạnh phúc của hai vợ chồng |
Uyển Vân tiết lộ, lý do khiến bố mẹ anh Thắng không tin vào chuyện tình của cô và chồng vì anh từng tuyên bố lựa chọn cuộc sống độc thân, không thích kết hôn. Mặc dù, năm đó anh đã 50 tuổi.
Tuy vậy, sau một tháng ra mắt, qua lại bên nhà anh Thắng, Uyển Vân đã khiến bố mẹ anh phải gật đầu ưng thuận.
Đến với người giàu có, lớn tuổi, Uyển Vân còn bị bủa vây bởi những thị phi, đặt điều.
‘Người ta thêu dệt tôi là đào mỏ, ham tiền tài, địa vị của anh. Tin đồn ác ý đến mức, tôi bị suy sụp. Biết tôi nghĩ ngợi nhiều, anh Thắng hẹn tôi ra ngoài nói chuyện: ‘Cuộc đời này em biết có anh, nắm tay anh thật chặt là đủ. Bao giông bão ngoài kia anh gánh vác hết’, Uyển Vân kể.
Sau lời nói đó của anh Thắng, Uyển Vân vững tin hơn vào sự lựa chọn của mình và họ nhanh chóng tổ chức đám cưới.
'Người ta nghĩ anh lớn tuổi như vậy, chắc hẳn đã từng kết hôn nhưng lỡ dở, tôi chỉ là vợ hai. Thực tế, tôi là người vợ đầu tiên của anh ấy’, giọng vui vẻ, Uyển Vân nói tiếp.
Vì không muốn miệng đời dị nghị, đàm tiếu, vợ chồng Uyển Vân quyết định tổ chức đám cưới thật đơn giản, ấm cúng chỉ có bạn bè thân thiết, họ hàng và gia đình.
Dẫu vậy, anh Thắng vẫn bí mật đặt may cho vợ chiếc váy cưới. Hiện Uyển Vân vẫn giữ gìn như món quà kỷ niệm.
Mẹ chồng chiều như bà hoàng
Sau đám cưới, Uyển Vân về sống chung cùng bố mẹ chồng. Thay vì phải chịu cảnh bất hòa, mâu thuẫn, Uyển Vân được bố mẹ chồng tạo điều kiện hết mức, thương yêu như con gái ruột. Lần nào sinh nở, mẹ chồng cũng là người chăm sóc, nấu nướng cho cô chu đáo.
![]() |
Sau sóng gió, Uyển Vân an yên với tổ ấm nhỏ |
Uyển Vân cho biết, ông bà nội đều là giáo viên nghỉ hưu, dù tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn, nhanh nhẹn. Đặc biệt, tư tưởng ông bà rất tiến bộ, luôn theo dõi thời sự, học hỏi những điều mới.
‘Còn nhớ lần đầu đi đẻ, tôi bị rạch tầng sinh môn, mỗi lần ngồi dậy là đau đớn. Mẹ chồng ngày ngày đun nước, tự tay lau rửa cho con dâu, không cho ai làm, rồi dìu tôi tập đi. Bà tỉ mỉ hướng dẫn con dâu cách đỡ bầu sữa, tư thế bế em bé để con tôi bú mẹ không bị sặc. Con dâu ăn uống, vệ sinh xong xuôi bà mới lo cho bản thân.
Tôi sinh con 4 ngày, bà ra thuê người về nhà gội đầu cho con dâu, không hề bắt kiêng khem cổ hủ. Mẹ nói tôi kiêng những gì theo khoa học, còn lạc hậu quá thì nên bỏ. Thời gian tôi sinh con, cảm giác như nghỉ dưỡng nên thích đẻ suốt.
Những đêm cháu quấy khóc, ông bà thay phiên nhau bế ẵm, dỗ dành, để con dâu nghỉ ngơi’, bà mẹ 3 con tươi cười chia sẻ.
Vẫn lời Uyển Vân, khi các cháu ngồi vững, cầm nắm được, mẹ chồng cô đã áp dụng các phương pháp của người Nhật, rèn các cháu thói quen tự ăn uống.
Chia sẻ về chồng, người phụ nữ này cho biết, 8 năm hôn nhân, cô và chồng hiếm khi cãi vã. Cô kể: ‘Vợ chồng tất nhiên không tránh khỏi tranh luận, hễ thấy căng thẳng là mình và ông xã lập tức im lặng.
Một lúc, anh chủ động ôm vợ và làm lành trước. Dù vợ đúng hay sai, anh đều nhường nhịn hết. Đợi vợ chồng vui vẻ, làm hòa anh mới phân tích thiệt, hơn.
Trong công việc anh nghiêm khắc, quyết đoán bao nhiêu, trong đời sống vợ chồng, anh dễ tính, xuề xòa bấy nhiêu. Anh thích vợ được thoải mái’.
![]() |
Uyển Vân bên hai con lớn, sắp tới vợ chồng cô sẽ chào đón đứa con thứ 4 |
Uyển Vân cho hay, từ quan điểm sống, sở thích, ăn uống đến vui chơi, cô và chồng đều giống nhau. Chính vì vậy, khoảng cách tuổi tác không hề làm trở ngại đến hôn nhân của cô.
Cô thừa nhận, có khoảng thời gian sau đám cưới, bản thân bị trầm cảm vì lời đồn ác ý. Chồng đã tiếp cho cô nghị lực vượt qua.
Đến giờ, lần lượt 3 đứa con ra đời, kinh tế ngày càng phát đạt, Uyển Vân trở thành trợ thủ đắc lực, giúp đỡ chồng kinh doanh thì mọi dị nghị năm xưa đã bị đập tan. ‘8 năm đồng hành cùng anh, tôi thấy cuộc sống thực sự ý nghĩa’, Uyển Vân bày tỏ.
Tổng trị giá bất động sản, trang sức và vàng mà cô nhận được tại lễ đính hôn là hơn 1,6 nghìn tỷ đồng.
" alt=""/>Chuyện tình ngọt ngào của ông chủ quán karaoke và vợ kém 30 tuổiĐợt vừa rồi về quê, đúng mùa cá cơm trổng, anh mang mấy ký vào ăn dần. Ngoài kho tiêu, nấu canh kế, mới đây, anh nấu món cháo cá cơm trổng.
Nguyên liệu anh chuẩn bị nấu là: nửa ký cá, gạo, hành, tiêu, gia vị, nước dừa xiêm…
Thực hiện: Cá cơm trổng tươi bỏ đầu và ruột, rửa sạch, ướp hành, tiêu, chút muối, bột ngọt hoặc hạt nêm.
Pha hai nắm gạo với một nắm nếp, nên nấu ít nước. Khi gạo nở bung và mềm thì cho chút nước dừa xiêm vào (nếu không có dừa xiêm có thể thay bằng nước sôi).
![]() |
Ảnh: Đức Hiển. |
Chờ nồi cháo chín thì cho cá vào, vừa sôi là nhắc xuống. Bỏ hành ngò, dầm chén mắm ớt để chấm cá.
Theo anh Hiển, món này nên ăn lúc còn nóng và có thể ăn lúc nào cũng được.
Lưu ý: Để món ăn ngon hơn nên nấu ít nước. Khi nồi cháo đã sôi bùng, gạo đã nở hết thì cho cá cơm vào đảo đều, nhớ đảo nhẹ tay để cá cơm không bị nát. Muốn cháo ngon, ngọt hơn thì nên cho nước dừa xiêm vào.
Mùa hè sắp đến, để giải khát cho người thân trong gia đình, các bạn có thể tham khảo cách làm nước mía lau, hạt chia và củ năng của hot mom Tô Hưng Giang.
" alt=""/>Cách nấu cháo cá cơm trổng thơm ngon khó cưỡngCác xu hướng thời trang vẫn đến rồi đi. Những thứ từng lỗi thời, đột nhiên trở lại thành trào lưu khi con người bắt đầu nhớ và tiếc nuối về một phần quá khứ tươi đẹp.
Nhưng xu hướng retro mới nhất trong giới trẻ Hàn Quốc bùng nổ không phải bởi cảm xúc hoài cổ, mà bởi sự tò mò, khao khát của những thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt.
Theo The Korea Herald, hơn cả một câu chuyện thời trang, xu hướng retro của người trẻ xứ sở kim chi còn phản ánh nhiều vấn đề xã hội.
![]() |
Bộ phim "Reply 1988" lấy bối cảnh chính ở Hàn Quốc vào những năm cuối thế kỷ 20, từng gây sốt tại nhiều nước châu Á. Ảnh: Reply 1988. |
Cơn sốt retro tại khu chợ đồ cũ giữa lòng Seoul
Cơn sốt retro có thể được cảm nhận rõ nhất tại chợ Dongmyo, một trong những chợ trời, bán đồ cũ lớn nhất ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Vào một chiều thứ 6, Dongmyo chật kín khi nhiều người đổ về đây mua sắm từ quần áo theo kiểu vintage cho đến các món đồ gia dụng, thiết bị điện đã qua sử dụng, vài thứ trong số đó đã cũ, vỡ.
Theo ông Park Choon-ha, chủ của một cửa hàng quần áo trong khu chợ, lượng khách hàng đổ đến đây tăng gấp 9 lần sau khi Dongmyo được giới thiệu trong một số chương trình truyền hình nổi tiếng.
“Vào ngày cuối tuần, khách có thể đông hơn gấp 6 lần những ngày thông thường”, ông Park nói.
![]() |
Dongmyo là khu chợ bán đồ cũ lớn nhất tại Seoul. Ảnh: The Korea Herald. |
Áo của cha hay những kiểu áo khoác oversize, mang hơi hướng những năm 80-90 của thế kỷ trước là các mặt hàng bán chạy nhất tại hiệu đồ ông Park.
Trong một góc cửa hàng treo đầy những chiếc áo như vậy, hai sinh viên năm nhất đại học Lee Soo-min và Cheon Ye-Jun đang cố gắng tìm kiếm món đồ ưng ý.
Cầm trong tay chiếc áo khoác màu bạc, Soo-min cho biết cô và bạn đang tìm trang phục để tham dự bữa tiệc có chủ đề retro tại trường vào tuần tới.
“Retro chắc chắn là xu hướng ở thời điểm hiện tại. Tôi đã thấy nhiều người tổ chức tiệc và chụp ảnh theo phong cách này”, nữ sinh cho hay.
Ở những cửa hàng bên đường tại Dongmyo, quần áo cũ được chất thành từng đống trên những tấm nhựa mỏng và có rất đông khách hàng lục lọi để tìm kiếm thứ có thể mua.
Choo Young-seon, một sinh viên ngành thời trang, cho biết ở Dongmyo, anh có thể mua một bộ quần áo hay ho chỉ với giá 3.000 won (khoảng 60.000 đồng).
Trong suốt 5 năm qua, Choo đều đến khu chợ trời này để mua sắm ít nhất 2 lần/tháng. “Hôm nay tôi đã mua khoảng 20 món đồ với giá 30.000 won (khoảng 600.000 đồng). Tất cả đều có một số lỗi vì chúng là đồ cũ, nhưng tôi có thể tự sửa lại”, Choo nói khi chỉ vào những túi đồ lỉnh kỉnh bên người.
Retro và khao khát của những người trẻ
Không chỉ tại Dongmyo, xu hướng retro đang len lỏi vào từng ngõ ngách, con phố cho đến mỗi hashtag trên mạng xã hội ở Hàn Quốc.
#retro hay #new-tro đang là một trong những hashtag hot nhất. Các quán cà phê và nhà hàng lấy cảm hứng từ retro là địa điểm lui tới ưa thích của giới trẻ, đặc biệt những người mê chụp ảnh, vào mỗi dịp cuối tuần.
Ở Ikseon-dong, con phố hippy lớn nhất Seoul, không khó để bắt gặp hình ảnh những người trẻ mặc trang phục đầu thế kỷ 20, chụp ảnh tự sướng trong các con hẻm hay quán cafe, nhà hàng được thiết kế theo phong cách truyền thống của Hàn Quốc.
![]() |
Giới trẻ Hàn Quốc chụp ảnh theo phong cách retro ở con phố cổ Ikseon-dong. Ảnh: Seoul Pass. |
Giáo sư Kim Nan-do của ĐH Quốc gia Seoul, một trong những tác giả cuốn sách Trend Korea, cho rằng không nên xem retro chỉ là một xu hướng hoài cổ hay tái hiện quá khứ bởi những thứ tưởng như đã cũ này hoàn toàn mới với giới trẻ, những người được sinh ra và lớn lên trong một thời đại khác.
Còn nhà bình luận văn hóa Jung Duk-hyun lý giải xu hướng retro xuất phát từ sự mệt mỏi của thế hệ trẻ khi phải sống trong một thế giới phát triển quá nhanh.
“Đây là một trong những hiện tượng thể hiện sự chống đối hiện tại, một thời đại kỹ thuật số thay đổi quá nhanh. Mọi thứ bị lãng quên chóng vánh và không quá nhiều giá trị đọng lại”, ông Jung nói.
Trong khi đó, dưới góc độ của nhà nghiên cứu tiêu dùng, Choi Ji-hye, ĐH Quốc gia Seoul, hy vọng niềm đam mê của giới trẻ với thời trang cũ sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
“Chúng ta không nên hiểu retro là một xu hướng đến rồi đi bởi nó không bắt nguồn từ cảm xúc hoài cổ mà từ sự khao khát. Xu hướng phản ánh cách nhìn của người trẻ với chính thời đại họ đang sống”, bà Choi khẳng định.
Le Hyoung Eun sinh năm 1993, là phiên dịch viên của đài KBS tại Việt Nam. Cô sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng và giọng nói dễ thương.
" alt=""/>Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng sống chậm, muốn trở về những năm 80