Về cơ bản, EdTech là các giải pháp, sản phẩm công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục. Đó có thể là một nền tảng dạy và học trực tuyến, các ứng dụng giải trí lồng ghép bài học hoặc đơn giản chỉ là một món đồ chơi được tích hợp thêm nhiều tính năng để trẻ sớm làm quen với công nghệ.
Nhìn chung, các ứng dụng, nền tảng dạy và học online đã tương đối phổ biến tại Việt Nam. Tuy vậy, hệ sinh thái EdTech với các sản phẩm công nghệ giáo dục khác thì vẫn còn tương đối mờ nhạt.
Điều này có thể tới đây sẽ thay đổi khi myFirst - một công ty công nghệ được thành lập năm 2017 và có trụ sở tại Singapore đã bắt tay với Synnex FPT để mang tới khá nhiều các sản phẩm công nghệ giáo dục nhằm phục vụ thị trường Việt Nam.
myFirst hiện đang sở hữu một hệ sinh thái nhiều dải sản phẩm khác nhau, trong đó có đồng hồ định vị trẻ em, máy ảnh in liền, máy ảnh mini chống nước, bảng vẽ Sketch Book, tai nghe truyền âm qua xương,...
Về cơ bản, các sản phẩm của nhà sản xuất này được ra mắt với mục đích giải quyết khoảng cách về công nghệ giữa đồ chơi trẻ em và công nghệ hiện có dành cho người lớn.
Khác với điện thoại thông minh vốn tính hợp nhiều tính năng, các sản phẩm dạng này sẽ an toàn hơn cho trẻ nhờ việc tập trung vào một số tính năng cần thiết nhất định. Tuy vậy, chúng vẫn có thể giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo thông qua việc chụp hình, làm quen với máy ảnh hay tự sáng tác các bức tranh dựa trên bảng vẽ,...
Theo ông G-Jay Yong - nhà sáng lập của myFirst, công nghệ ngày nay cho phép chúng ta luôn có thể kết nối với nhiều người mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, những công nghệ như vậy thường đi kèm với những rủi ro, và trẻ em ngày nay phải đối mặt với nhiều rủi ro trực tuyến khác nhau.
Đó cũng là lý do xuất hiện những sản phẩm dưới dạng EdTech, giúp trẻ vừa có thể kết nối với bố mẹ, thỏa sức học hỏi, sáng tạo với các tính năng dễ thấy trên các thiết bị thông minh, nhưng lại ở trong một môi trường an toàn và có kiểm soát.
Trọng Đạt
" alt=""/>Nhiều sản phẩm công nghệ giáo dục mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam“Facebook giúp tôi đến gần hơn với bệnh nhân của mình”
Khi được hỏi về lý do tại sao lại lựa chọn làm Bác sĩ Facebook, ThS.BS Lê Văn Giáp chia sẻ: “Lúc đầu, tôi chỉ dùng Facebook như một nơi để giải trí sau các ca mổ. Nhưng càng làm việc, tôi càng nhận thấy rất nhiều trường hợp trẻ bị biến chứng viêm hô hấp chỉ vì cha mẹ chủ quan, không nhận biết sớm và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh hô hấp mà “nước đến chân mới nhảy” thì rất nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ.
![]() |
“Ví dụ, ca trẻ gần đây nhất tôi tiếp nhận, bé trai 14 tháng tuổi bị biến chứng xẹp thuỳ phổi, tắc phế quản chỉ vì cha mẹ chủ quan, không điều trị kịp thời khi con ho đờm lâu ngày.
Nếu như cha mẹ nắm rõ kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thì có thể đã nhận biết sớm, điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn mới và phòng bệnh kịp thời.
Bên cạnh đó, không ít trẻ phải nhận lấy các tác dụng phụ của kháng sinh, của các bài thuốc dân gian, gia truyền chỉ vì cha mẹ kém hiểu biết, áp dụng bừa bãi cho con.
Nhận thấy sự phát triển của thời kỳ công nghệ số 4.0, tôi tự nhủ tại sao mình không viết những kiến thức y học để chia sẻ trên các trang mạng để mọi người được biết? Suy nghĩ từ những điều đơn giản như vậy, tôi quyết tâm hành động, tôi bắt đầu viết và thật may mắn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Có lẽ do các bài viết của tôi ít nhiều hữu ích với họ. Nhờ có Facebook, tôi có thể đến gần hơn bệnh nhân của mình”
![]() |
Là một bác sĩ được đào tạo bài bản, qua các bài viết của mình, bác sỹ Lê Văn Giáp thường chia sẻ những kiến thức về bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như bệnh hô hấp, bệnh tiêu hoá… và cách điều trị phù hợp với thể trạng, sức khoẻ của trẻ qua trang fanpage: https://www.facebook.com/bacsyquangiap198
Ngoài ra, mỗi tháng anh đều có những buổi livestream tư vấn, giải đáp thắc mắc sức khỏe cho các bà mẹ để họ biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Những vấn đề anh chia sẻ thường là điều mà ai cũng quan tâm nhưng ít người biết câu trả lời chính xác như cách phòng bệnh viêm hô hấp, xử lý ho đờm sổ mũi, nâng đề kháng trực tiếp cho trẻ …
"Hơn cả chi phí nhận được, khám online với tôi là niềm vui"
Là chuyên gia hô hấp đầu ngành, ngoài thời gian bận rộn ở viện và phòng khám, ThS.BS Lê Văn Giáp vẫn luôn cân đối quỹ thời gian của mình cho các bệnh nhân tìm đến mình qua trang fanpage.
Anh luôn tâm niệm: "Bệnh nhân cần bác sĩ mới là người bác sĩ có giá trị. Do đó, khi các mẹ cần được tư vấn về sức khoẻ cho các bé, tôi luôn sẵn lòng giải đáp.
![]() |
Bởi đối với bệnh nhân nhi thì việc điều trị đúng - đủ - kịp thời là rất quan trọng vì khả năng miễn dịch hay đối mặt với bệnh của các bé còn hạn chế, cha mẹ đôi khi chưa hiểu rõ về bệnh của con nên cũng khó tránh khỏi tâm lý lo lắng hoang mang.
Không những thế, tư vấn online với những ca bệnh chưa cần thiết phải tới bệnh viện sẽ một phần nào giúp giảm tải tình trạng quá tải bệnh viện và còn hạn chế cho các con đến với môi trường dễ lây bệnh, tiết kiệm chi phí đi lại và khám chữa bệnh
Một điều đặc biệt nữa là khi tiếp cận với bệnh nhân qua mạng xã hội, tôi có thể tư vấn cho bệnh nhân ở xa, bệnh nhân cũ vẫn có thể hỏi han những vấn đề mà họ chưa hiểu, nên và không nên làm gì để chăm sóc sức khoẻ tốt hơn”.
Khi được hỏi bác sĩ nhận được gì sau những lần “khám online” như thế, BS. Lê Văn Giáp chỉ cười: “Có lẽ là niềm vui.”
“Sự vui vẻ của bệnh nhân cũng chính là niềm vui của những người làm nghề bác sĩ như chúng tôi. Với tôi, hơn cả chi phí nhận được, khám online còn là niềm vui khi ngày càng có nhiều bệnh nhân nhận được sự trợ giúp từ mình.
Với phương châm sống là cho đi, là in dấu, đâu chỉ nhận lại cho riêng mình. BS. Lê Văn Giáp luôn nhiệt huyết với bệnh nhân của mình, theo sát bệnh nhân không chỉ ở bệnh viện mà còn với các bệnh nhân từ xa. Bởi niềm vui làm nghề của anh đơn giản chính là sức khỏe, là sự tin yêu của bệnh nhân, là những giọt mồ hôi và cả nước mắt của họ dành cho những ca bệnh.
Doãn Phong
" alt=""/>Bác sĩ online thời 4.0 giải đáp 1001 vấn đề hô hấp của trẻ nhỏBên cạnh đó, Chính phủ cũng thông qua nội dung dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị định này theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020).
Bộ Công an còn được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Trước đó, vào ngày 29/9/2020, Chính phủ đã ra Nghị quyết 138 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ.
Việc xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cùng các văn bản hướng dẫn là một trong những nhiệm vụ Chính phủ đã giao cho Bộ Công an tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm yếu tố pháp lý cho triển khai công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân ở nước ta và bảo đảm hoạt động cho Chính phủ điện tử.
Trong dự thảo tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo cơ quan này, trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết cả trên thế giới và tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đông đảo. Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Điều này đặt ra cho Chính phủ bài toán phải quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo phòng ngừa, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân; đồng thời, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế.
Vân Anh
Chính phủ vừa quyết nghị thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
" alt=""/>5 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể