
>> Điện thoại Disney cho bạn gái ngày Valentine
àutíbong da 24>> Bộ vỏ iPhone Teddy Bear lấp lánh
àutíbong da 24>> Bộ sưu tập vỏ iPhone “vạn người mê”
àutíbong da 24

>> Điện thoại Disney cho bạn gái ngày Valentine
àutíbong da 24>> Bộ vỏ iPhone Teddy Bear lấp lánh
àutíbong da 24>> Bộ sưu tập vỏ iPhone “vạn người mê”
àutíbong da 24Qua rà soát nội dung trên YouTube, mới đây Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã phát hiện nhiều video có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam (như bôi xấu, xuyên tạc lịch sử, vi phạm thuần phong mỹ tục…) đăng quảng cáo của một số nhãn hàng lớn. Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá việc YouTube cho phép video có nội dung xấu tiếp tục tồn tại và cung cấp đến đa số người dùng Việt Nam là nghiêm trọng.
Để hiểu rõ hơn vấn đề đồng thời đi tìm giải pháp giúp doanh nghiệp trong nước có thể hạn chế tối đa việc xuất hiện trên các video vi phạm pháp luật Việt Nam khi quảng cáo trên YouTube, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Mai Xuân Đạt, Giám đốc SEONgon (Công ty TNHH Truyền thông Thịnh Vượng), đối tác quảng cáo cao cấp của Google tại Việt Nam.
Là chuyên gia trong lĩnh vực Marketing Online, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ hơn về Quảng cáo YouTube. Google là một công ty sở hữu hệ thống quảng cáo lớn bao gồm nhiều mảng là quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video (YouTube) và quảng cáo ứng dụng di động. Tuy nhiên họ không phải là đơn vị trực tiếp ra quyết định việc quảng cáo của một doanh nghiệp sẽ hiển thị ở đâu trên hệ thống mà họ có quyền phân phối quảng cáo.
Nói đơn giản, họ là đơn vị trung gian kết nối giữa bên bán quảng cáo và bên mua quảng cáo là doanh nghiệp.
Có nhiều vị trí để các quảng cáo của doanh nghiệp hiển thị khi sử dụng quảng cáo Google, có thể chia làm 2 nguồn chính là các website, ứng dụng di động bán quảng cáo cho Google và chính sản phẩm của họ, trong đó YouTube là một điển hình. Doanh nghiệp có thể thông qua tài khoản Quảng cáo Google (Google AdWords) để quyết định sẽ quảng cáo nội dung gì và ở đâu trong các nguồn trên.
Như vậy việc quảng cáo của một số nhãn hàng xuất hiện trên các video có nội dung không phù hợp, hay quảng cáo của một số video có nội dung không phù hợp xuất hiện trên YouTube là do người thiết lập quảng cáo chịu trách nhiệm.
![]() |
Nói như vậy thì đâu là trách nhiệm của Google, YouTube?
YouTube là một mạng xã hội video, các video xuất hiện trên YouTube thuộc về trách nhiệm quản lý của họ. Họ cũng có chính sách về nội dung được áp dụng trên phạm vi toàn cầu rất chặt chẽ. Tuy nhiên việc một video được coi là chưa phù hợp thì không chắc chắn với YouTube sẽ bị đánh giá là xấu.
Cần lưu ý, YouTube cũng đã đưa ra quy định với những người tham gia sử dụng đó là “nếu người dùng cảm thấy một video có nội dung không phù hợp, họ có quyền gửi cảnh báo (report) cho đội ngũ của YouTube để xử lý”, việc này cho tới nay phía cơ quan quản lý chưa thực sự làm việc rõ ràng với YouTube.
Về việc một số video không phù hợp nhưng sử dụng quảng cáo của Google để thu hút người xem, điều này hiện tại hoàn toàn thuộc kiểm soát của chính sách từ Google. Nếu video đó có nội dung được coi là phù hợp với chính sách của họ thì rất khó để yêu cầu họ gỡ bỏ.
" alt=""/>Có thể hạn chế quảng cáo video YouTube phạm luật bằng kỹ thuậtNgười theo hương hoa mây mù giăng lối
Làn sương khói phôi phai đưa bước ai xa rồi
Đơn côi mình ta vấn vương hồi ức trong men say chiều mưa buồn
Ngăn giọt lệ ngừng khiến khoé mi sầu bi.
Đường xưa nơi cố nhân từ giã biệt li
Cánh hoa rụng rời
Phận duyên mong manh rẽ lối trong mơ ngày tương phùng.
[Điệp khúc]
Tiếng khóc cuốn theo làn gió bay
Thuyền ai qua sông lỡ quên vớt ánh trăng tàn nơi này
Trống vắng bóng ai dần hao gầy.
Lòng ta xin nguyện khắc ghi trong tim tình nồng mê say
Mặc cho tóc mây vươn lên đôi môi cay
Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời
Ta lạc trôi giữa trời.
[Rap]
Đôi chân lang thang về nơi đâu
Bao yêu thương giờ nơi đâu
Câu thơ tình xưa vội phai mờ
Theo làn sương tan biến trong cõi mơ
Mưa bụi vươn trên làn mi mắt
Ngày chia lìa hoa rơi buồn hiu hắt
Tiếng đàn ai thêm sầu tương tư lặng mình trong chiều hoàng hôn
Tan vào lời ca
Lối mòn đường vắng một mình ta
Nắng chiều vàng úa nhuộm ngày qua
" alt=""/>Lời bài hát 'Lạc Trôi' của Sơn Tùng MĐó là khẳng định của Phó Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam (Ban Chỉ đạo) tại Hội nghị truyền dẫn, phát sóng các kênh thiết yếu của địa phương trên hạ tầng truyền hình số mặt đất khu vực Bắc Bộ diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 23/2.
Theo Quyết định 2451/QĐ-TTg, Đề án số hóa truyền hình Việt Nam được thực hiện theo 4 giai đoạn. Việc triển khai Đề án hiện đã hoàn thành giai đoạn I và 8 tỉnh thuộc giai đoạn II. Các địa bàn đã thực hiện số hóa xong bao gồm Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì cuộc họp chiều 23/2. |
Tại khu vực Bắc Bộ, giai đoạn II của Đề án số hóa truyền hình được tiếp tục thực hiện đối với 7 địa phương bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Theo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại Phiên họp lần thứ 12 của Ban Chỉ đạo, các Đài PTTH tỉnh có trách nhiệm lựa chọn doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng và đưa các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền (thiết yếu) của địa phương phát sóng không khóa mã trên hạ tầng TDPS truyền hình số mặt đất trước thời điểm ngừng phát sóng analog là 1/7/2017.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ, hiện nay, tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ có 4 đơn vị, doanh nghiệp TDPS truyền hình số mặt đất, bao gồm 3 đơn vị, doanh nghiệp TDPS toàn quốc (VTV, VTC, AVG) và 1 doanh nghiệp TDPS khu vực (RTB). Trong thời gian vừa qua, các đơn vị TDPS và các Đài PTTH địa phương đã bắt đầu phối hợp triển khai phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương lên sóng truyền hình số mặt đất.
Tuy nhiên, quá trình này đang nảy sinh một số vấn đề cần quan tâm giải quyết. Cụ thể, quá trình triển khai mạng đơn tần SFN của VTV ảnh hưởng rất lớn đến việc TDPS kênh truyền hình của các địa phương. Theo báo cáo của VTV, dù là đơn vị TDPS truyền hình số mặt đất phạm vi toàn quốc, nhưng Trung tâm TDPS VTV không phải là doanh nghiệp nên chưa được phép cung cấp dịch vụ TDPS cho các Đài địa phương. Do hiện nay đang thiết lập mạng đa tần nên VTV có thể tạm thời TDPS "hộ" một số kênh chương trình thiết yếu của địa phương có độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) tại một số máy phát số mà không ảnh hưởng nhiều đến dung lượng của toàn mạng.
Song, sau khi thiết lập mạng đơn tần, đại diện VTV cho biết chỉ có thể bố trí được dung lượng để truyền tải miễn phí các kênh chương trình truyền hình thiết yếu cho một số ít địa phương trong khu vực. Về lâu dài, VTV có thể khó có khả năng TDPS miễn phí kênh chương trình của địa phương có độ phân giải cao HDTV trên mạng đơn tần khu vực vì chi phí lớn. Trong khi đó, hiện có 2 doanh nghiệp TDPS đã thiết lập mạng đơn tần SFN để truyền tải kênh truyền hình thiết yếu của một số địa phương ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là RTB và AVG.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện UBND, Sở TT&TT và Đài PTTH của các tỉnh Bắc Bộ thuộc giai đoạn II đều bày tỏ quyết tâm sẽ hoàn thành tắt sóng analog và phát sóng số các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương theo đúng lộ trình đã đề ra. Song, các địa phương cũng thẳng thắn nêu rõ các vướng mắc cũng như băn khoăn về hiệu quả cũng như giá cả, chất lượng dịch vụ số hóa truyền hình mặt đất do các doanh nghiệp TDPS cung cấp, trong bối cảnh nguồn chi ngân sách hạn hẹp.
Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, dù còn nhiều khó khăn thách thức, với quyết tâm, các địa phương sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, từ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thiết yếu đến nhiệm vụ số hóa truyền hình được giao như Quyết định 2451/QĐ-TTg. Phó Ban Chỉ đạo Đề án số hóa tái nhấn mạnh: "Các tỉnh phải chủ động lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về giải pháp đảm bảo phát sóng số các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương. Giai đoạn đầu triển khai nhiệm vụ số hóa truyền hình mặt đất, lĩnh vực PTTH của các địa phương có thể gặp một số khó khăn, thua thiệt nhưng như Cục Tần số đã phân tích, chúng ta sẽ được hưởng nhiều lợi ích tổng thể của cộng đồng, quốc gia".
Để giúp các địa phương tìm được giải pháp phát các kênh truyền hình thiết yếu trên hạ tầng số trong giai đoạn tới và hoàn thành mục tiêu tắt sóng analog trước 1/7, Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu các Sở TT&TT của các tỉnh phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị trực thuộc Bộ như Cục Tần số, Cục PTTH & TTĐT, Vụ Kế hoạch tài chính để tham mưu đầy đủ, sớm cho lãnh đạo tỉnh về các phương án tổ chức TDPS, lựa chọn đơn vị, DN TDPS phù hợp.
Về phía các đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, Thứ trưởng giao cho Cục PTTH & TTĐT chủ trì, phối hợp với Cục TS và Vụ Kế hoạch tài chính cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các địa phương về năng lực TDPS của các đơn vị, DN cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc tổ chức TDPS các kênh thiết yếu và tổ chức thị trường TDPS nói chung để các sở TT&TT có đầy đủ thông tin tham mưu cho lãnh đạo tỉnh.
Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị, DN TDPS tiếp tục rà soát kế hoạch đầu tư TDPS của mình để không những đảm bảo vùng phủ theo đúng tiến độ quy định trong QĐ 2451, giấy phép viễn thông đã được cấp cũng như các quy định pháp luật, mà còn có bước chuẩn bị tốt hơn cho việc cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu TDPS riêng của các địa phương.
Tuấn Anh
" alt=""/>Địa phương tự quyết tổ chức truyền dẫn phát sóng kênh thiết yếu