Mới đây, Skysoft tung ra ứng dụng Xelo. Vì sao các ông lại nhẩy vào lĩnh vực này?
Công ty Skysoft chúng tôi hoạt động trong mảng quản lý vận tải khoảng 10 năm nay, chuyên cung cấp giải pháp về định vị, quản lý phương tiện, trong đó có taxi. Cách đây khoảng 1 năm có nhiều hãng xe taxi có nhu cầu làm ứng dụng như Uber, Grab… để sử dụng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên các đơn vị này lại không có nguồn lực về công nghệ để phát triển một cách bài bản. Xuất phát từ thực tế đó, Skysoft đã quyết tâm bắt tay vào phát triển Xelo.
Giai đoạn đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi đặt câu hỏi nếu làm ứng dụng tương tự như Uber, Grab thì liệu có cạnh tranh được không? Sau một thời gian cân nhắc, chúng tôi nhận thấy thị trường này vẫn còn 50 – 50. Tức là một nửa là truyền thống, một nửa công nghệ. Do vậy, vẫn có thể phát triển để ứng dụng vào thị trường truyền thống. Chúng tôi bắt tay vào xây dựng Xelo - ứng dụng vừa hỗ trợ thị trường taxi công nghệ, vừa truyền thống.
Vậy đâu là thế mạnh của Xelo để cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường như Grab?
Xelo như một sàn giao dịch vận tải hành khách vận hành trên một nguyên tắc cạnh tranh minh bạch, lành mạnh. Có nghĩa là chúng tôi không đứng về một phía hãng xe nào cả mà luôn hỗ trợ cả taxi truyền thống và công nghệ.
Đối với taxi truyền thống, hệ thống gồm cả hệ thống trung tâm là hỗ trợ điều khách cho xe thông qua ứng dụng trung tâm. Do đó trong tương lai họ thậm chí có thể bỏ đàm. Ứng dụng cũng hỗ trợ tính tiền như đồng hồ taxi, do đó tương lai có thể bỏ cả đồng hồ taxi. Như vậy taxi truyền thống sẽ giảm thiểu được chi phí đầu tư. Chúng tôi cũng hỗ trợ kết nối hành khách và lái xe thông qua ứng dụng này.
![]() |
Như vậy đây là sự kết hợp 3 trong 1: vừa điều từ trung tâm, vừa hỗ trợ tính tiền như đồng hồ taxi, vừa hỗ trợ từ ứng dụng đến ứng dụng, từ đó tận dụng được mạng lưới khách hàng sử dụng chung rất lớn.
Đối với taxi công nghệ, các xe đó sẽ được tham gia vào hệ thống này tương tự như Uber, Grab. Nhưng chúng tôi có điểm khác là hệ thống này chúng tôi xây dựng trên nguyên tắc tự cân bằng. Cụ thể, ứng dụng Xelo cho phép lái xe tự thiết lập mức giá (chúng tôi không can thiệp) dựa vào chất lượng xe và mong muốn của lái xe. Trên nguyên tắc tự cân bằng, hệ thống sẽ đặt ra các tiêu chí ưu tiên về giá, chất lượng xe, sao của lái xe... để tự động lựa chọn cho hành khách một xe tối ưu nhất.
Như vậy Xelo được xem là một công cụ tự động sàng lọc, chọn xe có lợi nhất cho khách hàng. Từ đó, nếu lái xe muốn tăng tính cạnh tranh sẽ phải nâng cao chất lượng phục vụ và lựa chọn mức giá phù hợp. Ngược lại việc lái xe nâng cao chất lượng phục vụ và đưa ra mức giá phù hợp sẽ được ưu tiên đón khách, từ đó tăng cuốc khách nhận được và tăng doanh thu dịch vụ.
![]() |
Xelo còn có tính năng gì khác biệt?
Xelo hỗ trợ tất cả các dịch vụ trên cùng một sàn. Trong đó có đủ các dịch vụ từ xe máy cho tới xe 4 chỗ, 7 chỗ, về sau có thể phát triển thêm các dịch vụ như xe cao cấp, xe vận tải hàng hóa,….
Hệ thống cũng hỗ trợ tính cước 2 chiều, cho phép hành khách có thể đặt các cuốc xe đi đường dài ngoại tỉnh với mức giá hợp lý.
Về định hướng lâu dài Xelo cũng định hướng phát triển cho các loại hình như giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên mảng này có tính chất hơi khác biệt là liên quan đến hàng hóa, liên quan tới trọng tải xe phù hợp cho từng loại dịch vụ.
Vì vậy, chúng tôi dự kiến sau này sẽ tách ra phân hệ riêng cho logistics.
Khách hàng rất nhạy cảm về giá, liệu Xelo có mức cước cạnh tranh hơn so với các hãng như Grab hay không?
Trong giai đoạn đầu phát triển của Xelo, chúng tôi cam kết đồng hành cùng lái xe và khách hàng. Do đó chúng tôi cam kết miễn chiết khấu 100% trong năm 2018.
Riêng phần thuế phát sinh với doanh thu của lái xe (nếu có), lái xe sẽ chịu trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước. Việc miễn phí chiết khấu cũng là căn cứ để lái xe có thể giảm mức giá cước từ đó đem lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng.
![]() |
Sau năm 2018, chúng tôi sẽ đưa ra mức chiết khấu phù hợp cho lái xe. Dự kiến mức chiết khấu không vượt quá 15% doanh thu của lái xe.
" alt=""/>Ngày đầu tiên Uber chuyển sang Grab, CEO Xelo tuyên bố ứng dụng gọi xe nội có thể thay thế UberBộ GD&ĐT vừa ra quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục.
Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2020” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định 1665 phê duyệt vào cuối tháng 10/2017. Đề án này nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HSSV và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại các nhà trường; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.
Trong kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục mới ban hành, Bộ GD&ĐT nêu rõ các mục đích, yêu cầu của kế hoạch, đó là: xác định các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động triển khai thực hiện Quyết định 1665; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Cùng với đó, tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm trong cả nước (gọi chung là các cơ sở đào tạo); đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từng bước hình thành, xây dựng quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo.
Để đạt được các mục đích, yêu cầu đã đề ra, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp; tạo môi trường hỗ trợ HSSV khởi nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của HSSV; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ HSSV khởi nghiệp.
Trong đó, để tạo môi trường hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, thành lập các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong trường, tạo không gian dùng chung cho sinh viên. Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo.
" alt=""/>Chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên sẽ được các trường hỗ trợ vốn
Tuy vậy, sự chào đón mạnh mẽ dành cho Dropbox, công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ nội dung online, phản ánh thị trường đại chúng vẫn sẵn sàng đóng góp cơ hội rút lui cho các nhà đầu tư vào những công ty startup tư nhân của Thung lũng Silicon. "Chúng tôi nghĩ thành công của Dropbox trong lần IPO này cho thấy các công ty được chuẩn bị sẵn sàng cho sự tồn tại có thể thông qua con đường IPO, bất kể tuần vừa rồi có sự biến động dữ dội của thương mại toàn cầu.", ý kiến từ phía Bryan Schreier, thành viên Ban điều hành Dropbox và đối tác tại Sequoia Capital, công ty tài chính mạo hiểm đã đầu tư vào doanh nghiệp này từ lúc ban đầu.
Trong 10 năm vừa qua, hàng trăm tỷ USD đã được đổ vào ngành đầu tư mạo hiểm, cho hàng hà sa số các công ty non trẻ với mục tiêu tìm ra một Facebook hay Google thứ hai. Chính nguồn tiền này đã nuôi dưỡng nền kinh tế công nghệ. Từ năm 2006 tới 2016, sản lượng kinh tế của khu vực đô thị của Thung lũng Silicon đã tăng hơn 5% một năm, với tốc độ tăng trưởng trung bình của đô thị nước Mỹ chỉ có 1,2%. Nguồn tiền đầu tư mạo hiểm đã khiến cho các startup có giá trị lớn, được gọi là "unicorn" tại Thung lũng Silicon, có thể giữ vững tính chất tư nhân lâu dài mà không phải đưa ra công chúng nhằm gây quỹ. Có khoảng 236 doanh nghiệp như thế với tổng giá trị thị trường được đánh giá ở mức 800 tỷ USD, với những cái tên như Uber, Airbnb và SpaceX của tỷ phú Elon Musk.
Lợi thế của việc niêm yết trên thị trường chính là tạo ra nguồn tài chính từ đại chúng, cũng như tạo ra con đường cho những nhà đầu tư ban đầu thu lại tiền của họ. Kể từ năm 2014, sự rút rui ra khỏi các công ty được đầu tư bởi tài chính mạo hiểm, thông qua IPO hoặc mua bán sáp nhập đang diễn ra chậm lại. Do đó, sự thành công của Dropbox hay một vài công ty nhỏ khác không khác gì tin mừng cho các nhà đầu tư đang có khoản tiền lớn ở các công ty tư nhân.
" alt=""/>Thành công sau phiên ra mắt của Dropbox trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ