Sở dĩ mảnh đất có mức giá khá cao là vì nếu gia đình nào sở hữu khu đất, có hộ khẩu ở đây thì sẽ có một suất vào trường cấp 2 số 6 của Ôn Châu.
Nhiều người không nghĩ rằng đó là mảnh đất có thể ở được và đang rao bán. Bởi trong mắt nhiều người, nhìn qua nó giống như bãi rác với cỏ dại và đồ đạc ngổn ngang.
Bước vào trong, các mảnh ván, gỗ, tôn, thùng xốp vứt la liệt. Không gian căn nhà chỉ còn mấy bức tường, một nhà vệ sinh cũng bị hư hỏng, xuống cấp.
Nhiều người đặt câu hỏi tại sao mảnh đất nằm ở khu gần trường học mà lại trở nên hoang hoá như vậy. Để tìm câu trả lời, phóng viên ở Trung Quốc đã liên lạc với chủ nhà nhưng không ai nghe máy.
Thông qua một thợ cắt tóc gần khu đất, phóng viên được biết, trước đây, chủ căn nhà tranh chấp với hàng xóm. Sau đó, chủ nhà xây nhà mới nhưng bị hàng xóm gây khó dễ, nên không tiếp tục xây nữa.
Bí thư Chi bộ khu vực có mảnh đất cho hay, ông Zhu (chủ nhà) mua mảnh đất gần trường cho con đi học cách đây 5-6 năm. Khi chuyển đến, ông phá nhà cũ định xây nhà mới lên. Tuy nhiên, ban đầu, ông thông báo chỉ sửa chữa nhỏ, không phá dỡ nhà. Thế nhưng, khi làm, ông lại phá bỏ toàn bộ, xây dựng quy mô lớn nên chính quyền yêu cầu dừng việc thi công.
"Chúng tôi nhiều lần liên hệ với ông Zhu, mong ông ấy hoàn thành các thủ tục xây dựng nhưng không biết vướng mắc gì mà đến nay khu đất vẫn bị bỏ hoang như vậy. Để không ảnh hưởng diện mạo đô thị, chúng tôi phải cử người đến dọn dẹp thường xuyên", vị bí thư chi bộ nói.
Mặc dù khu đất đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc, rác rưởi nhiều nhưng khi được rao bán, nhiều khách hàng vẫn quan tâm. Theo đại lý bất động sản, có hàng chục khách đã đến xem trong những ngày qua.
Sở dĩ nó được quan tâm vì nằm ở vị trí đắc địa gần trường học mà bán 2,7 triệu tệ vẫn là rẻ hơn nhiều mảnh đất khác. Như vậy mỗi m2 chỉ có giá khoảng hơn 30.000 tệ (hơn 102 triệu đồng), trong khi các mảnh đất khác cùng khu rao tới 56.000 tệ/m2 (190 triệu đồng).
Các luật sư cho rằng, việc mua những khu đất tranh chấp cần cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng, xem xét quy hoạch. Không nên chỉ vì gần trường học mà "xuống tiền" rồi dính các rủi ro pháp lý khác.
Theo HNR
![]() |
KĐN thường xuyên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu, nhằm đảm bảo an toàn, liên tục và hiệu quả. Giải pháp được ưu tiên hàng đầu là liên kết chặt chẽ ở tất cả các khâu trong dây chuyền khí giữa PV GAS - KĐN với các chủ mỏ, các khách hàng tiêu thụ khí và các bên liên quan cùng cộng đồng dân cư. Trong đó, các hoạt động ASXH được xem là cầu nối gắn kết công ty với địa phương và bà con trên hành lang tuyến ống.
Nhằm chia sẻ khó khăn với lực lượng y tế địa phương, ngay đầu tháng 12, KĐN đã tiến hành trao gói tài trợ y tế 100 triệu đồng cho Trung tâm y tế (TTYT) huyện Nhà Bè, TP.HCM với mong muốn hỗ trợ TTYT bổ sung trang thiết bị y tế, tăng cường năng lực phát hiện, điều trị, khoanh vùng phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
![]() |
Ông Nguyễn Kim Ngọc - Phó Giám đốc KĐN khẳng định, việc đồng hành và tài trợ y tế cho TTYT huyện Nhà Bè là việc làm thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, qua đó mong muốn đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế của TTYT có thêm động lực, quyết tâm và nỗ lực hơn nữa trong công tác y tế; mang lại sự an tâm, tin tưởng cho người dân và người lao động trên địa bàn huyện.
Tại khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10/12, Công đoàn KĐN đã đến thăm và tặng quà cho Hội người mù TP. Vũng Tàu và Hội người tù kháng chiến tỉnh. Tại mỗi địa điểm, Công đoàn KĐN đã trao tặng 20 phần quà mỗi phần trị giá 1 triệu đồng, nhằm động viên và chia sẻ phần nào những khó khăn mà các hộ gia đình đang gặp phải. Tổng giá trị các phần quà Công đoàn KĐN đã trao lần này là 40 triệu đồng.
![]() |
Nhằm chia sẻ phần nào khó khăn cùng các em học sinh tại các địa phương có công trình khí do KĐN quản lý và vận hành; phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, lan tỏa sức trẻ và lan tỏa văn hóa PV GAS/KĐN, Đoàn cơ sở Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ (ĐCS KĐN) đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động “Tiếp sức đến trường”, chắp cánh ước mơ cho những tấm gương học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, vượt qua khó khăn tiếp bước đến trường.
Với ý nghĩa đó, ĐCS KĐN đã phối hợp với Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên huyện Cần Giờ (TP.HCM) tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường”, đến với Trường Tiểu học Thạnh An tại ấp Thạnh Bình, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. ĐCS KĐN cũng đã đến Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Thanh tại ấp Thành Công, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
![]() |
Tại mỗi điểm trường, ĐCS KĐN đã trao tặng 60 suất học bổng, mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổng giá trị học bổng do ĐCS KĐN trao cho các điểm trường trong chương trình “Tiếp sức đến trường” lần này là 60 triệu đồng.
Anh Nguyễn Đình Phong - Bí thư ĐCS KĐN cho biết: “Chương trình “Tiếp sức đến trường” là một hoạt động truyền thống, thường niên của Đoàn thanh niên KĐN. Với phương châm “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, chương trình mang ý nghĩa nhân văn khi đồng hành cùng các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, động viên tinh thần, tiếp thêm động lực để các em vững tin trên hành trình chinh phục tri thức”.
Doãn Phong
" alt=""/>Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam bộ triển khai chương trình an sinh xã hộiMột ngày tháng 2/2020, khoảng 7h tối, trên đường về nhà, Dương gặp phải tai nạn nghiêm trọng, đập đầu xuống đường bê tông dẫn tới bất tỉnh. May mắn một tài xế taxi tốt bụng đưa em đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Một tiếng sau, nhận được tin dữ, chị Nguyễn Thị Huệ, mẹ của Dương vội vã tới bệnh viện. Chứng kiến con lâm vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" với khuôn mặt biến dạng nghiêm trọng, chị suy sụp muốn ngất đi. Bộ quần áo lúc con rời khỏi nhà mới giúp gia đình xác định được danh tính.
Ngay thời điểm nhập viện, bác sĩ cũng nhận định khả năng cứu sống Dương rất thấp bởi não tổn thương quá nặng, tiên lượng chỉ có 1% hy vọng. Chị Huệ gạt nước mắt, gắng gượng ký vào giấy cam đoan mổ với mong mỏi níu giữ tính mạng con.
Ca mổ nhanh chóng tiến hành, Dương tạm qua cơn nguy kịch song khả năng hồi phục lại như trước đây gần như không thể. Hôn mê suốt hơn 2 tuần, em mới có thể cử động nhẹ được. Ba tháng sau, Dương được cai máy thở rồi chuyển qua Bệnh viện Phục hồi chức năng ở Sầm Sơn (Thanh Hoá). Sau 5 tháng, gia đình đưa em đến Bệnh viện Việt Đức nhằm cấy một mảnh sọ vào đầu.
![]() |
Sau 2 năm kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn, em Dương vẫn chưa thể hồi phục |
Những tưởng nguy hiểm đã qua, nào ngờ trong quá trình phục hồi chức nặng, não của Dương thường xuyên bị rò dịch. Em tiếp tục trải qua hai ca mổ dẫn lưu não nhưng tình hình cũng không khả quan hơn. Đến nay, đã 2 năm điều trị, em bị sốt triền miên, phải điều trị bằng kháng sinh, đồng thời chờ hội chẩn để các bác sĩ quyết định phương án phẫu thuật.
Cha mẹ kiệt quệ
Những ngày tháng điều trị dài đằng đẵng hết sức gian nan khiến kinh tế gia đình em Dương hoàn toàn khánh kiệt. Khác với những căn bệnh mãn tính hay hiểm nghèo, quá trình điều trị cho Dương phải liên tục, kịp thời, bởi chỉ chậm trễ một chút thôi, tính mạng em có thể không giữ nổi.
Chính vì vậy, chị Huệ phải chạy vạy khắp nơi để vay rất nhiều tiền để cho con phẫu thuật, sử dụng các loại thuốc bổ trợ nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi trả. Cho đến nay, số nợ đã lên đến hơn 600 triệu đồng. Trong đó, chị Huệ phải chấp nhận thế chấp căn nhà duy nhất của cả gia đình mấy người để đổi lấy khoản vay 100 triệu đồng.
Do nhà cấp 4 đã cũ và xuống cấp, tiền vay ngân hàng cũng chẳng được bao nhiêu. Chị Huệ tiếp tục tìm đến anh em họ hàng bạn bè để mượn thêm hơn 500 triệu đồng trong suốt khoảng thời gian chữa bệnh cho con.
Gia đình chị Huệ chỉ làm nông, từ ngày con gặp nạn, chồng chị theo con đi khắp bệnh viện. Cũng vì điều kiện khó khăn, con gái lớn vốn đang học Đại học buộc phải bỏ dở, tìm công việc đỡ gánh nặng cho cả nhà.
![]() |
Em Nguyễn Đăng Dương lúc chưa bị tai nạn |
Thời điểm hiện tại, gia đình chị Huệ không còn khả năng vay mượn thêm vì số nợ cũ chưa trả hết. Trong khí đó, tình trạng của Dương lại diễn tiến xấu. Đứng trước nguy cơ mất con, người phụ nữ khổ sở bật khóc: "Tôi chỉ có mình Dương là con trai, chúng tôi không muốn mất con. Nhưng giờ quả thật vợ chồng tôi không còn bám víu vào đâu được nữa. Mọi người thương tình cứu con tôi với".
Ông Lê Quang Thực, Chủ tịch Hội nông dân xã Đông Hoà xác nhận: Em Nguyễn Đăng Dương (20 tuổi) là người thôn Cựu Tự, xã Đông Hòa. Em gặp tai nạn chấn thương sọ não cách đây 2 năm, do tình trạng quá nặng, hệ lụy đến giờ vẫn chưa khỏi hẳn mà phải thường xuyên đi bệnh viện, chạy chữa vô cùng tốn kém. Gia đình em thuộc diện khó khăn, nay cần lắm sự tương trợ của cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: